Đặc trưng của các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá trong tuyển sinh đại học

Một phần của tài liệu Đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ. ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 42)

Khi nghiên cứu về sự sử dụng các tiêu chuẩn trong tuyển sinh đại học từ khi có sự xuất hiện của các trường đại học và cao đẳng ở Hoa kỳ, người ta đã chỉ ra rằng có 4 giai đoạn đã được xác định rõ ràng: tính chủ quan; nghiên cứu cho sự đồng nhất; nghiên cứu cho tính khách quan, và tìm kiếm một cách tiếp cận toàn diện đối với các tiêu chuẩn tuyển sinh [13].

Trong khoảng thời gian giữa những năm 1600 và 1800, các tiêu chuẩn tuyển sinh là khá mang tính chủ quan và mang tính cụ thể, riêng có của từng trường. Hầu hết những năm của Thế kỷ 18, hiệu trưởng của các trường đại học và cao đẳng đã trực tiếp phỏng vấn các ứng viên. Các cuộc phỏng vấn

nhằm mục đích kiểm tra kiến thức của các ứng viên về ngôn ngữ cổ điển, khả năng đọc và tư cách đạo đức của các ứng viên. Bản chất của các bài đọc và định nghĩa về tư cách đạo đức của các ứng viên thay đổi từ trường này đến trường khác và từ hiệu trưởng này đến hiệu trưởng khác, không theo một khuôn mẫu cụ thể nào. Sự suy xét mang tính giáo lý và cách hiểu của hiệu trưởng các trường đại học và cao đẳng đã góp phần rất lớn cho sự khác biệt trong thực tiễn về tuyển sinh của các trường [20].

Quá trình tuyển sinh và tiêu chuẩn tuyển sinh được áp dụng đã thực sự thay đổi trong khoảng thời gian nửa sau của Thế kỷ 19 khi số lượng của các giáo sư đại học được tăng lên. Đội ngũ giảng dạy của các trường cuối cùng đã làm giảm bớt trách nhiệm của các hiệu trưởng trong việc thực thi quá trình tuyển chọn sinh viên cho trường. Điều đáng tiếc là các tiêu chuẩn tuyển sinh đại học trong giai đoạn đó đã trở nên có nhiều mâu thuẫn, trái chiều khi mà các trường đại học khác nhau và các ban chuyên môn khác nhau đã ban hành những tiêu chuẩn tuyển sinh riêng. Kết quả của sự lộn xộn này làm cho các trường dự bị đại học trong Thế kỷ 19 phải chuẩn bị cho sinh viên của họ đạt đủ những tiêu chuẩn tuyển sinh mà các trường đại học, các ban chuyên môn buộc sinh viên phải tuân theo [32].

Nghiên cứu để tìm sự kết nối giữa chương trình học bậc trung học phổ thông và chương trình học bậc đại học là đặc trưng của khoảng thời gian giữa năm 1893 và 1900. Trong năm 1893, 10 trường đại học tư thục quan trọng nhất đã đồng ý ban hành những tiêu chuẩn tuyển sinh giống nhau. Các trường đại học này cũng đã đề xuất, khuyến nghị một chương trình học chung mà tất cả các trường trung học phổ thông nên chấp nhận để chuẩn bị cho học sinh những điều cần thiết cho việc học tập ở bậc đại học. Chương trình học bậc trung học phổ thông đã được xem là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho học sinh tốt nghiệp bậc trung học phổ thông có đủ năng lực, kiến thức và thái

độ cần thiết để có thể đạt được thành công ở bậc đại học. Sáu năm sau đó, các trường đại học tương tự nhau đã thành lập cơ quan kiểm định đầu tiên, Cơ quan Kiểm định vùng Trung Bắc (the North Central Accreditation – NCA). NCA được giao trách nhiệm thiết lập một sự thống nhất về chương trình học và các tiêu chuẩn được áp dụng trong giáo dục đại học [13].

