Thực trạng tổ chức lễ hội đền Hùng từ trước đến năm

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường (Trang 51)

1. Lễ hội là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng nên một mặt nó nảy

2.1.2 Thực trạng tổ chức lễ hội đền Hùng từ trước đến năm

Có lẽ trên thế giới này hiếm có nơi nào lại có được hình tức tín ngưỡng thờ Tổ độc đáo như ở Việt Nam khiến chúng ta phải nhìn nhận nó như một hiện tượng xã hội mang bản sắc riêng của Việt Nam, góp phần tạo nên hệ giá trị tinh thần và bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Đó là truyền thống thờ gia tiên trong từng gia đình, thờ tổ họ của dòng họ, thờ Thành Hoàng của làng và thờ Tổ chung của đất nước ở Đền Hùng. Xét dưới góc độ bảo tàng học, các cấp độ thờ cúng này như là hình thức lưu niệm nhằm tôn vinh những người đã sinh thành ra mình, những người có công với làng xóm, với quê hương, đất nước.

Trong những năm qua các nhà khoa học đã và đang góp sức tìm tòi, nghiên cứu về tính hiện thực của Hùng Vương và thời đại các vua Hùng. Trong tài liệu Việt Sử Lược chép thì vào thời đại tương đương với Trang Vương nhà Chu (Trung Quốc, 696 - 681 trước công nguyên), xuất hiện người xưng "là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, lấy hiệu là nước Văn Lang, phong tục thuần hậu... truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương". Khảo cổ học còn tiếp tục phát hiện ra những Văn hóa Sa Huỳnh, Óc Eo... ở phương Nam để hoàn chỉnh từng bước tri thức về tính bản địa và tính liên tục của tiến trình hình thành dân tộc trên toàn bộ lãnh thổ của nước Việt Nam hiện đại.[90,tr.3]

Đó cũng chính là nền tảng cho lòng tự hào về một dân tộc có cội nguồn, có bản sắc riêng về văn hóa và có chủ quyền trong mối quan hệ với các cộng đồng - quốc gia gần cận. Thành tựu của các giới khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là với các cuộc khai quật khảo cổ học, các phát hiện sưu tầm văn học dân gian... đã phản ánh những bước phát triển của trình độ tổ chức xã hội đủ cơ sở để vào thời điểm phát triển rực rỡ của Văn hóa Đông

52

Sơn (sơ kỳ đồ sắt), nhà nước Văn Lang gắn liền với thời đại các Vua Hùng đã hình thành, khởi đầu cho sự ra đời của một dân tộc - quốc gia.

Vào khoảng thế kỷ 6-7 trước Công nguyên, trên địa bàn miền Bắc nước ta hình thành một nền văn minh rực rỡ và nổi tiếng thế giới- văn hóa Đông Sơn- văn hóa của người Lạc Việt, là tổ tiên của người Việt. Cơ tầng văn minh này lại trùng hợp truyền thống tốt đẹp về cội nguồn dân tộc thông qua câu chuyện về Âu Cơ (Tiên) và Lạc Long Quân (Rồng) được ghi lại trong sách Lĩnh Nam chích quái với tên truyện Họ Hồng Bàng phản ánh lịch sử Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng. Người Lạc Việt là chủ nhân văn hóa Đông Sơn, và muốn đi tìm tổ tiên của người Việt thì thì tất nhiên phải tìm trong văn hóa Tiền Đông Sơn. Ngày nay tài liệu khảo cổ học đã chứng minh một cách chắc chắn phổ hệ Phùng Nguyên-Đồng Đậu-Gò Mun-Đông Sơn là các nền văn hóa này phát triển thành văn hóa kia hợp thành một hệ thống văn hóa mà khởi đầu là văn hóa Phùng Nguyên với niên đại sớm được xác định ở di chỉ Đồng Chỗ là 3.800 + 60 năm cách ngày nay.[90,tr.5] Đó cũng chính là nền tảng cho lòng tự hào về một dân tộc có cội nguồn, có bản sắc riêng về văn hóa và có chủ quyền trong mối quan hệ với các cộng đồng - quốc gia gần cận. Thành tựu của các giới khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là với các cuộc khai quật khảo cổ học, các phát hiện sưu tầm văn học dân gian... đã phản ánh những bước phát triển của trình độ tổ chức xã hội đủ cơ sở để vào thời điểm phát triển rực rỡ của Văn hóa Đông Sơn (sơ kỳ đồ sắt), nhà nước Văn Lang gắn liền với thời đại các Vua Hùng đã hình thành, khởi đầu cho sự ra đời của một dân tộc - quốc gia.

