Biện pháp 4:Quản lý xây dựng công tác tự quản của học sinh trong các

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh tại các trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong bối cảnh hiện nay (Trang 89)

hoạt động tập thể và vui chơi giải trí.

Đây là biện pháp quan trọng có ảnh hưởng lớn đến đạo đức của từng học sinh và tập thể học sinh.Vì rằng ,mục đích cuối cùng quan trọng nhất là tạo lậpđược những thói quen hành vi đạo đức,điều đó thì phải do chính bản thân học sinh là chủ thể của những hành vi đó

79

Tạo cho học sinh có thói quen tự quản trong việc tự rèn luyện bản thân và thực hiện các hoạt động do trung tâm,đ oàn thanh niên tổ chức nhằm nâng cao nhận thức từ đó có thái độ và hành vi tốt trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức công dân.

Biến quá trình rèn luyện thành quá trình tự rèn luyện,từ chỗ thực hiện theo kế hoạch đến chỗ xây dựng kế hoạch hoạt động ,tự tổ chức,điều chỉnh hoạt động ,thực hiện kế hoạch và tự đánh giá kết quả hoạt động cho chính bản thân hoặc tập thể học sinh.

3.2.4.2 Nội dung :

Giúp cho học sinh hiểu nhiệm vụ được giao,biết làm gì,làm như thế nào và có nhu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao,có thể vạch ra kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ,biết điều khiển tập thể hoạt động theo kế hoạch đã vạch ra,biết giải quyết các tình huống nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,biết kiểm tra và điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với các tình huống thực tế mà mục đích đề ra ,biết nhận xét,đánh giá ưu,khuyết điểm,xếp loại kết quả hoạt động so với mục đích yêu cầu của nhiệm vụ,biết rút kinh nghiệm lần sau làm tốt hơn.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện.

Thời guan sinh hoạt 15 phút đầu giờ,tiết sinh hoạt thứ 7 hàng tuần,sinh hoạt đoàn vào tuần 4 trong tháng..là các thời điểm quan trọng dành cho học sinh thực hiện các hoạt động tự quản .Các em còn thực hiện tự quản trong các buổi bồi dưỡng tri thức vè tự quản,tập huấn nghiệp vị công tác đoàn,thông qua giảng dạy bộ môn ,thông qua các cuộc thi tri thức trẻ,đường lên đỉnh Ôlympia,...các phong trào thi đua của trung tâm và của Đoàn chào mừng các ngày lễ lớn 20/11,22/12,8/3,/26/3, 30/4,19/5...,tổ chức các câu lạc bộ do học sinh trực tiếp làm ban chủ nhiệm giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản yêu cầu tối thiểu về tự quản,trắc nghiệm qua thực tiễn.

Tổ chức cho học sinh tập tự quản nhằm hình thành sự tự tin ở khả năng của mình,phát huy tính năng động sáng tạo trong tổ chức và điều khiển các hoạt động tập thể,phát triển hứng thú say mê của học sinh,chủ động khi được giao nhiệm vụ.

80

Ban chấp hành Đoàn thanh niên ,GVCN...phải tạo không khí vui tươi,phấn khởi khi tổ chức các hoạt động tập thể để cho học sinh có dịp thử nghiệm vai trò “chỉ huy’’ của mình,thu hút tất cả học sinh cùng tham gia quá trình tổ chức và điều khiển các hoạt động tập thể,trong đó mỗi người lần lượt đóng vai trò thủ lĩnh.Hướng dãn học sinh tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ nhằm giúp học sinh biết tự ý thức về phẩm chất ,kỹ năng hoạt động tập thể của bản thân,từ đó giúp các em biết tự điều chỉnh,tự khẳng định mình trước tập thể. Thông qua hoạt động giáo dục tập thể học sinh phải thường xuyên nâng cao ý thức tự giáo dục, có ý thức hướng nghiệp, ý thức tự giác không chỉ ở tập thể lớp mà còn cả trong gia đình và xã hội. PHHS cũng phải tạo được cho con em mình tính tự giác, tự quản, tự rèn luyện tu dưỡng đạo đức.

Để phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp, GVCN cần tổ chức các hoạt động phù hợp tâm lý lứa tuổi, tạo mọi điều kiện để học sinh phát huy năng lực xây dựng mô hình phù hợp với khả năng của học sinh.