Với sự thành lập của Uỷ ban Kiểm tra đầu vào đại học (College Entrance Examination Board), gọi tắt là Uỷ ban đại học (College Board - CB) năm 1900, nghiên cứu cho sự thống nhất về chương trình học đã sớm được bổ sung với sự thống nhất trong các tiêu chuẩn tuyển sinh. Được thành lập ban đầu bởi 14 trường đại học tư thục, Uỷ ban đại học (CB) đã bắt đầu hình thành những tiêu chuẩn tuyển sinh chung. Những tiêu chuẩn tuyển sinh đầu tiên này đã chọn hình thức của những bài luận làm tiêu chuẩn tuyển chọn. Năm 1901, 973 ứng viên đại học đã viết 7889 bài viết cho những kiểm tra đầu tiên được tổ chức bởi Uỷ ban đại học (CB). Những bài kiểm tra đó kiểm tra sự hiểu biết về các môn học cụ thể của các thí sinh và không có ý để xác định khả năng học tập của thí sinh [32].

Từ những năm 1920 đến những năm 1960, nghiên cứu cho sự khách quan đã kết hợp yêu cầu về sự thống nhất trong các tiêu chuẩn tuyển sinh. Trong khoảng thời gian này, các bài kiểm tra tuyển sinh nhận được sự thừa nhận như là một công cụ chính để hoàn thiện tính khách quan trong tuyển sinh [32]. Sự sử dụng các bài kiểm tra khách quan trong tuyển sinh đại học đã được tạo điều kiện rất lớn bởi sự phát triển mở rộng về sự kiểm tra quân sự trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất. Năm 1925, Uỷ ban đại học (CB) đã quyết định phát triển các bài kiểm tra năng lực mà có thể đưa ra được một chỉ số về năng lực của ứng viên để thực hiện thành công chương trình học ở bậc đại học. Một năm sau đó, Kỳ kiểm tra năng lực học tập (the Scholastic Aptitude Test - SAT) đầu tiên đã được thực thi đối với 8040 ứng viên đại học.

Bài kiểm tra, có nguồn gốc từ các bài kiểm tra chỉ số thông minh (Intelligence Quotient – IQ) đã được phát triển đầu tiên bởi Alfred Binet, đã được thiết kế để đo lường năng lực hoặc khả năng trí tuệ bẩm sinh của học sinh [27]. Trong những năm 1940, sự phổ biến của SAT đã được đảm bảo khi Trường Đại học California đã quyết định yêu cầu thực hiện bài kiểm tra đối với tất cả các ứng viên của Trường [27]. Năm 1959, Chương trình Thi tuyển Đại học Hoa Kỳ đã kết hợp với Uỷ ban đại học (CB) trong việc cung cấp những bài kiểm tra khách quan tiêu chuẩn hoá. Bài kiểm tra này được biết đến như là bài kiểm tra ACT, được thiết kế để đo lường những kỹ năng toán học và thuyết trình, những kỹ năng được cho rằng là rất cần thiết để thực hiện quá trình học tập ở bậc đại học. Không giống như bài thi SAT, bài thi ACT nhằm vào việc đo lường mức độ tinh thông của học sinh trung học phổ thông về kiến thức và các kỹ năng liên quan đến bậc đại học [13].

Tham gia bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá SAT là bước đầu tiên để lựa chọn một trường đại học và cao đẳng ở Hoa Kỳ. Các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá SAT được sở hữu, xuất bản và xuất bản bởi Uỷ ban đại học (CB), một tổ chức phi lợi nhuận ở Hoa Kỳ. Bài kiểm tra SAT nhằm mục tiêu kiểm tra sự thành thạo của học sinh về việc đọc, viết và toán học, những môn học được giảng dạy hàng ngày trong các lớp học ở bậc trung học phổ thông. Những kiến thức và kỹ năng đó là rất quan trọng cho sự thành công trong học tập ở bậc đại học và trong suốt cuộc đời của người học.

Trong thực tế có hai loại bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá SAT: Bài kiểm tra SAT lập luận (SAT Reasoning Test hoặc SAT-I Test) và Bài kiểm tra SAT môn học (SAT Subject Test hoặc SAT-II Test). Bài kiểm tra SAT-I bao gồm 3 phần chính: Đọc bình luận, Toán và Viết. Mỗi phần nhận được một điểm số trên thang điểm từ 200 đến 800 điểm. Tất cả các điểm số đều là bội số của 10. Tổng điểm của bài kiểm tra SAT được tính toán bằng cách cộng dồn điểm số

của cả 3 phần. Bài kiểm tra SAT-II bao gồm 20 bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá đa lựa chọn được đưa ra theo các môn học riêng biệt. Học sinh sẽ lựa chọn những bài kiểm tra đặc trưng nào là hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu tuyển sinh đầu vào của các trường đại học và cao đẳng mà học sinh có kế hoạch đăng ký dự tuyển.

