3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp.
- Xây dựng tiêu chí,phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh một cách hợp lý,khoa học nhằm đánh giá chính xác công bằng kết quả rèn luyện đạo đức HS,động viên, khuyến khích, nhân rộng gương các tập thể, cá nhân có tư cách, phẩm chất, tinh thần tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tốt; giúp các em học sinh thấy được các tồn tại, khuyết điểm, các nguyên nhân và biện pháp để học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tốt hơn.
- Giúp cho CBQL các cấp, giáo viên, phụ huynh thấy được những ưu điểm, nhược điểm trong công tác quản lý giáo dục đạo đức, rút kinh nghiệm, tìm ra những nguyên nhân, biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.2.6 .Nội dung của biện pháp :
-Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh: căn cứ vào Luật giáo dục 2005,các thông tư,văn bản của Bộ GD-ĐT về giáo dục đạo đức và, Quy chế đánh giá xếp loại học sinh, nội quy, quy định của trung tâm…
- Đánh giá nhận thức và thái độ của học sinh trong việc thực hiện chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
84
- Đánh giá nhận thức và thái độ của học sinh về việc thực hiện nội quy, quy định của nhà trường, về quyền nghĩa vụ của học sinh và của công dân tương lai.
- Đánh giá về ý thức tham gia xây dựng trường lớp, xây dựng quê hương.
- Kết quả học tập, kết quả tham gia các phong trào hoạt động củatrung tâm, của lớp. - Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch, triển khai các biện pháp giáo dục đạo đức của cán bộ quản lý, GVCN, GVBM, Đoàn thanh niên để kịp thời rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp.
Tổ chức tuyên truyền, quán triệt rõ ràng mục tiêu đánh giá xếp loại giáo dục đạo đức cho toàn thể CBQL, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh của trung tâm.
Căn cứ vào Điều lệ trường THPT, Quy chế 58 về đánh giá xếp loại học sinh THPT, các nội quy, quy định của trung tâm để xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể rõ ràng làm cơ sở cho học sinh phấn đấu rèn luyện. Xây dựng các cơ sở để đánh giá như:
- Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá: Quan sát, nghiên cứu sản phẩm, đánh giá của tập thể, của giáo viên, tự đánh giá của cá nhân …
- Dùng nhiều hình thức đánh giá khác nhau: Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá kết quả hoạt động theo chuyên đề …
- Đánh giá bằng nhiều kênh thông tin khác nhau: Tập thể lớp, các tổ chức giáo dục trong trung tâm, ý kiến của giáo viên, cán bộ lớp, cán bộ đoàn, tự đánh giá của học sinh, nhận xét đánh giá của nơi học sinh cư trú …
Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tổng hợp các thông tin từ cá nhân phụ trách công tác thi đua của tập thể lớphay cán bộ đoàn hoặc tổ tự quản...., kiểm tra tính xác thực, công bố trước lớp trong giờ sinh hoạt để học sinh xác nhận. Cho học sinh tự làm kiểm điểm nhận xét, đối chiếu với chuẩn và tự mình xếp loại hạnh kiểm học kỳ và hạnh kiểm năm học. Sau đó tổ và lớp xếp loại cho từng cá nhân công khai trước lớp, GVCN điều chỉnh xếp loại sau khi lấy ý kiến của GVBM.GVCN báo cáo với Ban
85
Giám Đốc. Giám đốc phê duyệt hạnh kiểm HS các lớp do GVCN đề nghị .Để việc xét duyệt được chính xác công bằng.Giám đốc cần triệu tập họp xét duyệt hạnh kiểm gồm Ban giám đốc,ban thi đua do đoàn thanh niên phụ trách,GVCN,GVBM...