GVCN phải xây dựng được quy trình sinh hoạt lớp linh hoạt,dành nhiều thời gian cho học sinh tự điều khiển,GVCN đóng vai trò cố vấn hướng dẫn học sinh sinh hoạt lớp. GVCN thường xuyên liên hệ với gia đình phụ huynh,hướng dẫn phụ huynh tiến hành các phương pháp giáo dục,quản lý hoạt động tự học,tự rèn luyện của học sinh ở nhà. Để quản lý xây dựng công tác tự quản của học sinh trong các hoạt động tập thể và vui chơi giải trí đạt hiểu quả phải có sự chỉ đạo sát sao của BGĐ ,có sự kết hợp giữa đoàn thanh niên,công đoàn ,hội phụ huynh học sinh...với GVCN.Triển khai ké hoạch đôn đốc kiểm tra uốn nắn kịp thời những lệch lạc về nhận thức cũng như hành vi đạo đức của học sinh.

GVCN tâm huyết với nghề,có tinh thần trách nhiệm cao hết lòng vì học sinh

Đội ngũ cán bộ lớp phải có tinh thần trách nhiệm cao nhiệt tình công tác,có năng lực tổ chức,năng lực hoạt động,có uy tín trước tập thể,có khả năng tập hợp lôi cuốn các bạn tự giác thực hiện tốt mọi hoạt động của trung tâm.

81

Xây dựng được tập thể học sinh tự giác,đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện,có sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện tu dưỡng đạo đức.Không còn những hành vi vi phạm nội quy,vi phạm pháp luật,tự tổ chức các hoạt động học tập sinh hoạt của học sinh theo kế hoạch của trung tâm.

3.2.5. Biện pháp 5:Đa dạng hoá các hình thức phối kết hợp giữa trung tâm ,gia đìnhvà xã hội trong quản lý GDD học sinh.

Đây là biện pháp hữu hiệu góp phần to lớn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh.Mối quan hệ giữa Gia đình -Trung tâm -Xã hội là môi trường sống ,môi trường giáo dục suốt đời đối với học sinh. Nếu quản lý,phối hợp tốt giữa ba nhân tố trên thì giáo dục đức học sinh mang lại hiệu quả.

3.2.5.1.Mục tiêu của biện pháp:

Phát huy sức mạnh tổng hợp của trung tâm ,gia đình và xã hội cộng đồng trách nhiệm chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội( về vật chất và tinh thần) tham gia vào giáo dục thế hệ trẻ,tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện các chuẩn mực đạo đức của học sinh và xây dựng môi trường trong sạch không có tệ nạn xã hội là môi trường lý tưởng để giáo dục đạo đức học sinh.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp.

Gia đình cần chủ động liên kết với trung tâm để nắm vững mục tiêu,nội dung học tập của các em ,tham gia cùng với trung tâm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,các hoạt động ngoại khoá.Thiết lập mối quan hệ thường xuyên,động viên về tinh thần,tình cảm,trao đổi kinh nghiệm cùng nhau giáo dục HS

Tăng cường phối hợp các tổ chức xã hội nhằm phát huy tiềm năng xã hội trong việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh:Phần lớn thời gian học sinh sinh hoạt tại nhà và cộng đồng cư trú,nếu chỉ chú ý đến giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đủ ảnh hưởng đến việc hoàn thiện nhân cách cho học sinh.Cần chú trọng giáo dục việc giữ gìn thuần phong mĩ tục của cộng đồng cho học sinh ,tìm hiểu lịch sử phong tục tập

82

quán,giáo dục học sinh hiếu thảo với ông bà,cha mẹ ,lễ nghĩa với thầy cô,thân ái với bạn bè.

3.2.5.3. Cách tiến hành:

+Căn cứ vào tình hình cụ thể,điều kiện thực tiễn của cộng đồng, trung tâm cần lên một kế hoạch tổ chức họp bàn mỗi năm một lần vào đầu năm học,mời đại diện cộng đồng ,thường trực hội cha mẹ HS,chi hội trưởng hội cha mẹ HS...đến họp,thảo luận,cùng nhau bàn cách phối hợp có hiệu quả, cần duy trì đều đặn và chăt chẽ.

Mỗi học kỳ tổ chức họp cha mẹ HS từ hai đến ba lần để thông báo tình hình ,kết quả học tập tu dưỡng của các em.Sử dụng liên lạc thường xuyên bằng điện thoại,gửi thư trao đổi...hàng tháng và kết thúc học kỳ.