Hàng năm, ở Hoa kỳ có trên 2 triệu học sinh bậc trung học phổ thông tham gia kỳ thi SAT với hy vọng điểm số bài kiểm tra SAT cao để có thể mở ra những cánh cửa đến với nền giáo dục đại học đầy triển vọng. Hầu hết các trường đại học và cao đẳng xem xét bài kiểm tra SAT như là một công cụ quan trọng trong việc đánh giá những sinh viên đại học triển vọng. Các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá như SAT là các công cụ quan trọng đối với các trường đại học và cao đẳng để so sánh những sinh viên tham gia đăng ký dự tuyển từ các loại trường phổ thông trung học khác nhau và các khu vực khác nhau trên khắp Hoa Kỳ và thậm chí là các nước khác ngoài Hoa Kỳ. Hơn nữa, bài kiểm tra SAT cũng kiểm tra một số nhận thức mà thông thường không có trong chương trình giáo dục bậc trung học phổ thông như các kỹ năng đọc, ngữ pháp và từ vựng. Bài kiểm tra SAT đảm bảo rằng những sinh viên đại học triển vọng có đủ những kỹ năng cơ bản này để tham gia học tập thành công ở bậc đại học.

Bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá ACT là một trong hai bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá được sử dụng bởi các trường đại học và cao đẳng để cố gắng so sánh các học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông bằng một công cụ tiêu chuẩn hoá cho các mục đích trong công tác tuyển sinh. Bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá ACT nhằm mục tiêu đo lường những điều mà học sinh đã được học trong các khoá học ở bậc trung học phổ thông ở các môn Tiếng Anh, toán

và khoa học. Do các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá ACT được dựa trên những gì đã được giảng dạy ở trong chương trình giáo dục ở bậc phổ thông, vì thế mà các học sinh thường cảm thấy thuận lợi hơn với bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá ACT so với các loại bài kiểm tra khác. Bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá ACT cũng cung cấp cho người tham gia bài kiểm tra với một sự tóm tắt về mối quan tâm đặc thù mà cung cấp những thông tin giá trị đối với nghề nghiệp và xây dựng kế hoạch giáo dục, và một phần lý lịch của học sinh điều đó cung cấp một lý lịch tổng hợp đầy đủ về công việc của một học sinh trong trường trung học phổ thông và những kế hoạch trong tương lai của họ.

Bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá ACT có 4 bài tiểu kiểm tra (subtests) về phần Tiếng Anh (75 câu hỏi trong thời gian 45 phút), phần toán (60 câu hỏi trong thời gian 60 phút), phần đọc (40 câu hỏi trong thời gian là 35 phút) và phần khoa học (40 câu hỏi trong thời gian là 35 phút). Trong bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá ACT cũng có một phần kiểm tra viết tuỳ chọn được cộng thêm 30 phút vào thời gian của bài kiểm tra ACT. Mỗi phần trong bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá ACT có giá trị tổng số điểm là 36 điểm và không có sự trừ điểm đối với việc đoán mò trong bài kiểm tra ACT, chính vì thế học sinh cần cố gắng trả mọi câu hỏi trên bài kiểm tra ACT. Điểm số tổng hợp được báo cáo là điểm bình quân của tất cả các bài tiểu kiểm tra và cũng có số điểm tối đa là 36.

Ở Hoa Kỳ, SAT I và ACT là các dạng bài thi kiểm tra đầu vào đại học được thực hiện phổ biến nhất với hơn 2 triệu bài kiểm tra SAT I [27] và 1.7 triệu bài kiểm tra ACT [10] đã được thực hiện hàng năm. Các bài kiểm tra phục vụ tuyển sinh ít được sử dụng hơn bao gồm bài kiểm tra tiếng Anh tổng hợp (TOEFL) đối với các cá nhân mà ngôn ngữ đầu tiên của họ không phải là tiếng Anh; Các bài kiểm tra cơ sở nền đại học (College Base Test) được áp

dụng để kiểm tra năng lực của học sinh về đọc, văn học, viết, toán, số học, lịch sử, khoa học xã hội, công việc trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa; và rất nhiều các bài kiểm tra đầu vào khác do cấp bang quy định [13].

