Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội đền Hùng qua văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường (Trang 69 - 70)

1. Lễ hội là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng nên một mặt nó nảy

2.2 Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội đền Hùng qua văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể

hoá vật thể và văn hoá phi vật thể

Lễ hội đền Hùng được đánh giá là biểu trưng cho nét văn hóa độc đáo của dân tộc Việt nam và là một lễ hội mang tầm cỡ quốc gia. Bất cứ người con Việt nam nào khi nhớ về tổ quốc cũng đều nghĩ đến nguồn cội của mình, hướng vễ lễ hội đền Hùng với một niềm tôn kính đến tổ tiên. Trong thời điểm hiện nay xã hội Việt nam có nhiều biến chuyển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội văn hóa thì lễ hội đền Hùng càng tỏa sáng những giá trị văn hóa

Mặt trái của nền kinh tế thị trường với những cách sống thực dụng đã len lỏi vào văn hóa ứng xử trong mỗi gia đình. Tình người, lòng tin giữa các cá nhân cũng đã và đang bị chao đảo bởi sức mạnh của đồng tiền. Và đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão đã đẩy mối quan hệ giữa con người với con người cũng nhanh chóng, ngắn gọn, thiếu cảm xúc. Con người càng ít có cơ hội gần gũi chia xẻ tình cảm, tâm tư hơn. Chính trong hoàn cảnh này lễ hội đã đem lại những khoảnh khắc để con người gần nhau hơn, sợi dây đồng cảm đã giúp họ xua tan đi những vất vả, hối hả của đời thường. Lễ hội đền Hùng đã vượt qua giới hạn ý nghĩa của một lễ hội thông thường, bởi lẽ đây là lễ hội mang tính cố kết, đoàn kết cộng đồng cao cả. Nó đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay khi mà những xung đột, nguy cơ chiến tranh vẫn đang dình dập đe dọa nền hòa bình của mỗi quốc gia. Những thế lực thù địch, phản động đã và đang dùng những chiêu bài như

70

"diễn biến hòa bình", "tự do tôn giáo" để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Bởi lẽ chúng biết rẵng chỉ có thể chia rẽ đoàn kết thì mới có thể thắng được Việt nam. Do vậy trong hoàn cảnh hiện nay việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội đền Hùng càng đặt ra cấp thiết. Tuy nhiên đây là một vấn đề có nội hàm phong phú và trừu tượng, nếu chúng ta không cụ thể hóa nó thì dễ trở thành lý thuyết, thành khẩu hiệu, thiếu tính thực tiễn. Vậy ý nghĩa của lễ hội đền Hùng được biểu hiện ở đâu, bắt nguồn từ đâu? Theo tác giả thì giá trị văn hóa của lễ hội này được biểu hiện ở hai khía cạnh chính:

Thứ nhất đó là những công trình di tích mang bề dày lịch sử. Từng phiến đá, từng mái đền cong cong...đều chứa đựng những câu chuyện lịch sử của ông cha ta trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Thứ hai giá trị văn hóa của lễ hội đền Hùng được biểu hiện thông qua những nghi lễ, những hoạt động văn hóa nghệ thuật của lễ hội. Người dân chính là những chủ nhân, là chiếc nôi nuôi dưỡng những nét đẹp độc đáo của lễ hội này. Mỗi một nghi lễ, một trò diễn nhằm tái hiện lại lịch sử đồng thời cũng hàm chứa tình yêu quê hương nguồn cội, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay hướng về tổ tiên. Do vậy muốn giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội đền Hùng chúng ta cần hướng đến hai vấn đề lớn, đó là : Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội đền Hùng thông qua công tác trùng tu, bảo tồn di tích lịch sử đền Hùng; và thông qua công tác tổ chức lễ hội đền Hùng.

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)