Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH TM Hà Giang (Trang 61)

5. Kết cấu của khóa luận

3.1.2.1. Những mặt hạn chế

Về kết quả kinh doanh: Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012 thì tổng doanh thu bán hàng của công ty năm 2012(85,784,684,400 đồng) so với năm 2011(99,306,493,922 đồng) giảm 13,445,359,730 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 13.62%, mặc dù giá vốn hàng bán của công ty năm 2012(84,502,751,470 đồng) so với năm 2011(97,698,925,680 đồng) giảm 13,196,174,130 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 13.51%, nhưng tỷ lệ giảm của doanh

thu bán hàng(13.62%) cao hơn nên làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 giảm so với năm 2011.

Về tình hình quản lý và sử dụng VKD: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm 2011,2012 ta thấy Các khoản phải thu của khách hàng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong vốn lưu động chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, đây là một hạn chế mà công ty cần khắc phục vì nếu cứ để tình trạng này diễn ra công ty có thể bị mất vốn trong tương lai. Mặc dù các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và môt số khoản khó có thể thu hồi được nhưng công ty không hề trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi.

Về hiệu quả sử dụng VKD: Căn cứ vào những phân tích của công ty ta thấy hiệu quả sử dụng VKD của công ty năm 2012 giảm rất nhiều so với năm 2011. Cụ thể ta thấy Hiệu suất sử dụng VKD BQ năm 2012(12.4) so với năm 2011(14.37) giảm 1.97, hiệu suất VLĐ BQ năm 2012(13.04) so với năm 2011(14.94) giảm 1.9, hệ số sinh lời VLĐ BQ năm 2012(0.034) so với năm 2011(0,043) giảm 0,009 . Hiệu suất VCĐ BQ năm 2012(331) so với năm 2011(379.1) giảm 48.5, hệ số sinh lời VCĐ BQ năm 2012(0.87) so với năm 2011(1.08) giảm 0.21

- Chất lượng tài sản của doanh nghiệp chưa cao (tài sản kém chất lượng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản có), điều này làm tăng tỷ lệ vốn không sinh lời.

- Hàng tồn kho và phải thu cao làm khả năng thanh toán thấp, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt khi thị trường hàng hóa có nhiều biến động.

- Nợ phải thu khó đòi chưa được trích lập dự phòng đầy đủ, từ đó làm cho số vốn kinh doanh thực tế không hoạt động vẫn chiếm tỷ lệ cao trong nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hình thức huy động vốn của công ty chưa đa dạng, cơ cấu nguồn vốn chỉ tập trung vào 2 nhóm: vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng, công tác huy động vốn từ các nguồn khác còn yếu

- Mặc dù công ty đã chú ý xây dựng chiến lược kinh doanh cho năm kế hoạch nhưng chưa sát với thực tế thực hiện, công tác nghiên cứu, dự báo thị trường chưa thật sự được quan tâm, chú trọng, vì vậy không linh hoạt và bị động khi thị trường có biến động lớn theo hướng bất lợi cho hoạt động kinh doanh.

- Mặc dù công tác quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho có nhiều chuyển biến rõ rệt nhưng các khoản phải thu và hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động trực tiếp làm vốn luân chuyển chậm, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Việc sử dụng vốn lưu động của công ty còn nhiều hạn chế. Việc quản lý hàng tồn kho còn tồn tại những bất hợp lý và chưa hiệu quả dẫn đến kỳ luân chuyển vốn lưu động dài, vòng quay vốn lưu động thấp làm cho vốn bị ứ đọng, hệ số sinh lời trên VLĐ giảm qua các năm

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH TM Hà Giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w