1. Lễ hội là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng nên một mặt nó nảy
2.1.3 Thực trạng tổ chức lễ hội đền Hùng từ năm 2000 đến nay
Năm 2000, lần đầu tiên Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức trọng thể theo nghi thức cấp Quốc gia (Theo Nghị định số 82, ngày 6-11-2001, Chính phủ quy định Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc). Trước bàn thờ của Tổ tiên, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thay mặt Đảng và Nhà nước đã nêu rõ quan điểm của thời đại chúng ta đối với Ngày Giỗ Tổ truyền thống: "Càng tự hào về lịch sử dân tộc, chúng ta càng phải đồng tâm hiệp lực thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Lời dạy của Người đã thấm sâu trong trái tim, khối óc của triệu triệu người Việt Nam chúng ta. Thực hiện căn dặn của Người, Đảng ta đã không ngừng phát huy truyền thống của Tổ tiên, kế thừa những giá trị tinh thần tốt đẹp của thời đại Hùng Vương và các thời đại oanh liệt trong lịch sử, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành các cuộc đấu tranh cách mạng trường kỳ và oanh liệt, đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, góp phần làm rạng rỡ thêm lịch sử và truyền thống Việt Nam anh hùng. Trong thời kỳ Đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta đang lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi trở ngại, thử thách, tranh thủ thời cơ và vận hội để lý tưởng và mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực trên Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta...Chúng ta tưởng nhớ các Vua Hùng và tưởng nhớ công lao to lớn của các thế hệ nối tiếp đã có công dựng nước, giữ nước và mong ước cho trí tuệ, công sức của chúng ta được phụng sự vì mục đích hòa bình và hạnh phúc của nhân dân...".
58
Năm 2000, Giỗ Tổ Hùng Vương càng trở nên có ý nghĩa vì đúng vào dịp kỷ niệm 25 năm ngày kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại, hoàn thành sự nghiệp thống nhất quốc gia, lần đầu tiên trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, non sông đã thu về một mối. Hiện thực tốt đẹp của nước Việt Nam, cơ đồ của các Vua Hùng gây dựng ngày càng có vị thế xứng đáng trên con đường hội nhập quốc tế. Đồng bào Việt Nam bao gồm 54 dân tộc sống trên mọi miền đất nước cũng như đang sinh sống ở nước ngoài đều có chung một cơ đồ để tận tâm phụng sự cho mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh".
Cho đến năm 2000, các nhóm dự án đã và đang được triển khai đồng bộ, khẩn trương hoàn thiện các hạng mục chủ yếu để phục vụ lễ hội năm đó. Tỉnh Phú Thọ cũng đã dành một khu di tích Đền Hùng để các bộ, ngành, đoàn thể, các tỉnh, thành phố cây lưu niệm; đồng thời cũng dự kiến dành 61 quả đồi quanh Đền Hùng để các địa phương cả nước xây dựng các công trình đặc sắc của địa phương mình với ý thức "trăm con một bọc". Với tấm lòng "cả nước hướng về Đền Hùng". Trong một cuộc hội thảo được tổ chức tại Phú Thọ, nhiều nhà nghiên cứu tán thành ý tưởng bên cạnh việc bảo tồn, tu bổ những di tích hiện có, Nhà nước ta đã cho xây dựng thêm trong khu di tích Đền Hùng những công trình tưởng niệm mang dấu ấn thời đại chúng ta như đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân, đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ và Tháp tưởng niệm các Vua Hùng ở những vị trí và quy mô thích hợp những giải pháp kiến trúc tối ưu, tương xứng tầm vóc của thời đại chúng ta nhằm tôn vinh với lòng biết ơn công lao dựng nước của các Vua Hùng.