+Ban chi hội cha mẹ HS cử đại diện trực tiếp tham gia công tác giáo dục đaọ đức cho HS bằng các hình thức thông qua nói chuyện,hội thảo nhằm bàn bạc các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.

Đề nghị và phối hơp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh cụ thể:

+Ngành y tế:truyền bá những tri thức về dân số,sức khoẻ sinh sản vị thành niên,giáo dục giới tính,vệ sinh phòng bệnh,bảo vệ môi trường..

+Ngành công an :cung cấp tri thức về pháp luật ,phòng chống các tệ nạn xã hội

+Các đơn vị quân đội và hội cựu chiến binh ,giáo dục về truyền thống quân đội,về lịch sử, lối sống ,kỷ cương đạo đức...

+Ngành văn hoá thông tin :tham gia giáo dục văn hoá,thẩm mỹ cho học sinh thông qua một số hoạt động như thi đấu TDTT,văn nghệ,triển lãm...

+Ngành lao động –thương binh xã hội;cung cấp tri thức về định hướng nghề nghiệp,nhu cầu lao động trong các ngành nghề,thị trường lao động,kỷ luật lao động. +Phối hợp với uỷ ban nhân dân xã ,công an xã,huyện,trung tâm tổ chức ký cam kết xây dựng nề nếp kỷ cương ,phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội.Thực hiện tốt an toàn giao thông ,tập thể lớp và từng Hs ký cam kết không vi phạm.

83

+Tổ chức kiểm tra nề nếp bốn lần trong một năm học.Hàng tháng họp giao ban đều đặn,kiểm điểm rút kinh nghiệm kết quả liên kết giáo dục.

+Tổ chức hội thảo về công tác giáo dục đạo đức HS ,trao đổi kinh nghiệm giáo dục quản lý học sinh giữa các GVCN .Mời cán bộ lão thành cách mạng xuống nói chuyện,làm công tác tuyên truyền giáo dục vào các ngày lễ lớn : 20/11,22/12,8/3,26/3,30/4,19/5....Liên kết với các cơ quan đơn vị có điều kiện đỡ đầu,hỗ trợ quỹ khuyến học khuyến tài,động viên HS nghèo vươn lên học giỏi,xây dựng quỹ thưởng cho HS tiến bộ và có thành tích xuất sắc.

3.2.6. Biện pháp 6: Quản lý nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh. dục đạo đức học sinh.

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp.

- Xây dựng tiêu chí,phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh một cách hợp lý,khoa học nhằm đánh giá chính xác công bằng kết quả rèn luyện đạo đức HS,động viên, khuyến khích, nhân rộng gương các tập thể, cá nhân có tư cách, phẩm chất, tinh thần tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tốt; giúp các em học sinh thấy được các tồn tại, khuyết điểm, các nguyên nhân và biện pháp để học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tốt hơn.

- Giúp cho CBQL các cấp, giáo viên, phụ huynh thấy được những ưu điểm, nhược điểm trong công tác quản lý giáo dục đạo đức, rút kinh nghiệm, tìm ra những nguyên nhân, biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.6 .Nội dung của biện pháp :

-Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh: căn cứ vào Luật giáo dục 2005,các thông tư,văn bản của Bộ GD-ĐT về giáo dục đạo đức và, Quy chế đánh giá xếp loại học sinh, nội quy, quy định của trung tâm…

- Đánh giá nhận thức và thái độ của học sinh trong việc thực hiện chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

84

- Đánh giá nhận thức và thái độ của học sinh về việc thực hiện nội quy, quy định của nhà trường, về quyền nghĩa vụ của học sinh và của công dân tương lai.

- Đánh giá về ý thức tham gia xây dựng trường lớp, xây dựng quê hương.

- Kết quả học tập, kết quả tham gia các phong trào hoạt động củatrung tâm, của lớp. - Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch, triển khai các biện pháp giáo dục đạo đức của cán bộ quản lý, GVCN, GVBM, Đoàn thanh niên để kịp thời rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp.

Tổ chức tuyên truyền, quán triệt rõ ràng mục tiêu đánh giá xếp loại giáo dục đạo đức cho toàn thể CBQL, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh của trung tâm.

