Tình hình giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh tại các trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong bối cảnh hiện nay (Trang 45)

*Thuận lợi:

-Hội đồng nhân dân ,uỷ ban nhân dân ,các ban ngành đoàn thể trong huyện đều quan tâm đến công tác phát triển Giáo dục-Đào tạo.Nghị quyết Đại hội huyện Nghĩa Hưng xác định rõ nhiệm vụ,vị trí,vai trò của sự nghiệp Giáo dục –Đào tạo,từ đó tập chung chỉ đạo,lãnh đạo đầu tư đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của huyện.

-Nhân dân trong huyện dù cuộc sống còn khó khăn nhưng có truyền thống hiếu học,tôn sư trọng đạo.

-Công tác chỉ đạo của ngành GD-ĐT có nhiều định hướng đổi mới đúng đắn,đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả.

*Khó khăn:

-Số lượng học sinh có chiều hướng giảm dần do có sự phân luồng cấp học và sinh đẻ có kế hoạch.

-GD-ĐT của huyện còn nhiều sự bất đồng đều giữa các xã và thị trấn.

-Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập của các trung tâm đã được cấp trên đầu tư song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy,vẫn còn 6 phòng làm việc cấp 4, chưa có phòng đa năng ...Đội ngũ giáo viên phần lớn đã nhiều tuổi nên việc tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế...

*Những kết quả đã đạt được:

-GDDT huyện Nghĩa Hưng luôn là đơn vị dẫn đầu tỉnh.Quy mô ngành học phát triển vững chắc.Chất lượng giáo dục các ngành học ,bậc học tương đối ổn định.

-Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh và trở thành phong trào quần chúng sâu rộng.

-Có nhiều đổi mới trong công tác quản lý giáo dục :thanh tra,kiểm tra thông tin quản lý,thi đua..

*Những hạn chế :

-Chất lượng giáo dục nghề nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung còn nhiều bất cập,chưa đáp ứng yêu cầu mới của thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

35

-Chất lượng giáo viên còn thấp so với yêu cầu của giáo dục ,cơ sở vật chất còn hạn chế.

Tóm lại:Từ năm học 2010-2011 đến nay,GD-ĐT huyện Nghĩa Hưng đã giữ vững thế ổn định và có bước phát triển vững chắc.Thời gian qua trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động phức tạp song GD-ĐT huyện Nghĩa Hưng vẫn đạt được nhiều thành tựu,được sở GD-ĐT Nam Định đánh giá là đơn vị đứng trong tốp đầu của tỉnh.

2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức của hai trung tâm GDTX huyện Nghĩa Hƣng ,tỉnh Nam Định.

2.2.1. Thực trạng kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của HS:

Trên cơ sở khảo sát thực trạng, đề tài tổng hợp, đánh giá chất lượng giáo dục đạo

đức và chất lượng quản lý giáo dục đạo đức 2 trung tâm GDTX Nghĩa Hưng từ năm học: 2010 -2011 đến năm 2012 -2013,đồng thời tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng tới quản lý giáo dục đạo đức, từ đó làm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp ,các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Bảng 2.1. Quy mô cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh TT GDTX huyện Nghĩa Hưng Năm học Tổng số trung tâm Số lớp Số học sinh Cán bộ quản lý, giáo viên Tổng số Trình độ đạt chuẩn 2010-2011 2 38 1.553 58 56/58 = 96,5 % 2011-2012 2 31 1.290 60 58/60 = 96,7 % 2012-2013 2 29 1.139 60 58/60 = 96,7 %

36

Bảng 2.2. Bảng xếp loại hạnh kiểm học sinh hệ GDTX huyện Nghĩa Hưng từ năm học 2010-2011 đến năm học 2012-2013. Năm học Tổng số HS Hạnh kiểm Tốt Khá Tr.bình Yếu Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2010-2011 1553 1079 69,4 % 326 21% 147 9% 1 0,6% 2011-2012 1290 973 75,2 % 223 17,3 % 94 7,3% 2 0,2 2012-2013 1139 805 70,6 % 221 19,4 % 111 9,7 3 0,3

37

Biểu đồ 2.1.Tỷ lệ % về hạnh kiểm của học sinh hai trung tâm GDTX huyện Nghĩa Hƣng trong 3 năm gần đây.

Qua số liệu thống kê trong biểu đồ 2.1 ,ta thấy:

Đa số học sinh 2 trung tâm GDTX huyện Nghĩa Hưng có hạnh kiểm tốt và khá.Số học sinh được đánh giá hạnh kiểm tốt năm học 2010-2011 là 69,4%,đến năm học 2011-2012 thì tăng lên đến 75,2%,nhưng sang đến năm học 2012-2013 thì giảm là 70,6%.Như vậy nhìn chung tỷ lê học sinh được đánh giá hạnh kiểm tốt và khá có chiều hướng gảm.