Năm 2005 là năm tròn theo quy định tại Nghị định 82/CP ngày 6-11- 2001 của Chính phủ, quy mô tổ chức Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng vương là ở cấp quốc gia. Do vậy địa điểm tổ chức không chỉ bó hẹp trong khu vực Đền Hùng thuộc xã Hy Cương, huyện Lâm Thao mà còn mở rộng ra ở nhiều địa điểm ở thành phố Việt Trì và huyện Phù Ninh - đất Phong Châu cố đô xưa
59
của Nhà nước Văn Lang. Để chuẩn bị cho lễ hội lớn trở về cội nguồn, những người làm công tác tổ chức đã sớm chủ động xây dựng chương trình kịch bản lễ hội, chuẩn bị các địa điểm diễn ra hoạt động trong một diễn trường rộng, chuẩn bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống nhà nghỉ khách sạn, dịch vụ bưu chính - viễn thông, hệ thống điện nước, chỉnh trang cảnh quan đô thị, hoàn chỉnh các tuyến đường giao thông nội bộ, cải tạo đoạn quốc lộ 2 từ Vân Cơ đến ngã ba Đền Hùng…Bên cạnh đó, một số công việc đầu tư nâng cấp các di tích đình đền, miếu, nhất là những nơi gắn với lễ hội truyền thống và các giá trị văn hóa vật thể của tổ tiên truyền lại Để tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2005 mang tính dân tộc và hiện đại, phấn đấu xây dựng Việt Trì trở thành thành phố lễ hội.
Nội dung của lễ hội đền Hùng 2005 gồm: Phần lễ được tổ chức trang nghiêm, có sử dụng nhạc lễ mới do Hội đồng thẩm định nhạc lễ quốc gia trình Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định. Phần hội phong phú, hoành tráng, lần đầu tiên lễ hội Đền Hùng được đón nhiều đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế đến biểu diễn, giao lưu văn hóa. Trong lễ hội có 3 đoàn nghệ thuật nước ngoài là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc tham gia, 10 đoàn nghệ thuật quần chúng tiêu biểu của các tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc. Sự kết hợp giữa nghệ thuật quần chúng đa dạng với các đội nghệ thuật chuyên nghiệp trong và ngoài nước có ý nghĩa sâu sắc, nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp và từng bước xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội trong những năm tới. Trại sáng tác điêu khắc quốc tế với chủ đề "Ấn tượng Đất Tổ Hùng Vương" khai mạc từ ngày 12-3-2005 đã có 31 nhà điêu khắc trong nước và quốc tế tham gia. Các tích trò Vua Hùng kén rể của phường rối Nhân Hoà (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), cũng là cái cốt voi chín ngà, gà chính cựa, ngựa chín hồng mao… ngàn đời quen thuộc đấy, được thể hiện bằng kịch bản, qua làn điệu chèo và những con rối bằng gỗ thu hút nhiều khách thập phương tham gia lễ hội.
60
Ngoài ra các hoạt động trình nghề thì giã bánh giầy, gói bánh chưng cũng được trình làng tại Phú Thọ. Để hoàn thành mâm bánh giầy ngon và bắt mắt, lại gói gọn trong khoảng 25-30 phút, phải trải qua cả quy trình nghiêm ngặt: làm cối, ngâm gạo, thổi xôi, giã bánh, nặn bánh. Cối giã làm bằng mo cau đan vào nhau và chày giã bánh cũng bịt bằng mo cau, sau đó người thợ lấy lòng đỏ trứng gà luộc chín trộn lẫn rượu và bôi vào chày để chống dính, cũng có vùng dùng dầu trẩu, nhưng không phổ biến như cách thức kia. Gạo nếp ngâm kỹ và đãi sạch, xôi vừa chín tới thì đổ vào cối. Hai thanh niên trong vai nghĩa sĩ tráng kiện dùng chày thúc vào khoảng 6 phút là đã được bánh giầy. Khi ra trận, nghĩa quân nhận bánh làm lương khô, có thể sử dụng trong vài ngày.
