1.2.4.1.Khái niệm GDDĐ:
Giáo dục đạo đức là tổ chức tác động nhằm hình thành cho con người những quan điểm cơ bản nhất, những quy tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. Nhờ đó, con người sử dụng khả năng của mình để lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xã hội, cũng như tự đánh giá, suy nghĩ hành vi của bản thân mình.
Giáo dục đạo đức là quá trình hoạt động làm biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ chỗ là những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân, thành những đòi hỏi bên trong cá nhân, thành niền tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục. Giáo dục đạo đức là một quá trình tổ chức giáo dục xã hội và giáo dục rèn luyện, trong đó mỗi cá nhân vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình giáo dục đạo đức nói riêng và quá trình phát triển, hoàn thiện nhân cách nói chung. Giáo dục không chỉ là việc riêng của nhà trường, thầy, cô giáo mà giáo dục là của toàn xã hội, mọi lực lượng, ban ngành trong xã hội. Tuy nhiên, giáo dục đạo đức trong nhà trường đặc biệt quan trọng. Giáo dục đạo đức đối với lứa tuổi học sinh là rất quan trọng vì lứa tuổi 16-18 có những đặc điểm tâm lý, hiểu biết có hạn, vì vậy giáo dục đạo đức là hình thành, phát triển những giá trị cơ bản của nhân cách sau này của các em. Ở lứa tuổi này, các em đã bước vào lứa tuổi thanh niên, không phải là trẻ con mà chưa phải là người lớn, đời sống tâm lý phức tạp, các em trai và gái đã bắt đầu có những tình cảm, tình yêu khác giới, nếu không được giáo dục, định hướng đúng, các em dễ phát triển lệch lạc, chán học, bỏ học, đua đòi, tụ tập, buông thả, bắt chước người lớn, cờ bạc, trộm cắp…
16
Hiện nay có rất nhiều luồng văn hoá thâm nhập vào học đường, bên cạnh mặt tích cực, còn có những ảnh hưởng không lành mạnh, văn hóa phản động, trái với bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Học sinh học hệ Giáo dục thường xuyên, tuyển đầu vào với phần lớn lực học yếu, hạnh kiểm chưa tốt, việc quản lý giáo dục đạo đức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình giáo dục, cần coi trọng vai trò chủ thể, định hướng, giúp đỡ, uốn nắn các em nỗ lực vươn lên, nắm văn hoá của nhân loại, làm chủ cuộc sống, làm chủ bản thân, không lạc điệu, lạc đường
1.2.4.2.Mục tiêu, nhiệm vụ và các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh.
Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển giáo dục là tiếp tục xây dựng hoàn thiện nền giáo dục xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại. Thực hiện giáo dục toàn diện (đức, trí, thể, mỹ)ở tất cả các bậc học.Hết sức coi trọng giáo dục chính trị,tư tưởng,nhân cách,khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành.
Mục tiêu tiếp theo của giáo dục đạo đức là: Nhằm hình thành và phát triển ý thức đạo đức và năng lực thực hiện hành vi đạo đức của con người.
Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về điều thiện, ác, tốt, xấu… về những quy tắc đánh giá điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân. Ý thức đạo đức cá nhân là sự phản ánh hoạt động đạo đức của cá nhân và là điều kiện của hoạt động đó.
Hành vi đạo đức là hoạt động của con người chịu ảnh hưởng của niềm tin, ý thức đạo đức, là quá trình hiện thực hoá ý thức đạo đức.
Ý thức đạo đức phản ánh sự tồn tại, phát triển của xã hội. Ý thức về lương tâm, danh dự, lòng tự trọng,… phản ánh khả năng tự chủ của con người, là sức mạnh đặc biệt của đạo đức, là nét cơ bản thể hiện bản chất xã hội của con người. Như vậy sự phát triển của ý thức đạo đức thông qua giáo dục đạo đức là nhân tố biểu hiện rõ nhất của sự tiến bộ xã hội.
