Nguyên nhân của những tồn tại cần giải quyết để nâng cao công tác quản

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh tại các trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong bối cảnh hiện nay (Trang 69)

Nam Định:

Bảng 2.14. Nguyên nhân ảnh hưởng tới giáo dục đạo đức học sinh Trung tâm GDTX huyện Nghĩa Hưng.

STT Các nguyên nhân

ý kiến của giáo

viên ý kiến của học sinh Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Người lớn chưa gương mẫu. 132 52,8 145 35,8 2 Gia đình, xã hội buông lỏng giáo

dục đạo đức 165 66,0 272 67,2

3 Quản lý giáo dục đạo đức của Trung tâm chưa chặt chẽ

60 24,0 96 23,7

4 Nội dung giáo dục đạo đức chưa

thiết thực 63 25,2 105 25,9

5 Những biến đổi về tâm, sinh lý

lứa tuổi. 63 25,2 128 31,6

6 Tác động tiêu cực của nền kinh tế

thị trường 135 54,0 190 46,9

7 Một bộ phận thầy cô giáo chưa

quan tâm giáo dục đạo đức 135 54,0 216 53,3 8 Chưa có sự phối hợp giữa các lực

59 9 Sự quản lý giáo dục đạo đức của

xã hội chưa thống nhất 152 60,8 270 66,7 10 Phim ảnh, sách báo không lành mạnh 162 64,8 113 27,9 11 Các đoàn thể xã hội chưa quan

tâm giáo dục đạo đức 137 54,8 224 55,3 12 Công tác thanh kiểm tra chưa nghiêm 162 64,8 165 40,7

13 Tệ nạn xã hội 157 62,8 192 47,2

14 ý thức rèn luyện của học sinh kém 152 60,8 270 66,7

Khảo sát 405 học sinh 2 Trung tâm GDTX về nguyên nhân của những biểu hiện không lành mạnh nêu trên cho thấy những thực tế có nhiều nguyên nhân nhưng tựu chung lại ta thấy: Từ gia đình, Trung tâm, xã hội, từ học sinh và sự phối kết hợp các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức.

Qua bảng 2.14 ta thấy rằng: Nguyên nhân ảnh hưởng tới giáo dục đạo đức, các tệ nạn xã hội, gia đình, xã hội buông lỏng giáo dục đạo đức. Công tác thanh kiểm tra chưa nghiêm, tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, người lớn chưa gương mẫu, một bộ phận thầy, cô giáo chưa quan tâm đến giáo dục đạo đức…

* Nguyên nhân từ phía Trung tâm: Gồm nguyên nhân (1, 4, 7, 12 ). Ban

Giám đốc đôi lúc chưa nắm bắt kịp thời các hiện tượng vi phạm đạo đức của học sinh để ngăn chặn kịp thời, năng lực của một số GVCN lớp còn hạn chế, chưa đi sâu sát từng học sinh để nắm bắt hoàn cảnh riêng của từng em, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em. Một số giá viên chưa có nhận thức đúng đắn và chưa thực sự quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS,khi chưa có nhận thức đúng đắn thì hành động sẽ bị sai lệch ,chỉ chú trọng dạy “chữ”, coi nhẹ việc giáo dục đạo đức, đó là việc của GVCN. Một số giáo viên chưa tâm huyết với nhề ,còn thiếu gương mẫu, đôi lúc chưa thực sự là “tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, ..Các hình thức tổ chức GDĐĐ

60

tuy đã có nhưng nội dung còn nghèo nàn ,dập khuôn,đôi khi các phương pháp giáo dục đạo đức còn cứng nhắc, thiếu tôn trọng nhân cách học sinh… Xem nhẹ yếu tố thuyết phục,thường áp đặt ý kiến của người lớn hay thô bạo trong cách đối xử với học sinh.Chưa kết hợp được giáo dục những học sinh vi phạm đạo đức với việc giáo dục cho cả tập thể học sinh.Công tác thanh, kiểm tra chưa thường xuyên, chặt chẽ.Cơ sở vật chất ,tài chính hỗ trợ cho các hoạt động Đoàn còn nghèo nàn,eo hẹp chưa thu hút đông đảo học sinh tham gia,vì thế hiệu quả GDĐĐcho HS chưa cao.