Việc đánh giá đúng và khách quan hạnh kiểm của HS có ý nghĩa tích cực giúp HS ý thức được khuyết điểm của bản thân ,xác định được hướng phấn đấu để có kết quả rèn luyện tốt hơn .Nếu đánh giá hạnh kiểm thiếu công bằng,thiếu chính xác sẽ hạn chế sự cố gắng của HS,tạo sức ỳ đối với HS chậm tiến.Vì vậy giáo viên phải là nhà sư phạm mẫu mực,khách quan,vô tư,hiểu biết sâu sắc tâm tư,nguyện vọng của học sinh,biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp.Giám đốc phải tập hợp được các ý kiến đánh giá đúng,phân biệt được các đánh giá sai lệch để có quyết định đúng đắn qua đó động viên được sự nỗ lực của tập thể lớp và học sinh.
Đối với các học sinh vi phạm được yêu cầu làm tường trình, kiểm điểm trong tập thể lớp, lấy ý kiến đề nghị của tập thể lớp căn cứ vào các chuẩn đã được quy định đề nghị lên Hội đồng kỷ luật của trung tâm xem xét kỷ luật và được thông báo, nhận xét công khai trước tiết chào cờ để làm gương cho những em khác.
GVCN phải thông báo kịp thời tới phụ huynh những học sinh vi phạm và đề nghị gặp trực tiếp để bàn các biện pháp phối hợp giáo dục. Trực tiếp đến nhà để nắm bắt cụ thể hoàn cảnh từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Thường xuyên kiểm tra các thông tin, báo cáo qua các kênh phối hợp giáo dục, kịp thời tuyên dương, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và chưa tốt trước lớp, dưới tiết chào cờ hàng tuần.
Hàng tháng hoặc sau các đợt thi đua phải tổ chức họp để đánh giá kết quả giáo dục, tìm ra các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm,điều chỉnh kế hoạch, đưa ra các biện pháp giáo dục có khả thi và hiệu quả cao hơn.
3.2.7. Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục đạo
đức học sinh.
86
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của người cán bộ quản lý giáo dục, thúc đẩy đổi mới giáo dục Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đạo đức cho học sinh, nhằm tổ chức thực hiện đạt hiệu quả các biện pháp đã nêu, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
3.2.7.2 Nội dung:
Đẩy mạnh Ứng dụng của công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của Trung tâm, trong đó có quản lý quá trình giáo dục đạo đức, khai thác và sử dụng các phần mềm để thu thập và xử lý thông tin, giúp cho quá trình giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao.
3.2.7.3 Cách thức tiến hành
Ban giám đốc cần tích cực học hỏi, tự học để cập nhật kiến thức về tin học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Giám đốc Trung tâm có kế hoạch mở lớp bồi dưỡng kiến thức tin học cho mọi giáo viên, giúp họ sử dụng cơ bản, thành thạo máy tính để phục vụ công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh.
Môn tin học cần dạy theo chương trình chính khoá, chú trọng sử dụng thực hành trên máy vi tính, giúp học sinh biết cặp nhật khai thác các chương trình thông tin về pháp luật, giáo dục giới tính, giáo dục thẩm mĩ, an toàn giao thông… Thiết kế Website riêng của Trung tâm, trong đó có Module về quản lý giáo dục đạo đức học sinh. Việc thu thập cập nhật xử lý thông tin về học sinh sẽ được chính xác, nhanh hơn nhờ khai thác tốt các phần mềm quản lý này.
Một số nội dung, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh hệ GDTX sẽ được thực hiện tốt nhờ có ứng dụng công nghệ thông tin, như:
+ Sử dụng phần mềm Microsoft Office Power Point để trình chiếu các nội dung giáo dục đạo đức trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Sử dụng phần mềm Microsoft Visual Foxpro để quản lý hồ sơ học sinh. + Sử dụng mạng Internet, mở hộp thư điện thử để tiếp nhận và xử lý đơn thư tố giác của học sinh về những hiện tượng vi phạm đạo đức học sinh.
87
+ Lập diễn đàn Forun trên mạng cho học sinh thảo luận về các vấn đề đạo đức, nhân cách, qua đó nắm bắt tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng của học sinh.
