Nước ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và hiệu quả điều trị thiếu máu bằng erythropoietin bêta kết hợp bổ sung sắt truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ (Trang 33)

MacDougall và cộng sự nghiên cứu điều trị sắt trong 37 bn chạy thận nhân tạo với Hb < 8.5 g/dl điều trị rHuEPO. Đối tượng được chọn ngẫu nhiên để điều trị không

có sắt, uống viên sắt hoặc sắt dextran tiêm tĩnh mạch. Kết quả cho thấy bn được điều trị bằng sắt đường tĩnh mạch có một sự gia tăng Hb đáng kể trung bình từ 7,3 ± 0,8 đến 11,9 ± 1,2 g/dl. Đáp ứng tăng Hb của rHuEPO với bù sắt đường tĩnh mạch lớn hơn đáng kể hơn so với bù sắt đường uống hoặc không điều trị sắt [76],[75].

Fishbane và cộng sự đã nghiên cứu 46 bn thận nhân tạo chu kỳ trong khi điều trị rHuEPO ổn định. Bn được chọn ngẫu nhiên 4 tháng điều trị bằng sắt đường uống hoặc 200mg sắt dextran mỗi tuần. Kết luận nghiên cứu, bn được điều trị bằng sắt đường tĩnh mạch có Hct trung bình cao hơn (34,4% so với 31,8%) và giảm 46% yêu cầu liều rHuEPO[51].

Markowitz và các cộng sự thực hiện một thử nghiệm đôi mù ngẫu nhiên ở 49 bn chạy thận nhân tạo và không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về hiệu quả giữa sắt đường uống và nhóm giả dược.[78].

Qunibi, W. Y và cộng sự (2011)[84] nghiên cứu ngẫu nhiên 255 bn, có độ lọc cầu thận ≤ 45 ml/ph/1,73 m2, Hb ≤ 11 g/dl, TSAT ≤ 25%, ferritin ≤ 300 ng/ml và đang sữ dụng thuốc tạo máu giống nhau, liều ổn định. Chia 2 nhóm hoặc là tiêm tĩnh mạch sắt carboxymaltose 1000 mg trong 15 phút (hoặc hai liều 500 mg trong khoảng 2 tuần) hoặc uống sulfat sắt 325 mg chứa 195 mg nguyên tố sắt chia ba lần mỗi ngày trong 56 ngày. Kết quả: Tại ngày 42, tỉ lệ tăng Hb ≥ 1g/dl là 60,4% với sắt carboxymaltose và 34,7% với sắt đường uống (P<0,001), tăng hemoglobin là 0,95 ± 1,12 g/dl so với 0,50 ± 1,23g/dl (P= 0,005), tăng ferritin là 432 ± 189ng/ml so với 18 ± 45ng/ml (p<0.001) và tăng TSAT là 13,6 ± 11,9% so với 6,1 ± 8,1% (P<0,001). Các tác dụng phụ liên quan đến điều trị của carboxymaltose sắt là ít hơn đáng kể so với uống viên sắt (2,7% và 26,2%, p<0,0001). Kết luận: Truyền tĩnh mạch 1000 mg sắt carboxy-maltose có thể chỉ định nhanh chóng, hiệu quả và được dung nạp tốt hơn so với sắt đường uống để điều trị thiếu sắt ở bn suy thận mạn chưa lọc thận.

Besarab, A và cộng sự (2000), nghiên cứu 42 bn chạy thận nhân tạo được điều trị với rHuEPO được chọn ngẫu nhiên truyền sắt tĩnh mạch với mục tiêu để đạt được bão hoà transferrin từ 20% đến 30 % hoặc 30% đến 50 %. Khi kết thúc nghiên cứu, liều rHuEPO yêu cầu đã giảm 40 % ở nhóm bn chọn ngẫu nhiên với mục tiêu transferrin đạt cao hơn[31]

Charytan, C và cộng sự (2001)[37]. Nghiên cứu 77 bn lọc máu có bằng chứng thiếu máu, thiếu sắt và hemoglobin dưới mức mục tiêu mặc dù đang điều trị rHuEPO. Truyền tĩnh mạch sucrose sắt trong 10 liều, 100 mg IV hơn 5 phút mà không có một liều thử nghiệm trước. Đánh giá hiệu quả tạo máu và bổ sung sắt bằng sự thay đổi sau đó của Hb, TSAT và ferritin huyết thanh. Đánh giá an toàn bằng cách ghi lại huyết áp và các tác dụng phụ sau khi tiêm sắt sucrose đồng thời so sánh kết quả với những bn trong cùng một khoảng thời gian quan sát. Kết quả cho thấy một sự gia tăng đáng kể mức độ Hb sau ba liều sucrose sắt và kéo dài ít nhất 5 tuần sau liều thứ 10, mức TSAT và ferritin cũng tăng đáng kể và vẫn còn cao, không có tác dụng phụ nghiêm trọng và không thay đổi huyết áp liên quan sucrose sắt. Nghiên cứu cho thấy sắt sucrose an toàn và hiệu quả trong điều trị thiếu sắt ở bn lọc máu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu và hiệu quả điều trị thiếu máu bằng erythropoietin bêta kết hợp bổ sung sắt truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)