Sang đến năm 2010 lễ hội đền Hùng được tổ chức với quy mô cấp quốc gia kéo dài nhất từ trước tới nay. Từ 14 – 23/4/2010 (tức từ 1 đến 10/3 âm lịch) diễn ra một loạt các hoạt động được xem là một hoạt động mở màn cho năm Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương – ông Huỳnh Vĩnh Ái cho biết: theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu của lễ hội năm đó phải thể hiện được sự tôn vinh văn hoá dân tộc, khẳng định được vị trí và ý nghĩa to lớn của ngày giỗ Tổ Hùng Vương, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, đoàn kết các dân tộc. Chính phủ chủ trương 63 tỉnh, thành trong cả nước tổ chức lễ dâng hương, có tổ chức các hoạt động văn hoá tuỳ theo từng tỉnh, nhưng không quá 2 ngày.
Không gian tổ chức của Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2010 cũng được mở rộng với nhiều hoạt động trải dài từ Đền Hùng đến Bạch Hạc và nhiều địa điểm khác trong thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ. Lễ hội còn gắn với Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ VII. Vì thế, số tỉnh, thành tham gia cũng thuộc vào loại kỷ lục với 8 tỉnh góp giỗ, 9 tỉnh vùng Đông Bắc và 3 tỉnh trong
61
chương trình "Về nguồn". Lễ khai mạc được mở đầu bằng màn biểu diễn "Văn Lang mở hội", "Hình bóng các Vua Hùng" trong âm hưởng trống đồng hùng tráng. Theo ông Huỳnh Vĩnh Ái, lễ hội năm đó có nhiều điểm mới hơn so với những năm trước. Đây là một trong những lễ hội lớn mở màn cho các hoạt động quan trọng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Vì thế, một trong những điểm nhấn của Lễ hội 2010 nay là Chương trình nghệ thuật hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội với chủ đề: Kinh đô Văn Lang - Thăng Long - Hà Nội ngàn năm tỏa sáng.
Phần lễ đã có sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ và các đơn vị góp giỗ. Phần hội bao gồm các hoạt động phong phú như: thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dầy; giao lưu dân ca các vùng miền; rước kiệu của các xã vùng ven di tích về Đền Hùng; bắn pháo hoa tầm cao; triển lãm ảnh tư liệu ngoài trời Các vùng kinh đô Việt Nam”; trưng bày hiện vật về nhà nước Văn Lang, thời đại Hùng Vương; trưng bày hiện vật thời Lý - Trần; triển lãm ảnh tư liệu “Giỗ Tổ Hùng Vương xưa và nay”. Sáng ngày 14/4/2010, tại thành phố Việt Trì, lần đầu tiên tỉnh Phú Thọ đã tổ chức lễ hội đường phố với chủ đề "Văn hóa Hùng Vương - Hội tụ và tỏa sáng", thu hút hơn 3.000 nghệ sỹ, diễn viên và quần chúng của các đoàn văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ, 9 tỉnh vùng Đông Bắc và 8 tỉnh góp giỗ tham gia vào các hoạt động diễn xướng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như múa lân, sư tử, múa chuông, múa rùa, rước voi... Các đoàn biểu diễn đi theo 4 hướng khác nhau trên các trục đường chính như Hùng Vương, Hòa Phong, Lạc Long Quân… sau đó hội tụ về đường Trần Phú để chào mừng lễ khánh thành Bảo tàng Hùng Vương. Đây là bảo tàng tổng hợp có quy mô lớn, hiện đại nhất tỉnh Phú Thọ với diện tích hơn 15.000m², được đầu tư tới 165 tỷ đồng, là nơi giới thiệu với khách tham quan về lịch sử, cuộc sống xã hội, tiềm năng du lịch, quá trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình dựng nước và giữ nước trên quê hương đất Tổ. Lễ hội Đền Hùng 2010, tỉnh đã có
62
phương án đảm bảo cảnh quang lễ hội sạch đẹp, tránh tình trạng hàng quán lộn xộn, các trò chơi cờ bạc trá hình và giữ an ninh trật tự. Công tác tiếp đón nhân dân từ khắp nơi đổ về cũng đã được lên phương án chu đáo. Bà Nguyễn Thị Kim Hải Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ khẳng định: Chủ thể của lễ hội là Nhà nước. Nhà nước tổ chức, điều hành và bảo vệ giá trị lễ hội theo đúng truyền thống. Người dân không phải là người xem mà họ tham gia trực tiếp vào lễ hội ngay từ công đoạn đầu tiên. Đồng thời bà nhấn mạnh vai trò của người dân trong việc bảo vệ và phát triển lễ hội
Lễ hội Đền Hùng năm 2012 là lễ rước kiệu của các xã vùng ven về Khu di tích lịch sử Đền Hùng có sự tham gia của các đoàn Ngoại giao, đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam. Lễ hội năm nay còn tổ chức nhiều điểm hát Xoan tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng và ở các phường Xoan gốc… nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa Thời đại Hùng Vương, quảng bá hát Xoan Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp.