17
Ý thức đạo đức là hành vi đạo đức luôn đi đôi với nhau, quan hệ biện chứng, tạo nên bản chất đạo đức của con người. Ý thức là cơ sở tâm lý cho thực hiện hành vi đạo đức. Hành vi đạo đức là sự thể hiện ý thức đạo đức trong thực tiễn, giáo dục đạo đức phải đạt được các tiêu chí sau:
Về mặt nhận thức:
Hiểu được bản chất của đạo đức, các nguyên tắc, nội dung, chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam trong thời kỳ mới phù hợp với mức độ yêu cầu của lứa tuổi, đồng thời hiểu sự cần thiết phải tự rèn luyện mình theo các yêu cầu của chuẩn mực đạo đức để trở thành những công dân có lối sống tốt, có tình cảm đẹp, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Nâng cao nhận thức chính trị, hiểu rõ các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nắm vững những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư, tưởng Hồ Chí Minh và vấn đề phát triển con người toàn diện.
Về kiến thức:
Hiểu biết về khoa học, về thế giới, quy luật phát triển tự nhiên, xã hội, con người.Hiểu những yêu cầu về đạo đức và ý thức tuân thủ pháp luật trong cuộc sống hàng ngày.Hiểu các vấn đề quốc tế cấp thiết: hoà bình, dân số, HIV, AIDS… mà con người đang đối mặt.Hiểu về nội dung cơ bản Hiến pháp và các luật, quyền và nghĩa vụ của công dân.Hiểu về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Về kỹ năng:
Biết nhận ra và trân trọng các giá trị đích thực của xã hội, cộng đồng, gia đình, con người, lao động và thiên nhiên.Biết sống và ứng xử theo các giá trị đạo đức
đã học.Biết và thực hiện theo pháp luật.Biết tự hoàn thiện nhân cách đạo đức của bản thân, biết sống, học tập, làm việc trong môi trường đoàn kết, tôn trọng nhau, thể hiện hành vi ứng xử có văn hoá.
18
Về thái độ:
Thẳng thắn, trung thực, tôn trọng sự thật, đấu tranh cho cái mới, cái tiến bộ,sáng tạo,…Yêu thương,tôn trọng mọi người xung quanh.Có ý thức học tập và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.Có ý thức rèn luyện than thể, giữ gìn vệ sinh ,bảo vệ môi trường.Bảo vệ và tự thể hiện hoài bão, lý tưởng của cá nhân, phấn đấu thực hiện được hoài bão, lý tưởng cao đẹp thành sự thật.Rèn luyện tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sống có ý chí, nghị lực, quyết tâm vươn lên, lạc quan, không chạy theo hưởng thụ, mắc các tệ nạn xã hội.Luôn tự rèn luyện đạo đức: nhân ái, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, ham học, ham làm, dũng cảm, tự trọng, khiêm tốn… trong học tập và lao động, trong tình bạn và tình yêu, ở gia đình, nhà trường và xã hội.Tích cực tham gia các hoạt động tập thể,hoạt động xã hội phù hợp với khả năng của mình.
Các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh: Con đường thứ nhất:
Giáo dục thông qua dạy học :Một trong những con đường quan trọng nhất để giáo dục thế hệ trẻ là đưa học sinh vào học tập trong nhà trường .Nhà trường là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp có nội dung trương trình ,có phương tiện và phương pháp hiện đại ,do một đội ngũ các nhà sư phạm đã được đào tạo bài bản.Nhà trường là môi trường giáo dục thuận lợi có một tập thể HS cùng nhau học tập rèn luyện và tu dưỡng.Trong nhà trường ,HS được trang bị một khối lượng lớn tri thức khoa học,được tiếp thu những khái niệm đạo đức,văn hoá,thẩm mĩ,những quy tắc,những chuẩn mực xã hội thông qua các môn học .Nhờ học tập và thực hành theo những chương trình nội ,ngoại khoá mà kỹ năng lao động trí óc chân tay được hình thành,trí tuệ được mở mang ,nhân cách được hoàn thiện. Dạy học là con đường giáo dục chủ động,ngắn nhất và có hiệu quả,giúp thế hệ trẻ tránh được những mò mẫm,vấp váp trong cuộc đời .Con người được đào tạo bài bản bao giờ cũng thành đạt hơn những người không được học tập chu đáo.Dạy học là con đường quan trọng nhất trong tất cả các con đường giáo dục.
