Tiêu chuẩn tuyển sinh đại học

Một phần của tài liệu Đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ. ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 40 - 42)

Các trường đại học và cao đẳng ở Hoa Kỳ áp dụng những tiêu chuẩn tuyển sinh rất đa dạng khi lựa chọn các ứng viên. Từ năm 1989, các cuộc khảo sát thường niên bởi Hội đồng quốc gia về tư vấn tuyển sinh đại học của Hoa kỳ (National Association for College Admission Counseling – NACAC) cho biết các trường đại học và cao đẳng tại Hoa Kỳ đã sử dụng ít nhất là 12 tiêu chuẩn cụ thể trong công tác tuyển sinh [35]. Các tiêu chuẩn tuyển sinh bao gồm điểm số của các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá (thông thường là bài kiểm tra ACT hoặc/và bài kiểm tra SAT), thứ hạng trong lớp học và điểm số ở bậc phổ thông trung học (GPA) (điều này được thể hiện trong bảng điểm ở bậc trung học có trong hồ sơ của thí sinh), mức độ tham gia các hoạt động ngoại khoá và khả năng lãnh đạo của thí sinh. Nhiều trường đại học và cao đẳng còn dựa vào các bài luận cá nhân của thí sinh và các bức thư nhận xét của các giáo viên và các cố vấn học tập của các thí sinh.

Các trường đại học và cao đẳng khác nhau đặt trọng số cho các tiêu chuẩn tuyển sinh cũng khác nhau. Một số trường rất coi trọng điểm số của các bài kiểm tra ACT hoặc SAT, trong khi một số trường khác lại không yêu cầu, thậm chí không chấp nhận điểm số của các bài kiểm tra này là một trong những tiêu chuẩn tuyển sinh. Trong 12 tiêu chuẩn tuyển sinh mà Hội đồng quốc gia về tư vấn tuyển sinh đại học của Hoa Kỳ đưa ra thì có 4 tiêu chuẩn được coi là có ảnh hưởng lớn nhất (trọng số lớn hơn 40 %) trong việc lựa chọn thí sinh của các trường đại học và cao đẳng đó là: a) điểm số của các khóa học dự bị đại học ở bậc trung học phổ thông, b) điểm số của các bài

kiểm tra tuyển sinh tiêu chuẩn hoá (bài kiểm tra ACT hoặc/và SAT), c) điểm số tích luỹ ở bậc trung học phổ thông (GPA), và d) thứ hạng trong lớp học ở bậc trung học phổ thông. Các tiêu chuẩn khác trong 12 tiêu chuẩn tuyển sinh do NACAC đưa ra đều có mức độ ảnh hưởng hay mức độ quan trọng không vượt quá trọng số 40 % [13]

Bảng 2.1. Mức độ quan trọng tương đối

của các tiêu chuẩn tuyển sinh bậc đại học ở Hoa Kỳ

TT Tiêu chuẩn tuyển sinh

Mức độ quan trọng tương đối (%)/năm

1999 2000

1 Kết quả học tập bình quân của các khoá dự bị

đại học của ứng viên 84.0 77.8

2 Kết quả bài thi tuyển sinh tiêu chuẩn hoá của

ứng viên 54.0 57.7

3 Điểm trung bình của ứng viên ở bậc THPT 42.0 42.6 4 Thứ hạng trong lớp học ở bậc THPT 42.0 33.6

5 Các bài luận của ứng viên 32.0 19.6

6 Thư giới thiệu của tư vấn học tập đối với ứng viên 19.0 15.5 7 Thư giới thiệu của giáo viên đối với ứng viên 18.0 14.1 8 Kết quả phỏng vấn đối với ứng viên 14.0 10.6 9 Sự phục vụ cộng đồng của ứng viên 9.0 8.1 10 Sự tham gia các hoạt động ngoại khoá của ứng viên 5.0 7.0

11 Mức độ xuất sắc trong việc tham gia các

chương trình của ứng viên 2.0 0.9

Nguồn: National Association for College Admission Counseling (2001)

Mức độ quan trọng tương đối của các tiêu chuẩn tuyển sinh cụ thể thay đổi theo thời gian. Trong khoảng thời gian 12 năm từ 1989 đến 2000, các cuộc khảo sát của NACAC đã chỉ ra rằng mức độ quan trọng tương đối của 4 tiêu chuẩn tuyển sinh quan trọng nhất đã có sự thay đổi. Trong khoảng thời gian 12 năm đó, mức độ quan trọng tương đối của điểm số trong các khóa học dự bị đại học ở bậc trung học phổ thông đã tăng không nhiêu từ 78% (năm 1989) lên 82% (năm 2000). Cũng tương tự như vậy, mức độ quan trọng tương đối của điểm số tích luỹ ở bậc trung học phổ thông chỉ tăng 1% từ 42% (năm 1989) lên 43% (năm 2000). Tuy nhiên, mức độ quan trọng tương đối của thứ hạng trong lớp học ở bậc trung học phổ thông và điểm số của các bài kiểm tra tuyển sinh tiêu chuẩn hoá của các thí sinh đã thay đổi vị trí trong khoảng thời gian từ 1989 đến 2000. Mức độ quan trọng tương đối của thứ hạng trong lớp học ở bậc trung học phổ thông đã giảm từ 51% (năm 1989) xuống 34% (năm 2000), trong khi đó mức độ quan trọng tương đối của các bài kiểm tra tuyển sinh tiêu chuẩn hoá của các thí sinh tăng từ 44 % (năm 1989) lên 58 % (năm 2000) [13].

Một phần của tài liệu Đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ. ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)