Thị trường nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành may từ thị trường Trung Quốc của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội HANOSIMEX (Trang 27)

Trong hoạt động nhập khẩu, việc tìm kiếm để mở rộng thị trường là một vấn đề quan trọng đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa được diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao. Nhận thức được vai trò to lớn này công ty đã cố gắng tìm kiếm mở rộng thị trường với mục đích đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế , chủ động nguồn hàng trong hoạt động kinh doanh.

Thị trường nhập khẩu than nguyên liệu là từ Úc, Nga, ngoài ra Công ty còn nhập lượng nhỏ từ các nước, Indonexia và Mỹ. Loại than nhập về được chia làm hai loại: than hard (với nồng độ chất bốc khoảng 20-24%) và than soft (với chất bốc khoảng 30-35%).

Bảng 3.4: Kim ngạch NK theo thị trường của công ty giai đoạn 2009 – 2011

( Đơn vị tính: USD) Thị

trường

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị (USD) Tỉ trọng (%) Giá trị (USD) Tỉ trọng (%) Giá trị (USD) Tỉ trọng (%) Nga 27.302.840 32,86 55.518.646 31,79 32.307.000 24,87 Úc 35.432.000 42,66 93.782.000 53,72 76.901.000 59,20 Indonexi a 10.719.000 12,90 12.309.240 7,05 9.671.479 7,44 Mỹ 9.620.644 11,58 13.005.737 7,44 11.028.250 8,49 Tổng 83.074.484 100 174.615.623 100 129.907.729 100

(Nguồn: phòng tài chính- tế toán CTCP Năng lượng Hòa Phát)

Năm 2009 công ty bắt đầu hoạt động nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất tại các thị trường. Công ty đi vào sấy lò, khởi động hoạt động của Nhà máy than cốc nhằm hướng tới mục tiêu cho ra sẩn phẩm than cốc đầu tiên vào tháng 10/2009. Vì thế, lượng than nhập tại các thị trường năm 2009 vẫn đang còn khiêm tốn. Các năm sau đó, 2010 và 2011 lượng nhập đã tằng lên so với năm 2009, đặc biệt là năm 2010, tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty tại các thị trường lên tới 31.009.606 USD, tăng xấp xỉ 6 lần so với năm 2009. Qua đây, chúng ta có thể thấy được thành quả kinh doanh của công ty là rất lớn, công ty đã đạt thành công xuất sắc trong những bước đi đầu tiên. Hơn nữa, lượng nhập khẩu tăng lên còn chứng tỏ rõ công ty có mối quan hệ làm ăn khá tốt với bên đối tác, thực hiện và hoàn thành tốt các hợp đồng xuất nhập khẩu.

Đến năm 2011 tuy tổng kim ngạch nhập khẩu tăng thêm 98.898.123 USD so với năm 2009 nhưng lại giảm đi 44.707.894 USD so với năm 2010. Nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của nền kinh tế quốc gia đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Kinh tế Việt Nam năm 2011 thực sự khó khăn, lạm phát cao, sự biến động của tỷ giá hối đoái điều này làm cho Nhà nước ta phải thắt chặt chính sách tiền tệ, sự trợ giúp của Nhà nước đối với các doanh nghiệp giảm, gây khó khăn trong việc huy động vốn, tái đầu tư.

Thông qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy, than được công ty nhập chủ yếu từ thị trường Úc, sau đó tới thị trường Nga, thị trường Mỹ và Indonexia chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn công ty.

Đứng đầu trong tỷ trọng nhập khẩu của công ty là thị trường Úc. Năm 2009, tỷ trọng nhập khẩu tại thị trường này là 42,66% và lần lượt tăng dần qua các năm, đến năm 2010 là 53,72% và năm 2011 là 59,20%. Qua đó ta thấy Úc là thị trường nhập khẩu dẫn đầu của công ty. Đây là một thị trường ổn định để công ty có thể quan hệ buôn bán lâu dài

Trái ngược với thị trường Úc thì kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Nga lại có sự giảm dần về giá trị, tỷ trọng năm nhập khẩu 2010 lại giảm xuống còn 31,79% so với năm 2009 là 32,86% và năm 2011 thì giảm còn 24,87%. Tuy tỷ trọng của thị

trường này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty giảm đi sau các năm nhưng Nga vẫn là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của công ty, sau thị trường Úc.

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành may từ thị trường Trung Quốc của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội HANOSIMEX (Trang 27)