19
Con đường thứ hai:
Giáo dục thông qua các tổ chức hoạt động phong phú và đa dạng .Toàn bộ cuộc sống của con người là một hệ thống liên tục hoạt động phong phú và con người lớn lên cùng các hoạt động đó .Vì thế, đưa con người vào các hoạt động thực tế phong phú và đa dạng là con đường giáo dục tốt .Con người có nhiều dạng hoạt động như: vui chơi ,lao động sản xuất, hoạt động xã hội... mỗi dạng hoạt động có những nét đặc thù và đều có tác dụng giáo dục...
Con đường thứ ba:
Giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể:Tổ chức cho học sinh sinh hoạt tập thể và hoạt động giáo dục quan trọng của nhà trường.Tập thể là một tập hợp nhiều cá nhân cùng hoạt động theo một mục đích tốt đẹp .Hai yếu tố quan trọng của tập thể có ý nghĩa giáo dục lớn là chế độ sinh hoạt và dư luận tập thể.Chế độ sinh hoạt tập thể hợp lý,với kỷ luật nghiêm ,hoạt động có kế hoạch ,có tổ chức và nề nếp tạo nên thói quen sống có văn hoá ,hình thành ý chí và nghị lực .Dư luận tập thể lành mạnh luôn trợ giúp con người nhận thức những điều tốt đẹp,điều chỉnh hành vi cuộc sống có văn hoá.Trong cuộc sống tập thể các cá nhân cùng nhau hoạt động,tinh thần đoàn kết,tinh thần nhân ái,tính hợp tác cộng đồng được hình thành,đó là những phẩm chất quan trọng của nhân cách. Trong sinh hoạt tập thể ,một mặt các cá nhân tác động lẫn nhau, mặt khác là sự tác động của các nhà sư phạm qua tập thể,tạo thành tác động tổng hợp có tác dụng giáo dục rất lớn.Tập thể vừa là môi trường, vừa là phương tiện giáo dục con người,tổ chức tốt các hoạt động tập thể là con đường đúng đắn.
Con đường thứ tư:
Tự tu dưỡng :Nhân cách được hình thành bằng nhiều con đường trong đó có tự tu dưỡng hay còn gọi là tự giáo dục. Tự tu dưỡng biểu hiện ý thức và tính tích cực cao nhất của cá nhân đối với cuộc sống .
Tự tu dưỡng được thực hiện khi cá nhân đã đạt tới một trình độ phát triển nhất định, khi đã tích luỹ được những kinh nghiện sống ,những tri thức phong phú . Tự tu dưỡng là kết quả của quá trình giáo dục ,là sản phẩm của nhận thức và sự tạo
20
lập những thói quen hành vi ,là bước tiếp theo và quyết định của quá trình giáo dục .Giáo dục bắt đầu từ việc xây dựng những mục tiêu lý tưởng cho tương lai, tiếp đó là tìm những biện pháp và quyết tâm thực hiện mục tiêu đã xác định ,thường xuyên tự kiểm tra các kết quả và phương thức thực hiện, tìm các biện pháp sáng tạo mới ,xác định quyết tâm mới ,để tiếp tục hoàn thiện bản thân .Mỗi con người là sản phẩm của chính mình, tự giáo dục chính là phương thức tự khẳng định .
Các con đường giáo dục không phải là riêng rẽ, tách rời mà là một hệ thống gắn bó với nhau,chúng bổ sung hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu giáo dục xã hội .Phối hợp các con đường giáo dục chính là nguyên tắc giáo dục phức hợp và cũng là nghệ thuật giáo dục .
1.2.4.3. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh.
Giáo dục tri thức đạo đức: Là giáo dục những tư tưởng quan điểm đạo đức được hệ thống hoá, khái quát hoá thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù đạo đức.Tri thức đạo đức thông thường phản ánh sinh động,trực tiếp,nhiều mặt cuộc sống hàng ngày của con người,thường xuyên chi phối hành vi đạo đức con người trong cuộc sống.
