1. Lễ hội là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng nên một mặt nó nảy
2.3 Những vấn đề đặt ra trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội đền Hùng
hóa của lễ hội đền Hùng
Trong quá trình thực hiện việc bảo tồn và phát huy di sản lễ hội đền Hùng, cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân đã phục hồi nhanh và bài bản các nghi lễ truyền thống ở các vùng, các địa phương trong tỉnh. Đó là sự "phục hưng văn hoá truyền thống". Đây là một thành tựu vì nó đáp ứng tâm thức về nguồn, cố kết cộng đồng dân tộc, cân bằng đời sống tâm linh, thoả mãn nhu cầu hưởng thụ văn hoá. Lễ hội đóng vai trò như là bảo tàng sống góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đồng thời có giá trị lớn về mặt kinh tế qua hoạt động du lịch. Tuy nhiên quá trình bảo tồn di sản lễ hội cũng xuất hiện những vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học để giải quyết đúng hướng nhằm vừa bảo tồn được văn hoá truyền thống phát huy được các giá trị văn hoá của lễ hội đền Hùng một cách bền vững.
Thứ nhất:Cần phải nghiên cứu kỹ nội dung hình thức và các trò diễn của lễ hội để lựa chọn quy hoạch phát triển. Phát huy các giá trị văn hóa lễ hội nhưng vẫn bảo tồn được những nghi lễ truyền thống đặc sắc, phải tìm tòi khôi phục và phát huy nét riêng, nét độc đáo và lễ hội của tỉnh Phú thọ. Và từ nét riêng, nét độc đáo đó sẽ góp vào "Vườn hoa lễ hội" của chúng ta nhiều sắc hương hơn" [73, tr.34]. Chúng ta cần tránh tình trạng phục hồi ồ ạt các lễ hội truyền thống mà không nghiên cứu kỹ nét đặc trưng của từng lễ hội, dễ dẫn đến "nhất thể hoá", "Đơn điệu hoá" các lễ hội truyền thống, dẫn đến nhàm chán và không thu hút được khách du lịch.
83
Thứ hai: Bảo tồn di sản lễ hội đền Hùng cần phải tránh xu hướng "thương mại hoá" lễ hội. "Thương mại hoá" lễ hội là hoạt động chỉ chú ý đến mục tiêu kinh tế, các hoạt động văn hoá của lễ hội chủ yếu phục vụ mục đích kiếm lợi nhuận mà bỏ qua các yếu tố văn hoá cần phải bảo tồn; sinh ra các dịch vụ kiềm tiền bất chính như "Khấn vái thuê", tự đặt các hòm công đức tràn lan để kiếm tiền, tự xây dựng các "Di tích mới" để thu tiền như lễ hội Chùa Hương - Bà Chúa Kho Những hoạt động trên đi ngược lại với tính văn hoá và tính chất linh thiêng, bản chất vốn có của lễ hội truyền thống.
Thứ ba: Quá trình bảo tồn các nghi lễ trong lễ hội đền Hùng cần phải chú ý chọn lọc bảo tồn những cái tích cực, những giá trị văn hóa đặc sắc tiêu biểu của lễ hội và gạt bỏ những cái lạc hậu, dị đoan, đồng thời tiếp thu và bổ sung các yếu tố mới phù hợp với thời đại và phù hợp với tính chất và đặc thù từng lễ hội, tránh hiện đại hoá cái truyền thống hoặc phục hồi không có sự chọn lọc, cho phục dựng cả các yếu tố lạc hậu sẽ rơi vào tình trạng bảo thủ và phản văn hoá. Vì vậy, quá trình phục dựng các nghi lễ truyền thống phải biết loại bỏ những tàn dư, hủ tục đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Quá trình bảo tồn phải xử lý tốt mối quan hệ giữa truyền thống và cách tân, giữa dân tộc và hiện đại để đảm bảo cho sự phát triển lễ hội đúng hướng.
Thứ tư: Quá trình bảo tồn phát huy di sản lễ hội đền Hùng phải tránh tình trạng phai nhạt bản sắc. Do nhu cầu phát triển của du lịch, do nhu cầu muốn làm mới lễ hội, người tổ chức lễ hội đã khai thác lễ hội mang nặng tính sân khấu (sân khấu hoá lễ hội) hoặc can thiệp quá sâu vào lễ hội làm cho lễ hội mang tính hành chính, dẫn đến nguy cơ lễ hội phai nhạt bản sắc và kém hiệu quả. Xu thế toàn cầu hoá đã tạo điện thuận lợi để chúng ta giao lưu, tiếp cận tinh hoa của các nền văn hoá tiên tiến trên thế giới, nhưng cũng là mối đe doạ nguy cơ về phai nhạt bản sắc văn hoá dân tộc. Do vậy phải có thái độ đúng đắn, khách quan, khoa học để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của các lễ hội, để chúng ta hoà nhập mà không hoà tan.
84