* Nguyên nhân từ phía xã hội :Gồm Nguyên nhân ( 6,8, 9, 11, 13):

Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương xây dựng một xã hội học tập, nâng cao nhận thức cho mọi người về học tập suốt đời, thực hiện có hiệu quả việc xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, tập trung củng cố mô hình hoạt động của Trung tâm GDTX và Trung tâm HTCĐ theo hướng một cơ sở thực hiện nhiều nhiệm vụ. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận học sinh không thiết tha với việc học mà bỏ học chơi bời hoặc đi làm công nhân kiếm tiền. ..

Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tê nước ta đang phát triển .Cơ chế thị trường len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội làm cho nhiều giá trị đạo đức truyền thống ngày càng xuống cấp trầm trọng.Cùng với những thành quả đạt được về xây dựng kinh tế ,chúng ta không thể phủ nhận mặt trái của cơ chế thị trường đã làm xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội trước sự cám dỗ của đồng tiền đã làm không ít học sinh sa ngã ,ảnh hưởng không tốt đến việc GDĐĐ HS.

Sự buông lỏng trong quản lý của các cấp, các ngành về hoạt động dịch vụ văn hoá đã làm xuất hiện nhiều tụ điểm xấu, không lành mạnh ở gần các Trung tâm GDTX, các tụ điểm này đã lôi kéo học sinh vào các điểm giải trí: Bi-a, game, chat, … Đây là nguyên nhân chính dẫn đến học sinh bỏ học, bỏ buổi, bỏ giờ gây gổ đánh nhau…

* Nguyên nhân từ phía gia đình: Gồm nguyên nhân (1,2) Gia đình đóng một

vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ. Trình độ văn hoá,lối sống ,phương pháp giáo dục con cái ảnh hưởng lớn đến học sinh.Kết

61

quả điều tra cho thấy phần lớn các em học sinh được bố mẹ, ông bà có văn hoá, lối sống chuẩn mực thì có phương pháp giáo dục tốt, con em ngoan ngoãn ngược lại các gia đình mà bố mẹ mải kiếm tiền, hay cãi vã nhau… thì chưa quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của con cái, khoán cho thầy cô giáo, vì nhận thức lệch lạc ,thiếu hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi,thiếu kiến thức về giáo dục và chăm sóc con cái...nên còn nhiều em chưa ngoan, còn chơi bời, lười học, …

* Nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh: Gồm nguyên nhân (5, 10, 14)

Đó là những biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông: do đặc điểm tâm, sinh lý tuổi dậy thì, tình cảm của các em chưa ổn định, khả năng làm chủ của bản thân còn yếu trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài, thiếu hiểu biết trước những cám dỗ của bản thân, điều này tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội xâm nhập vào tư tưởng, tình cảm của các em, một số em phải bỏ học.

*Nguyên nhân từ việc quản lý,phối hợp các lực lƣợc giáo dục:

- Các tổ chức chính trị xã hội nói chung và tổ chức Đoàn thanh niên nói riêng trong Trung tâm GDTX hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, sự phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài Trung tâm chưa tốt.

-Sự phối hợp giữa trung tâm ,công an và chính quyền địa phương chưa thường xuyên liên tục.

-Như vậy để hoạt động GDĐĐ HS đạt hiệu quả,lãng đạo quản lý phải xây dựng được mối quan hệ khăng khít giữa gia đình trung tâm và xã hội.Giáo dục cho học sinh tự nhận thức ,định hướng khả năng làm chủ ,bản lĩnh. Từ kết quả khảo sát trên cũng thấy trung tâm đã cú trọng đến việc GDĐĐ cho học sinh những phẩm chất cần thiết cho con người mới,nhưng chưa toàn diện,đặc biệt là những phẩm chất có liên quan đến thái độ của mình đối với cuộc sống,đối vớ xã hội ,đối với con người,với công việc và tập thể.

62

2.3 Đánh giá thực trạng việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của hai Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên huyện Nghĩa Hƣng.