Giáo dục tình cảm đạo đức: Tình cảm đạo đức là một yếu tố cấu thành, biểu hiện một cấp độ của ý thức đạo đức. Người có tình cảm đạo đức phát triển là người biết phân biệt được cái thiện, ác; cái đúng, sai; cái xấu, đẹp, … Việc giáo dục tình cảm đạo đức trong xã hội cơ chế thị trường hiện nay là rất cần thiết, giáo dục tình cảm đạo đức tốt đẹp luôn được đặt lên hàng đầu,là những hoạt động luôn chứa đựng lòng vi tha,nhân ái,nhân đạo. giờ đây những giá tri tốt đẹp đó phần nào đang bị giá trị vật chất làm vẩn dục.Vì vậy, Giáo dục tình cảm đạo đức góp phần tích cực vào việc khắc phục tình trạng nêu trên, bồi đắp lại những tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người trong điều kiện hiện đại.
Giáo dục lí tưởng đạo đức: Lí tưởng đạo đức là cái cần vươn tới, cũng như mọi lí tưởng khác, lí tưởng đạo đức bao hàm yếu tố lựa chọn, mong muốn, khát khao, vì vậy nó chứa đựng yếu tố tình cảm đạo đức. Giáo dục lí tưởng đạo đức cách
21
mạng “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Ra sức làm việc, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động trên hết, lên trên lợi ích của cá nhân mình…”
Giáo dục giá trị đạo đức:Giá trị đạo đức bao gồm:Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc,giá trị đạo đức cách mạng và tinh hoa đạo đức nhân loại.
+ Về giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc:Đó là chuẩn mực của người Việt Nam để xác định thiện- ác,phải –trái,tốt-xấu,chi phối lương tâm,hạnh phúc,nghĩa vụ của người Việt Nam.Dân tộc Việt Nam mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã sáng tạo cho mình một nề văn hoá riêng, phong phú, bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp,cao quý,đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất trong đấu tranh giải phóng dân tộc,truyền thống đoàn kết,nhân nghĩa,tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, Việt Nam là dân tộc có truyền thống cần cù,dũng cảm ,thông minh ,sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu,là một dân tộc ham học hỏi,không ngừng mở rộng đón nhận tinh hoa văn hoá đạo đức nhân loại.
+ Về giá trị đạo đức cánh mạng: Đạo đức cách mạng là “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng ,cho cách mạng , đó là điều chủ chốt nhất.Ra sức làm việc cho Đảng,thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng , đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lao động trên hết,lên trên lợi ích riêng của cá nhân mình.Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân,vì Đảng vì dân mà đấu tranh quên mình,gương mẫu trong mọi việc ,ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn tự phê bình mình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình cùng đồng chí mình cùng tiến bộ”.
+ Về tinh hoa đạo đức nhân loại: Giá trị đạo đức Phương Đông được thể hiện rõ nét trong Nho giáo,Phật giáo....Trong đạo Nho,mặc dù có những yếu tố hạn chế nhưng lại chứa đựng nhiều giá tri đạo đức tiến bộ.Mặt tích cực của đạo đức Nho giáo đó là triết lý hành động,tư tưởng nhập kế,hành đạo ,giúp đời,là lý tưởng về một xã hội bình trị,ước vọng về một xã hội an ninh,hoà mục.một thế giới đại đồng ,là triết lý nhân sinh,tu thân dưỡng tính...Bên cạnh đó,những giá trị đạo đức trong Phật giáo lại thể hiện dưới các góc độ: tư tưởng vị tha,từ bi ác bái, cứu khổ cứu nạn thương
22
người như thể thương thân,nếp sống có đạo đức,giản dị,chăm lo làm điều thiện,tinh thần bình đẳng,dân chủ,chất phác chống lại sự phân biệt đẳng cấp,tinh thần đề cao lao động,chống lười biếng.
1.2.4.4. Phương pháp giáo dục đạo đức.
Các phương pháp GDĐĐ cho học sinh rất phong phú,đa dạng, kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại như:
-Phương pháp đàm thoại:Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo viên và học sinh về các vấn đề đạo đức,dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước.
-Phương pháp kể chuyện: Dùng lời nói,cử chỉ,điệu bộ để mô tả diễn biến,quan hệ giữa các sự vật,sự việc theo câu chuyện nhằm hình thành ở học sinh những xúc cảm đạo đức,xúc cảm thẩm mỹ mạnh mẽ sâu sắc.