Kiến nghị với tổng công ty – Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành may từ thị trường Trung Quốc của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội HANOSIMEX (Trang 37)

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phụ thuộc vào Nhà nước và các cơ quan hữu quan. Vì vậy, xuất phát từ tính hình thực tế tại công ty, để thúc đẩy hơn nữa hoạt động XNK và nâng cao năng lực sản xuất trong nước, Nhà nước và các cơ quan hữu quan cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh thông qua:

Nhà nước trợ giúp doanh nghiệp về vốn

Đối với các mặt hàng mà trong nước hiện chưa có và chưa tự sản xuất được, Nhà nước cần hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nước ngoài phục vụ sản xuất trong nước. Nhà nước nên thông thoáng hơn về các thủ tục, thế chấp với doanh nghiệp, giảm thuế VAT, giảm thuế môi trường. Có như vậy mới khuyến khích các doanh nghiệp NK các mặt hàng này để phục vụ sản xuất trong nước.

Các biểu thuế, mã số thuế cần phải được quy định cụ thể, rõ ràng, chính xác tránh tình trạng cùng một mặt hàng mà lại có nhiều biểu thuế khác nhau để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tính thuế và hoàn thiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước.

Chính sách quản lý ngoại tệ

Nhà nước cần ban hành các quy định về quản lý vốn và ngoại tệ một cách chặt chẽ để đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện hợp đồng NK. Nhà nước cần thực hiện chính sách ngoại tệ có hiệu quả sao cho đem lại sự bình đẳng giữa các đơn vị, tổ chức cần phải cân nhắc đến các điều kiện cụ thể trong thực tế, tính cấp thiết của nhu cầu.

Cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng GTVT và thông tin liên lạc

Thực trạng hạ tầng giao thông nước ta còn yếu và chưa đáp ứng được yêu cầu của các hoạt động kinh tế. Bởi hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam so với các nước tiên tiến trong khu vực có quy mô nhỏ bé, hầu hết chưa đạt cấp kỹ thuật, chưa tạo được sự kết nối liên hoàn. Mạng đường đô thị ở các thành phố lớn chưa được quy hoạch kết nối với mạng giao thông chung của quốc gia. Do vậy ở hầu hết các đô thị thường xuyên xảy ra tình trạng tắc đường làm cản trở việc di chuyển. Thời gian vận chuyển hàng hóa lâu hơn hơn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí giao thông là góp phần làm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tạo sức cạnh tranh của hàng hóa, Nhà nước nên đầu tư hơn nữa để nâng cấp và xây dựng đường xá.

Vận chuyển hàng hóa quốc tế hiện nay chủ yếu bằng đường biển. Để tạo điều kiện cho quá trình vận chuyển hàng hóa thì hệ thống cảng biển, bến bãi cần phải phát triển hơn nữa. Tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng như cầu cảng, bến bãi, nhà ga hiện nay vẫn còn lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu vì thế Nhà nước cần phải quy hoạch, sửa chữa, nâng cấp một cách có hệ thống để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bốc xếp và lưu giữ hàng hóa.

Khả năng vận tải hàng hóa quốc tế của các hãng tàu Việt Nam còn kém nên khi mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm thuê tàu thì họ thường chọn các hãng tàu nước ngoài. Điều này cũng chính là nguyên nhân vì sao các

doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu mua theo điều kiện CIF và bàn theo điều kiện FOB. Nhà nước nên khuyến khích, đầu tư để các hãng tàu trong nước phát triển.

Bên cạnh đó, mạng lưới truyền thông thông tin cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Hệ thống thông tin liên lạc càng phát triển thì càng tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi thông tin. Hiện nay hệ thống thông tin liên lạc ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về thông tin liên lạc. Tuy nhiên, giá cước cho các dịch vụ trao đổi thông tin ở mức khá cao. Cần có biện pháp để các công ty viễn thông giảm giá cước, bảo vệ lợi ích của khách hàng.

Vào lúc cao điểm, tình trạng nghẽn mạng vẫn xảy ra làm gián đoạn việc liên lạc, gây khó khăn trong vấn đề tiếp nhận và xử lý thông tin, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy Nhà nước và các công ty viễn thông cần đầu tư cải thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng của hệ thống thông tin liên lạc để nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động giao thương của nước ta với các quốc gia trên thế giới.

KẾT LUẬN

Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhập khẩu là một hoạt động rất quan trọng không thể thiếu trong hoạt động thương mại quốc tế. Nhập khẩu cho phép phát huy tối đa nội lực trong nước đồng thời tranh thủ được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Nhập khẩu thúc đẩy tái sản xuất mở rộng liên tục và có hiệu quả vì vậy khuyến khích sản xuất phát triển. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa không những đáp ứng đủ nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng trong nước, kích thích tiêu dùng mà còn góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa trong nước theo kịp với các nước trên thế giới.

Trong thời gian đi thực tập tại Công ty Năng Lượng Hòa Phát, em đã đi sâu nghiên cứu công tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu than nguyên liệu của Công ty, cùng với những kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập tại trường, công thêm sự tham khảo một số sách vở, tài liệu và nhất là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo ThS. Phan Thu Trang em đã hoàn thiện đề tài:“ Quản trị quy trình

nhập khẩu than nguyên liệu của Công ty cổ phần Năng Lượng Hòa Phát ”

Đề tài xây dựng trên cơ sở tìm hiểu quy trình nhập khẩu than nguyên liệu của Công ty cổ phần Năng Lượng Hòa Phát, từ đó rút ra những kết luận có ý nghĩa thiết

thực không chỉ với hoạt động nhập khẩu của Công ty mà với cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung hiện nay.

Do sự hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, bài viết không tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành may từ thị trường Trung Quốc của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội HANOSIMEX (Trang 37)