* Kết quả cần đạt:
Ngoài giáo viên dạy tin học, đội ngũ giáo viên trong Trung tâm phải đồng tâm hưởng ứng biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục đạo đức học sinh bởi lẽ với giáo viên lớn tuổi, việc tiếp cận vẫn là vấn đề khó khăn. Vì vậy Giám đốc Trung tâm cần có những chính sách tiên đãi ngộ với những giáo viên trẻ, tham gia nhiệt tình công tác này.
3.3.Mối quan hệ giữa những biện pháp:
Để Giáo dục đạo đức học sinh một cách hiệu quả ,trung tâm phải thực hiện một cách đồng bộ,có sự phối hợp linh hoạt các biện pháp trên.Mỗi biện pháp quản lý có những ưu điểm,những hạn chế nhất định và có những tác động khác nhau đến đối tượng quản lý.Không có biện pháp nào là vạn năng bởi lẽ đối tượng quản lý là những con người với những đặc điểm khác nhau về giới tính,trình độ, nhân cách...khác nhau.Chính vì thế người quản lý phải chú ý đến mối quan hệ của các biện pháp và phải phối hợp linh hoạt nhiều biện pháp để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể.Trong các biện pháp nêu trên, biện pháp :Nâng cao nhận thức ,ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ giáo viên,cha mẹ học sinh,các ban ngành đoàn thể trong và ngoài trung tâm’’ có ý nghĩa tiên quyết,tạo tiền đề để thực hiện hiệu quả các biệp pháp khác.Nhận thức định hướng cho hành động.Nhận thức đúng là một trong những điều kiện cơ bản để hành động đúng.Nhận thức,ý thức soi sáng cho hành động,nhận thức sâu sắc ,ý thức cao sẽ giúp nâng cao trách nhiệm và hành động thực tiễn đạt hiệu quả tốt.Biện pháp: Kế hoạch hoá công tác giáo dục đạo đức học sinh và quản lý xây dựng chương trình ,nội dung và tổ chức,bồi dưỡng cho các chủ thể tham gia giáo dục đạo đức học sinh” giữ vai trò then chốt,quyết định chất lượng giáo dục đạo đức .Chúng thể hiện ,năng lực quản lý ,năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của trung tâm trong suốt quá trình giáo dục đạo đức học sinh.Trong đó biện pháp kế hoạch hoá có vai trò định hướng mục tiêu,nội dung hình thức,biện pháp cơ chế phối hợp các lực lượng...đảm bảo cho quá
88
trình quản lý công tác GDĐĐ diễn ra một cách chủ động,đúng hướng.Biện pháp quản lý xây dựng công tác tự quản trong các hoạt động tập thể và vui chơi,giải trí nhằm phát huy vai trò chủ động ,tích cực của học sinh,biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục .Biện pháp: Đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa trung tâm gia đình và xã hội” là điều kiện quan trọng tạo ra sự thống nhất về nội dung,chuẩn mực giáo dục đạo đức giữa các môi trường giáo dục nhằm hỗ trợ cho quá trình GDĐĐ HS đạt hiệu quả cao.Đây là biện pháp có thể áp dụng trong điều kiện thiếu thốn vì trong công tác giáo dục đạo đức học sinh không thể thiếu sự kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục.các biện pháp :”Quản lý nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá,và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục đạo đức học sinh” mang tính chất điều kiện bên trong nhằm đảm bảo cho công tác quản lý GDDĐ HS được cụ thể,công bằng ,khách quan,nhanh ,chính xác và thuận lợi hơn.
Như vậy các biện pháp trên vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau,quan hệ gắn bó với nhau,cùng hỗ trợ ,bổ sung cho nhau trong suốt quá trình quản lý giáo dục đạo đức học sinh.Do đó trung tâm phải triển khai thực hiện chúng một cách đồng bộ,nhất quán mới đạt chất lượng cao trong công tác quản lý GDĐĐ HS.
3.4.Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp chúng tôi đã tập hợp ý kiến của các đối tượng sau:
Đối tƣợng khảo nghiệm. Bảng 3.1.