Đó chính là những cơ sở khoa học để chúng ta khẳng định Việt Nam là đất nước có hàng nghìn năm lịch sử. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc viết nên thiên anh hùng ca hùng tráng và bất diệt. Và trong dòng lịch sử đó nhiều phẩm chất cao quý của dân tộc đã được hình thành, tạo nên hệ giá trị tinh thần Việt Nam, tạo nên bản lĩnh văn hóa Việt Nam, trong đó đạo lý

53

"Uống nước nhớ nguồn" nổi lên như một truyền thống tiêu biểu. Qua ngọc phả Hùng Vương soạn đời Hồng Đức năm thứ nhất (1470) chúng ta được biết từ đời Nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê việc thờ cúng ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương. Những ruộng đất, sưu thuế được để lại dùng vào việc cúng tế và nhân dân các vùng của đất nước đều đến lễ để tưởng nhớ các "đấng thánh tổ ngày xưa". Đồng thời cũng từ Hồng Đức hội Đền Hùng được "gia hạn quốc tế", việc tế lễ do Nhà nước chủ trì ủy quyền cho quan trấn thay mặt triều đình vào tế. Đến thời Hồng Đức nhà Lê (cuối thế kỷ 15), triều đình mới sai soạn ngọc phả ghi rõ "Từ nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (Đền Hùng). Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi. Tại đây, nhân dân cả nước đều đến lễ bái để tưởng nhớ công ơn gây dựng nước nhà của các đấng thánh tổ ngày xưa" và giao cho dân làng Hy Cương và Vy Cương (tức làng Trung Nghĩa) làm "dân trưởng tạo lệ" chuyên lo việc thờ phụng và tổ chức hằng năm việc tế lễ cho bàn dân cả nước về dự. Có một số tài liệu cho rằng lễ hội cổ xưa được tổ chức vào 12.3 âm lịch. Sau này, kể từ sau việc dân các tỉnh Bắc Kỳ quyên góp hưng công trùng tu các đền Thượng, Lăng và Đền Giếng (từ 1917 đến 1922) thì mới chọn ngày 10.3 để đại diện triều đình đến tế lễ trước, sau đó mới đến lễ hội của làng xã. Cứ 5 năm một lần, đại diện triều đình thường là Tổng đốc tỉnh sở tại được nhà vua ủy quyền đứng ra chủ lễ. Ngoài việc cấp ruộng và miễn sưu thuế cho dân làng Trung Nghĩa, hằng năm nhà vua gửi về ba đấu gạo nếp thơm làm bánh hoặc xôi để cáo Tổ (đấu cũ tương đương với khoảng 6kg).

Đến triều Minh Mạng thì bài vị thờ Hùng Vương được rước vào Huế thờ ở miếu Lịch Đại Đế Vương, còn ở Đền Hùng thì cấp sắc để phụng thờ. Đến năm Tự Đức thứ 27 (1874) lễ hội Đền Hùng mới cho khôi phục như cũ và cho xây Lăng Hùng Vương ngay cạnh Đền Thượng. Thư tịch xưa không ghi chép một cách đầy đủ về quá trình tổ chức Lễ hội Đền Hùng. Trong thời

54

Pháp thuộc, dù không tổ chức lớn, nhân dân địa phương vẫn tự tổ chức thờ cúng các Vua Hùng. Ở Vĩnh Phú (nay là PhúThọ) và một số địa phương khác có hơn 600 nơi thờ các vua Hùng, gia quyến và tướng lĩnh, nhưng tập trung nhất là khu di tích Núi Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương hay núi Nghĩa Lĩnh hiện có bốn đền thờ (Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng và Đền Giếng), một chùa (Thiên Quang Thiền Tự) và Lăng Vua Hùng. Cũng như các hình thức tín ngưỡng khác, việc thờ cúng các Vua Hùng khởi đầu và trước hết là công việc của dân, do dân. Với tấm lòng biết ơn và tưởng nhớ tổ tiên, nhân dân các làng quanh Đền Hùng đã tự đứng ra xây dựng các công trình thờ cúng các Vua Hùng. Đền Hạ nguyên là miếu thờ cũ của dân thôn Vi Cương (xã Chu Hóa), đền Trung là nơi thờ cũ của thôn Trẹo (xã Hy Cương), làng Cổ Tích xây đền Thượng, chùa Thiên Quang và đền Giếng.Vua Hùng là Ông Tổ chung cho nên trước đây nhiều địa phương đã đóng góp cho việc tu bổ, tôn tạo khu di tích này. Chẳng hạn, trong những năm từ 1918 đến 1922, có 18 tỉnh, thành phố ở Bắc Kỳ đã đóng góp tiền để trùng tu các đền. Đồng thời Nhà nước phong kiến cũng cho thực hiện một số cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc thờ cúng các Vua Hùng, như Nhà Lê miễn hẳn sưu thuế, phục dịch cho dân Hy Cương để phục vụ việc thờ tự và ngày hội gọi là dân Trưởng tạo lệ[51,tr.12]

Sau cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, lễ Giỗ Tổ đầu tiên sau ngày nước nhà độc lập được tổ chức trọng thể với sự có mặt của cụ Phó Chủ Tịch Huỳnh Thúc Kháng. Các cụ cao tuổi còn thuật lại rằng trong buổi lễ đó cụ Huỳnh dâng lên vua Tổ một tấm bản đồ Việt Nam và một thanh kiếm để cáo với Vua Hùng nước nhà đã độc lập nhưng đang còn bị họa xâm lăng.