SAT I là bài kiểm tra tuyển sinh đại học lâu đời nhất. Được bắt đầu từ năm 1926 và khi đó SAT I được gọi là SAT (the Scholastic Aptitude Test), khởi đầu là bài kiểm tra toàn bài luận. Các câu hỏi đa lựa chọn đã được đưa vào bài kiểm tra SAT năm 1935 và đến năm 1956, bài kiểm tra này đã hoàn toàn là các câu hỏi đa lựa chọn [32]. Bài kiểm tra SAT được dự định như là một sự chỉ dẫn để khẳng định năng lực của một sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập ở bậc đại học. Giữa những năm 1990, Uỷ ban đại học (CB), cơ quan thực thi SAT đã đổi các từ viết tắt thành SAT I và đổi tên của nó thành Bài kiểm tra thành tích học tập (the Scholastic Achiement Test). Hiện nay bài kiểm tra này được gọi đơn giản là bài kiểm tra SAT I như là một tên riêng chứ không phải là một từ viết tắt. Theo Uỷ ban đại hoc (CB), bài kiểm tra SAT I được áp dụng để đo lường khả năng lập luận toán học và từ ngữ của học sinh. Cụ thể, phần Từ ngữ kiểm tra khả năng của sinh viên để hiểu và phân tích các bài đọc, nhận biết các mối quan hệ giữa các phần trong một câu và tạo lập các mối quan hệ giữa các cặp từ. Phần Toán học kiểm tra khả năng của sinh viên để giải quyết các vấn đề sử dụng đại số, số học và hình học. Cả hai phần của bài kiểm tra SAT I có điểm số được phân bổ từ 200 đến 800 điểm. Điểm bình quân cho cả hai phần là khoảng 500 điểm. Sự chuẩn hoá hoặc lập thang điểm của điểm số các bài thi đảm bảo các điểm số được phân chia theo các thang điểm cố định để cho phép so sánh điểm số theo thời gian đã được thực hiện từ năm 1941.

Chương trình kiểm tra đại học Hoa Kỳ (the American College Testing Program) đã áp dụng bài kiểm tra ACT đầu tiên vào năm 1959 và năm sau đó, tất cả 50 bang của Hoa Kỳ đã bắt đầu sử dụng ACT [10]. Có nguồn gốc từ các bài kiểm tra ở bậc trung học phổ thông đã được sử dụng rất kỹ lưỡng, bài kiểm tra ACT được thiết kế để kiểm tra thành tích về trí tuệ trong rất nhiều lĩnh vực môn học ở bậc trung học phổ thông. Các bài kiểm tra ACT hiện nay gồm 4 phần: Tiếng Anh (sự sử dụng và các quy trình), Toán (số học, đại số, hình học, và lượng giác), Đọc (các nghiên cứu xã hội, khoa học tự nhiên và văn học nghệ thuật) và Khoa học (lập luận khoa học). Điểm số phân bố từ 1 đến 36 cho mỗi phần của bài kiểm tra. Điểm kiểm tra của chung của bài kiểm tra ACT là điểm số bình quân của cả 4 phần [32]. Cũng giống như các bài kiểm tra SAT, điểm số của các bài thi ACT được phân chia theo các thang điểm để tạo nên sự so sánh điểm số theo thời gian. Năm 2001, điểm số chung bình quân của bài kiểm tra ACT là 21.0 điểm và chỉ có 01 trong 12000 thí sinh đạt điểm tối đa 36 điểm [10].

Trong khoảng nửa sau của Thế kỷ 20, các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá đã được tán thưởng như là một cách thức không đắt đỏ để đánh giá một cách tin cậy đánh giá năng lực học tập bậc đại học của học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Sự sử dụng các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá đã được tăng cường bởi sự tăng trưởng mạnh về số lượng thí sinh ghi danh vào các trường đại học sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai. Các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá đã cho phép những nhân viên tuyển sinh đại học của các trường có thể xử lý một cách hiệu quả và kinh tế hàng nghìn ứng viên đại học. Sau đó, các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá nói chung và bài kiểm tra SAT nói riêng đã hoàn thành một vai trò khác: một thước đo chất lượng của các cơ sở giáo dục đào

tạo. Đây là điều dễ thấy từ các Báo cáo Thế giới và Tin tức Hoa Kỳ hàng năm đã được xuất bản từ năm 1985 [13].

Bảng 2.2. Điểm SAT bình quân của sinh viên năm thứ nhất (1998)

Tên trường đại học và cao đẳng Điểm số SAT

Các trường đại học và cao đẳng có mức độ tuyển chọn thấp hơn

Một phần của tài liệu Đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ. ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)