STT Đối tƣợng khảo nghiệm Tổng số Nam Nữ
1 Cán bộ quản lý giáo dục 10 5 5
2 Giáo viên 50 25 25
3 Cán bộ quản lý địa phương 15 7 8
4 Phụ huynh học sinh 55 30 25
5 Học sinh 80 40 40
89
Đối tượng khảo nghiệm là những người liên quan trực tiếp đến sự phối hợp giáo dục đạo đức giữa trung tâm và xã hội .Các biện pháp được khảo nghiệm:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ,GV,cha mẹ HS,các ban ngành đoàn thể trong xã hội.
Biện pháp 2 :Kế hoạch hoá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh GDTX huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
Biện pháp 3:Quản lý xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức ,bồi dưỡng cho các chủ thể tham gia giáo dục đạo đức học sinh.
Biện pháp 4 :Quả lý xây dựng công tác tự quản của học sinh trong các hoạt động vui chơi giải trí.
Biện pháp 5 :Đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa trung tâm gia đình và xã hội Biện pháp 6 :Quản lý nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra,đánh giá giáo dục đạo đức học sinh
Biện pháp 7 :Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục đạo đức học sinh
Bảng 3.2 .Đánh giá kết quả khảo nghiệm các biện pháp GDĐĐ HS. Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết % Cần thiết % Không cần thiết % Rất khả thi % Khả thi % Không khả thi % Biện pháp 1 75 36% 130 61,5% 5 2,5% 73 35,5% 132 62% 5 2,5% Biện pháp 2 70 33% 130 61,5% 10 5,5% 68 32% 130 62% 12 6% Biện pháp 3 55 26% 143 68% 12 6% 60 28% 132 63,5% 18 8,5% Biện pháp 51 145 14 53 143 14
90 4 24% 69% 7% 25% 68,4% 6,6% Biện pháp 5 65 31% 136 64% 9 5% 64 30,4% 138 65,8% 8 3,8% Biện pháp 6 60 28,5% 135 64% 15 7,5% 63 30% 134 63,9% 13 6,1% Biện pháp 7 51 24% 120 57% 49 19% 52 24,7% 132 62% 26 13,3% Tổng 364 24,7% 939 63,8% 114 11,5% 443 29,4% 950 64,6% 96 6%
91 Tiểu kết chƣơng 3:
Để góp phần nâng cao chất lượng quản lý GDĐĐ cho học sinh Trung tâm GDTX huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, tác giả đã đề xuất bảy biện pháp quản lý GDĐĐ. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Do đó phải thực hiện chúng một cách đồng bộ, nhất quán trong suốt quá trình GDĐĐ học sinh.
Từ những kết quả kiểm chứng trên,tác giả có thể kết luận :Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh trung tâm GDTX huyện Nghĩa Hưng ,tỉnh Nam Định mà tác giả đề xuất hoàn toàn có thể áp dụng được trong điều kiện hiện nay và phù hợp với thực tiễn của đại bộ phận các đối tượng tham gia quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.Các biện pháp trên được đa số những đối tượng khảo nghiệm tán thành với sự cần thiết và mức độ khả thi cao.Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh được tổ chức tốt sẽ tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi,mọi lúc,trong từng tập thể và từng cá nhân.Tuy nhiên tuỳ từng đơn vị cụ thể và điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương có sự chỉ đạo các biện pháp ở mức độ khác nhau,trong các lĩnh vực giáo dục khác nhau để phát huy tốt nhất tác dụng của các biện pháp và đem lại hiệu quả cao nhất cho học sinh.
92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận:
Sử dụng các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ GDTX là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, vừa mang tính cấp bách trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010-2015.
Các biện pháp GDĐĐ cho học sinh hệ GDTX phải đảm bảo mục tiêu, nội dung phù hợp, biện pháp quản lý phải đồng bộ, huy động các lực lượng tham gia quản lý GDĐĐ cho học sinh, phát huy được tiềm năng xã hội, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể toàn xã hội.
Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận của các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh các trung tâm GDTX bằng việc phân tích một số khái niệm cơ bản ,thực trạng giáo dục đạo đức tại các trung tâm GDTX huyện Nghĩa Hưng,nhằm làm rõ vai trò và