Từ năm 1947 đến năm 1954, trong hoàn cảnh kháng chiến, lễ hội chỉ giới hạn trong các hoạt động tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Ngay sau ngày hòa bình lập lại, Nhà nước ta đã cho tu bổ những công trình bị thực dân Pháp tàn phá (1955). Ngày 19-9-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi gặp gỡ các

55

chiến sĩ quân đội chuẩn bị về tiếp quản thủ đô, tại Đền Hùng, Người đã căn dặn: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"

Giỗ Tổ năm 1956, Bộ Văn hóa đứng ra tổ chức lễ hội, nhưng từ đó do quan niệm cho lễ hội là phục cổ, phong kiến... nên thôi không tổ chức. Người hành hương vẫn đông nhưng lễ rất đơn giản, nhất là trong những năm chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ.

Từ sau năm 1958, Hội Đền Hùng được Nhà nước ta tổ chức, năm chẵn do Bộ Văn hóa-Thông tin chủ trì, còn năm lẻ do UBND tỉnh chủ trì. Và ngày 26-7-1999, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2000, trong đó có Giỗ Tổ Hùng Vương. Như vậy, năm Canh Thìn là năm đầu tiên Nhà nước ta tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương với tầm quốc tế.

Ngày 19.8.1962, Bác Hồ thăm lại Đền Hùng, Người đã nhắc nhở các cơ quan lãnh đạo địa phương: Phải chú ý trồng thảm hoa, cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành một công viên lịch sử để cho con cháu sau này đến tham quan.

Năm 1963, Bộ Văn hóa đã xếp hạng Đền Hùng là di tích lịch sử quốc gia. Thời gian đó, Tổng Bí thư Lê Duẩn khi thăm Đền Hùng, căn dặn: " người Việt Nam, ai mà không nhớ đến tổ tiên. Đồng bào khắp mọi miền rất thiết tha về thăm Đất Tổ Hùng Vương... Chúng ta phải xây dựng Đền Hùng để từ Đền Hùng nhìn khắp cả nước và cả nước nhìn về Đền Hùng". Tổng Bí thư cũng nói đến ý tưởng xây dựng tại đây một tháp cao để tưởng niệm các Vua Hùng. Nhà nước đã cho xây dựng Nhà Công quán, đường ôtô (1963), nhà đón tiếp, trồng cây (1980-1983) và xây Bảo tàng Hùng Vương (1987).

Tháng 8-1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm Đất Tổ cũng nhấn mạnh rằng: "Đây là khu di tích lịch sử quý báu nhất của nước ta và dân tộc Việt Nam ta". Các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội và Nhà nước đều đã có dịp viếng thăm Đền Hùng. Xuất phát từ quan niệm cho rằng việc bảo

56

tồn, tôn tạo và phát huy di tích lịch sử-văn hóa phải gắn liền với việc phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện từng bước nâng cao đời sống nhân dân trong khu vực di tích, ngày 8-2-1994, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án tổng thể khu di tích lịch sử Đền Hùng với mục tiêu cụ thể là: Bảo tồn, tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử và các công trình kiến trúc cổ đã được xếp hạng; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ lễ hội và khách tham quan du lịch, song không được phá vỡ cảnh quan khu di tích; bảo vệ, tu bổ rừng cấm và vùng đệm, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân vùng ven khu di tích.

Với Nghị quyết ngày 26-7-1999 của Bộ Chính trị, kể từ năm 2000, Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ được coi như là một ngày lễ chính thức (quốc lễ) và giao cho Bộ Văn hóa-Thông tin xây dựng những dự án cho Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2000 cũng như lễ hội các năm sau này. Đến ngày Giỗ Tổ, đến với Đền Hùng là đến với hồn đất nước, là cuộc hành hương về cội nguồn dân tộc với tâm tưởng "Uống nước nhớ nguồn", với lòng tôn kính và biết ơn công lao của tổ tiên, không chỉ của mình mà của cả dân tộc, với ý thức "trăm con một bọc", biểu hiện cao đẹp nhất của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, gắn bó cộng đồng các dân tộc, dù Nam hay Bắc, dù miền ngược hay miền xuôi, dù người Kinh hay người dân tộc thiểu số đều là con một nhà trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Sự thiêng liêng và đức tin là hai yếu tố cơ bản của tín ngưỡng. Nhưng sự thiêng liêng ở Đền Hùng không làm người ta sợ hãi như khi đến các nơi thờ cúng khác, mà đến với Đền Hùng như đến bàn thờ tổ tiên trong gia đình với ý nghĩa lớn lao gắn nhà với nước: cha - mẹ trong gia đình và cha - mẹ dân tộc. Đạo thờ cha - mẹ chính là bản sắc văn hóa Việt Nam. Người Việt thường có xu hướng tôn vinh con người-con người thật cũng như con người huyền thoại. Người ta đặt niềm tin và cầu mong những điều giản dị không chỉ cho mình mà cả cho cộng đồng dân tộc: Đất nước thanh bình, mưa thuận gió hòa,

57

vạn sự như ý, sức khỏe dồi dào... Ước nguyện riêng của từng người cũng là ước nguyện chung của cả cộng đồng

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)