2.3.1. Những mặt tích cực.

Những năm qua,đội ngũ thầy ,cô giáo 2 trung tâm GDTX huyện Nghĩa Hưng đã nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn (ba giáo viên đã học sau đại học ),luôn trau dồi phẩm chất và năng lực,thể hiện tấm gương sáng cho học sinh noi theo.Ngày càng xuát hiện nhiều hơn những tấm gương tiêu biểu trong công tác giảng dạy,học tập và rèn luyện ,nhiều giáo viên đạt giải cao trong hội giảng tỉnh và nhiều giải trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh.

Việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm đã có tác dụng tích cực trong công tác phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường,giữ được môi trường giáo dục lành mạnh,đồng thời cung cấp cho nhau những thông tin cần thiết trong công tác GDĐĐ hình thành nhân cách học sinh.

Công tác giáo viên chủ nhiệm được trung tâm chú trọng về lực lượng,coi đây là cầu nối giữa trung tâm với tập thể lớp ,với từng học sinh và cũng là đường giây liên lạc hiệu quả nhất để truyền và thu nhận thông tin nhằm điều khiển,điều chỉnh kịp thời công tác chỉ đạo của giám đốc.Đồng thời đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cũng giữ được mối liên lạc với phụ huynh,nắm bắt cụ thể hoàn cảnh từng gia đình học sinh để vận dụng các biện pháp giáo dục phù hợp và thực sự có hiệu quả.

2.3.2 . Những mặt hạn chế :

Tuy nhiên,ban giám đốc chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý công tác GDĐĐ cho HS ,điều này thể hiện ở việc chưa có kế hoạch chuyên đề về GDĐĐ hàng năm,hàng tháng,nội dung GDĐĐ cho HS chưa thiết thực,chưa thật phù hợp với tình hình cụ thể của trung tâm,hình thức GDĐĐ cho HS đề ra trong kế hoạch chung chung ,chưa phong phú,chưa hấp dẫn ,nội dung GDĐĐ chưa thiết thực,còn mang tính bề nổi,thiếu bề sâu.Quy trình quản lý công tác GDĐĐ chưa rõ ràng

Chưa xây dựng được cơ chế phối hợp đồng bộ giữa GVCN,GVBM và các tổ chức khác trong trung tâm để thực hiện công tác GDĐĐ cho HS .Việc phối hợp với các

63

lực lượng giáo dục ngoài trung tâm còn thiếu chủ động,chưa tập trung vào các mục tiêu GDĐĐ cho HS.

Chưa có các biện pháp chủ động phát hiện sớm để phân công theo dõi, quản lý các học sinh có biểu hiện cá biệt để có phương pháp giáo dục hiệu quả ngay từ khi học sinh cá biệt này còn ở mức độ vi phạm chưa có hệ thống hoặc ở mức độ nhẹ...Chính vì lơ là ,không chú ý và quá thụ động nên dễ làm học sinh nhàm chán,nhất là đối tượng chưa ngoan về đạo đức thì chưa tạo được tình cảm tốt để giúp các em nhận thức đúng và điều chỉnh hành vi sai lệch của các em.

Thêm vào đó,việc kiểm tra,đánh giá chưa tập trung vào các hoạt động GDĐĐ của các tổ chức ,cá nhân trong trung tâm,chưa thường xuyên coi trọng đúng mức kiểm tra,đánh giá GDĐĐ ,chưa gắn chặt các hoạt động này với công tác thi đua khen thưởng ,kỷ luật ,cán bộ giáo viên và học sinh.

64 Tiểu kết chƣơng 2

Toàn bộ phần nghiên cứu thực trạng của việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hệ GDTX huyện Nghĩa Hưng, khảo sát, kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng đạo đức học sinh, nhận thức của các đối tượng xã hội tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh, những nguyên nhân, hạn chế cần giải quyết để hạn chế học sinh vi phạm đạo đức, học sinh chưa ngoan. Đề tài đã phân tích thấy rằng công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh đã được các cấp, các ngành, đoàn thể trong và ngoài Trung tâm quan tâm nhưng chưa đồng bộ, chưa đạt hiệu quả cao và chưa đáp ứng được yêu cầu của XH. Để khắc phục được những hạn chế, nhược điểm này đòi hỏi người làm công tác quản lý phải tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý GDĐĐ cho học sinh làm giảm tình trạng học sinh yếu về đạo đức. Chương 3 sẽ làm rõ nội dung trên.