Căn cứ vào Điều lệ trường THPT, Quy chế 58 về đánh giá xếp loại học sinh THPT, các nội quy, quy định của trung tâm để xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể rõ ràng làm cơ sở cho học sinh phấn đấu rèn luyện. Xây dựng các cơ sở để đánh giá như:

- Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá: Quan sát, nghiên cứu sản phẩm, đánh giá của tập thể, của giáo viên, tự đánh giá của cá nhân …

- Dùng nhiều hình thức đánh giá khác nhau: Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá kết quả hoạt động theo chuyên đề …

- Đánh giá bằng nhiều kênh thông tin khác nhau: Tập thể lớp, các tổ chức giáo dục trong trung tâm, ý kiến của giáo viên, cán bộ lớp, cán bộ đoàn, tự đánh giá của học sinh, nhận xét đánh giá của nơi học sinh cư trú …

Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tổng hợp các thông tin từ cá nhân phụ trách công tác thi đua của tập thể lớphay cán bộ đoàn hoặc tổ tự quản...., kiểm tra tính xác thực, công bố trước lớp trong giờ sinh hoạt để học sinh xác nhận. Cho học sinh tự làm kiểm điểm nhận xét, đối chiếu với chuẩn và tự mình xếp loại hạnh kiểm học kỳ và hạnh kiểm năm học. Sau đó tổ và lớp xếp loại cho từng cá nhân công khai trước lớp, GVCN điều chỉnh xếp loại sau khi lấy ý kiến của GVBM.GVCN báo cáo với Ban

85

Giám Đốc. Giám đốc phê duyệt hạnh kiểm HS các lớp do GVCN đề nghị .Để việc xét duyệt được chính xác công bằng.Giám đốc cần triệu tập họp xét duyệt hạnh kiểm gồm Ban giám đốc,ban thi đua do đoàn thanh niên phụ trách,GVCN,GVBM...

Việc đánh giá đúng và khách quan hạnh kiểm của HS có ý nghĩa tích cực giúp HS ý thức được khuyết điểm của bản thân ,xác định được hướng phấn đấu để có kết quả rèn luyện tốt hơn .Nếu đánh giá hạnh kiểm thiếu công bằng,thiếu chính xác sẽ hạn chế sự cố gắng của HS,tạo sức ỳ đối với HS chậm tiến.Vì vậy giáo viên phải là nhà sư phạm mẫu mực,khách quan,vô tư,hiểu biết sâu sắc tâm tư,nguyện vọng của học sinh,biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp.Giám đốc phải tập hợp được các ý kiến đánh giá đúng,phân biệt được các đánh giá sai lệch để có quyết định đúng đắn qua đó động viên được sự nỗ lực của tập thể lớp và học sinh.

Đối với các học sinh vi phạm được yêu cầu làm tường trình, kiểm điểm trong tập thể lớp, lấy ý kiến đề nghị của tập thể lớp căn cứ vào các chuẩn đã được quy định đề nghị lên Hội đồng kỷ luật của trung tâm xem xét kỷ luật và được thông báo, nhận xét công khai trước tiết chào cờ để làm gương cho những em khác.

GVCN phải thông báo kịp thời tới phụ huynh những học sinh vi phạm và đề nghị gặp trực tiếp để bàn các biện pháp phối hợp giáo dục. Trực tiếp đến nhà để nắm bắt cụ thể hoàn cảnh từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp.

Thường xuyên kiểm tra các thông tin, báo cáo qua các kênh phối hợp giáo dục, kịp thời tuyên dương, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và chưa tốt trước lớp, dưới tiết chào cờ hàng tuần.

Hàng tháng hoặc sau các đợt thi đua phải tổ chức họp để đánh giá kết quả giáo dục, tìm ra các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm,điều chỉnh kế hoạch, đưa ra các biện pháp giáo dục có khả thi và hiệu quả cao hơn.

3.2.7. Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục đạo

đức học sinh.

86

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của người cán bộ quản lý giáo dục, thúc đẩy đổi mới giáo dục Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đạo đức cho học sinh, nhằm tổ chức thực hiện đạt hiệu quả các biện pháp đã nêu, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.

3.2.7.2 Nội dung:

Đẩy mạnh Ứng dụng của công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của Trung tâm, trong đó có quản lý quá trình giáo dục đạo đức, khai thác và sử dụng các phần

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh tại các trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong bối cảnh hiện nay (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)