Ngoài ra, lễ hội cũng nhằm tiếp tục hoàn thiện Hồ sơ khoa học “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và xây dựng Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì trở thành trung tâm văn hóa-lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng còn diễn ra nhiều hoạt động khác như đánh trống đồng, múa sư tử và hát Xoan do các phường Xoan cổ tỉnh Phú Thọ thực hiện; hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh dầy của một số tỉnh, thành phố trong cả nước và các hoạt động thể thao, văn hóa, trình diễn diễn xướng dân gian...; giải bơi chải trên sông Lô; tổ chức giải bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc tranh Cúp Hùng Vương.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng, Phú Thọ năm Nhâm Thìn 2012 được tổ chức trong 6 ngày (từ 5/3 đến 10/3 âm lịch) tại thành phố Việt Trì và các xã vùng ven, trong đó trọng tâm là Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
63
Năm 2012 là năm lẻ nên việc Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng sẽ do Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ chủ trì và có sự tham gia của 5 tỉnh, thành gồm Điện Biên, Bình Dương, Nghệ An, Đà Nẵng, Hải Phòng.
Phần lễ bao gồm các hoạt động dâng hương tưởng niệm các vua Hùng của thành phố Việt Trì (5-3 âm lịch); lễ giỗ Quốc Tổ Lạc Long Quân, lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ (6-3 âm lịch); rước kiệu của các xã, phường trong khu di tích lịch sử Đền Hùng (dự kiến 8-3 âm lịch); lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Thìn (10-3 âm lịch).
Phần hội là chương trình "Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam" và "Du lịch về cội nguồn", vinh danh di sản hát xoan Phú Thọ vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại cùng một số hoạt động diễn ra trong thời gian lễ hội như liên hoan Tiếng hát làng xoan; triển lãm ảnh "Các di tích thờ Hùng Vương và liên quan đến thời đại Hùng Vương ở Việt Nam"; hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, hội trại…
Các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức với quy mô rộng khắp từ thành phố Việt Trì cho đến trung tâm lễ hội Đền Hùng và các vùng phụ cận và gắn với chương trình du lịch cội nguồn giữa 3 tỉnh Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái. Lễ hội năm 2012 có sự đan xen văn hóa giữa các miền vùng trong cả nước từ Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng cho tới thành phố mang tên Bác. Đặc biệt, chúng ta còn được tận mắt chứng kiến các công trình vừa mới xây dựng, tu bổ tôn tạo hết sức có ý nghĩa với lòng tự tôn của dân tộc đối với tổ tiên đã dày công khai thiên lập quốc cùng giá trị nghệ thuật, kiến trúc độc đáo và linh thiêng trên quê hương đất Tổ.
Đánh giá về sự kiện Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ trở thành di sản thế giới, bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện văn phòng UNESCO tại HN nhìn nhận: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như một