65

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TẠI HAI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN

HUYỆN NGHĨA HƢNG - TỈNH NAM ĐỊNH. 3.1. Một số nguyên tắc để xây dựng biện pháp quản lý giáo dục đạo đức:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa:.

Thực tế cho thấy trong quá trình đề xuất các biện pháp quản lý nói chung và trong quản lý giáo dục đạo đức nói riêng người quản lý không bao giờ thay đổi toàn bộ các biện pháp cũ trước đó bằng các biện pháp hoàn toàn mới mà phải có tính kế thừa có chọn lọc các biện pháp vẫn còn phù hợp với hiện tại.Từ những ưu điểm của các biệp pháp đã và đang thực hiện hoặc được tiếp thu kinh nghiệm quản lý của người khác mà đúc kết thành. Chính vì vậy nguyên tắc đầu tiên để lựa chọn biện pháp là phải đảm bảo tính kế thừa. Khi vận dụng tính kế thừa vào việc xây dựng các biện pháp nó sẽ làm cho các hoạt động của đơn vị ít bị xáo trộn hoặc thay đổi hoàn toàn.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống:

Trong công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh tính đồng bộ và hệ thống là rất cần thiết.Việc phối hợp đồng bộ và hệ thống quản lý chặt chẽ từ các cấp,các ngành giáo dục,tới các cơ quan chức năng toàn xã hội sẽ đem lại hiệu quả quản lý.Đây cũng là căn cứ xét xem người quản lý có năng lực tốt hay không,có phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình hay cần phải điều chỉnh.Sự phối hợp đồng bộ và hệ thống ba môi trường giáo dục:Gia đình-Trung tâm và xã hội đảm bảo được tính thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động giáo dục để tạo ra cùng một hướng,cùng một đích,một tác động tổ hợp đồng tâm hợp lực tập trung sức mạnh kích thích ,thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của học sinh.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi:

Một biện pháp có thể thực hiện trong thực tiễn thì phải có tính phát triển và khả thi. Tính phát triển và khả thi được hiểu là có thể vận dụng và thực hiện được

66

trong thực tế. Đối với trường học tính khả thi của các biện pháp còn thể hiện tính vừa sức với các lực lượng giáo dục, phù hợp với thời gian, với đạo đức, văn hóa xã hội của địa phương ...

Chúng ta biết rằng công tác giáo dục đạo đức học sinh trung tâm GDTX là nhiệm vụ rất quan trọng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của giáo viên, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất để tiến hành các hoạt động ... Do đó khi đưa ra các biện pháp quản lý giáo dục cần phải được cân nhắc,tính toán khoa học,tiến hành thực nghiệm để kiểm định,xác định tính phát triển và khả thi của biện pháp trong điều kiện cho phép.

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức của Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên:

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ, cán bộ,

giáo viên, cha mẹ học sinh, các ban ngành, đoàn thể trong xã hội về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp:

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ, cán bộ quản lý cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể trong và ngoài Trung tâm thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thống nhất công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.Nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác giáo dục đạo đức là biện pháp quan trọng nhất vì có nhận thức đúng mới có hành động đúng, là cơ sở để hướng đến kết quả hoàn thiện mình. Vì thế điều đầu tiên là phải nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

67

Sơ đồ 3.1.Mô hình phối hợp quản lý giáo dục đạo đức học sinh

3.2.1.2 Nội dung của biện pháp:

Qua thực tiễn và hoạt động cho thấy nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh, các lực lượng ban ngành, đoàn thể về công tác giáo dục đạo đức chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu trong xã hội hiện nay. Do đó cần làm cho các thành viên trong xã hội tuỳ theo nhiệm vụ công tác nhận thức được tầm quan trọng của việc thống nhất công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, để họ ý thức và trách nhiệm với công việc này.

Đối với Trung tâm : Giáo viên chủ nhiệm là người Đại diện cho Trung tâm quản lý, xử lý mọi hoạt động của lớp mình phụ trách. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc GDĐĐ học sinh. Vì thế họ phải nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục về nhân cách và kết quả học tập của học sinh, nắm vững hoàn cảnh của từng em học sinh để có phương pháp giáo dục thích hợp. GVCN là linh hồn của tập thể lớp học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh tại các trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong bối cảnh hiện nay (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)