Xu hướng phát triển của ngành

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành may từ thị trường Trung Quốc của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội HANOSIMEX (Trang 32)

“Phát triển ngành Than trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, có hiệu quả và giá trị gia tăng cao, phát triển hài hoà với cộng đồng và thân thiện với môi trường trên cơ sở tăng cường chế biến sâu sản phẩm than, đẩy mạnh đổi mới và hiện đại hóa công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế một cách ổn định ở mức cao nhất, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”.

Để đạt được mục tiêu nêu trên cần phải dự thảo Chiến lược phát triển ngành Than:

Về công tác sàng tuyển và chế biến than

Cần bổ sung thêm định hướng về: “Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ chiến biến than, bao gồm: chế biến than cám thành than cục, chế biến than antraxít dùng cho luyện kim, chế biến hoá lỏng than và khí hoá than nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị và giá trị sử dụng của than và đảm bảo thân thiện với môi trường. Trong đó, cần đặc biệt coi trọng việc chế biến hóa lỏng, hóa khí than. Phấn đấu sau năm 2010 có một vài dự án thử nghiệm; sau 2015 xây dựng một số cơ sở chế biến, hóa lỏng và khí hóa than; sau 2020 ngành chế biến than nói chung và hóa lỏng

thannói riêng được phát triển rộng rãi, thay thế một phần xăng dầu, khí đốt và chiếm một tỉ lệ đáng kể trong giá trị gia tăng của ngành than”.

Về công tác môi trường

Phải định hướng các hoạt động bảo vệđể đạt được mục tiêu đã đề ra, bao gồm: “Lập quy hoạch tổng thể bảo vệ môi trường phù hợp với qui hoạch phát triển ngành Than và quy hoạch phát triển các vùng than; Xây dựng và thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn trong toàn ngành và trong từng doanh nghiệp; Bổ sung và hoàn thiện các công cụ, chính sách về môi trường, v.v...”.

Về công tác nhập khẩu than

Để nhập khẩu được hàng chục triệu tấn than mỗi năm sau này là một vấn đề vô cùng khó khăn, phức tạp cả về thị trường và cơ sở vật chất phục vụ nhập khẩu than. Vì vậy, ngay từ bây giờ cần có định hướng về nhập khẩu than như sau:

Tổ chức điều tra, nghiên cứu thị trường than có thể nhập khẩu trong tương lai và xây dựng kế hoạch lâu dài cho việc thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường trên cơ sở nhu cầu nhập khẩu than trong tương lai, cần triển khai lập quy hoạch xây dựng hệ thống các cảng biển có thể đón nhận các tàu chở than có tải trọng lớn (trên 50 ngàn tấn) và hệ thống đường sắt nối liền cảng với các cơ sở công nghiệp sử dụng than, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện chạy than nhập khẩu; xác định địa điểm xây dựng các trung tâm nhiệt điện chạy than nhập khẩu gần các cảng tiếp nhận than nhập

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành may từ thị trường Trung Quốc của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội HANOSIMEX (Trang 32)