Tuy nhiên, trong ba năm học, năm nào cũng có học sinh xếp loại đạo đức trung bình và yếu.Học sinh có hạnh kiểm trung bình có chiều hướng gia tăng , năm học 2010- 2011 tỷ lệ học sinh xếp hạnh kiểm trung bình là 9%,đến năm học 2012-2013 học sinh học sinh xếp hạnh kiểm trung bình là 9,7% .Tỷ lệ học sinh xếp loại yếu lại giảm.Năm học 2010-2011 chiếm 0,6%,đến năm học 2012-2013 còn 0,3%.Tỷ lệ học sinh yếu về đạo đức tuy chỉ chiếm một bộ phận nhỏ nhưng biểu hiện rất đa dạng và phức tạp như :sử dụng rượu bia,cờ bạc ,số đề,bỏ học ,trốn tiết,trộm cắp...Nhìn từ

38

góc độ hoàn cảnh gia đình và nghề nghiệp của cha mẹ học sinh thấy rằng phần lớn học sinh yếu kém về đạo đức là con em các gia đình làm nghề buôn bán,không có nhiều thời gian quản lý và giáo dục con em họ,còn một phần là con em gia đình có kinh tế đầy đủ,nuông chiều con cái và sẵn sàng cho tiền tiêu sài không đúng mục đích dẫn đến con em họ có ảnh hưởng xấu về nhân cách.

Bảng 2.3. Kết quả giáo dục đạo đức học sinh chậm tiến của hệ GDTX huyện Nghĩa Hưng.

Năm học Tổng số HS

Học sinh chậm tiến Học sinh tiến bộ sau khi rèn luyện

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

2010-2011 1553 109 7,1% 70 64%

2011-2012 1290 99 7,7% 63 63%

2012-2013 1139 98 8,6% 52 53%

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy học sinh chậm tiến ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Nghĩa Hưng hàng năm chiếm từ 7,1 đến 8,6%.Số học sinh chậm tiến tăng dần. Có nhiều lý do :Thứ nhất là do nhận thức của bản thân học sinh chưa đầy đủ,ý thức trách nhiệm kém,không chịu rèn luyện bản thân,coi nhẹ phẩm chất đạo đức,có lối sống không lành mạnh,phát ngôn bừa bãi,thiếu suy nghĩ,thiếu văn hoá...Trước thực trạng đạo đức của học sinh có những biểu hiện không lành mạnh ,việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa to lớn cần được chú trọng.Thứ hai là do nhiều gia đình học sinh chưa quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cho con cái,mải mê kiếm tiền,phó mặc cho trung tâm....Số học sinh tiến bộ về đạo đức sau khi rèn luyện trong hè từ 64% đến 53%.Số học sinh tiến bộ sau khi rèn luyện đạo đức trong hè do những yếu tố sau:Các hoạt động giáo dục thể chất,giáo dục đạo đức,kỹ năng sống,lối sống,văn hoá văn nghệ,thể dục thể thao

39

và phòng chống các tệ nạn xã hội...được tổ chức thường xuyên,có hiệu quả,góp phần quan trọng vào sự tiến bộ trong rèn luyện đạo đức học sinh.Công tác quản lý,chỉ đạo ,kiểm tra, đánh giá sát thực với thực tế,khích lệ ,động viên học sinh tiến bộ.Việc phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm đã có sự tiến bộ , thường xuyên liên kết chặt chẽ để có các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả.

2.2.2..Thực trạng nhận thức của học sinh về vai trò của giáo dục đạo đức.

Nhận thức và thái độ đạo đức có ảnh hưởng quyết định đến hành vi đạo đức.Để hiểu được suy nghĩ của các em về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức,tác giả đã trưng cầu ý kiến của 185 học sinh của 2 trung tâm GDTX Nghĩa Hưng và đã có kết quả qua bảng 2.4 dưới đây.

Bảng 2.4. Ý kiến của học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm về sự cần thiết của giáo dục đạo đức

TT Vai trò đạo đức Học sinh Các lực lượng GD Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Rất cần thiết 171 92% 86 95% 2 Cần thiết 30 16% 4 5% 3 Bình thường. 15 8% 0 0% 4 Không cần thiết 0 0 0 0%

40

Biểu đồ 2.2. Ý kiến của học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung

tâm về sự cần thiết của giáo dục đạo đức.

Qua bảng thống kế cho thấy đại đa số học sinh đã cho rằng giáo dục đạo đức trong trung tâm cần thiết chiếm 92%, còn 8% học sinh coi nhẹ vấn đề giáo dục đạo đức. Điều đó khẳng định quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Với 90 phiếu điều tra các lực lượng giáo dục trong và ngoài Trung tâm có 95% ý kiến được hỏi cho rằng giáo dục đạo đức cho học sinh là rất cần thiết và 5% là cần thiết. Như vậy ý kiến của các đối tượng này cao hơn ý kiến của học sinh về sự cần thiết của giáo dục đạo đức.

2.2.3. Thực trạng về thái độ ,hành vi đạo đức của học sinh.

Bảng 2.5. Những hành vi vi phạm đạo đức của học sinh hai Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Nghĩa Hưng.

TT Hành vi vi phạm đạo đức của học sinh Năm 2010- 2011 Năm 2011- 2012 Năm 2013- 2014 Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 1 Bỏ tiết, bỏ học 4,7 5,0 4,2

41

2 Nói chuyện, mất trật tự trong lớp 1,8 2,1 1,5 3 Không học bài, không thuộc bài 6,8 7,2 6,2 4 Hỗn láo với GV, cha mẹ, người

lớn tuổi

1,1 1,5 1,4

5 Đánh nhau trong và ngoài Trung tâm

1,9 1,4 1,3

6 Gian lận trong kiểm tra, thi cử 0,7 1,2 0,9

7 Nhuộm tóc màu 0,9 0,7 0,2

8 Đua xe máy, lạng lách ngoài đường

1,7 1,9 1,1

9 Yêu đương, quan hệ không lành mạnh

1,2 1,7 1,3

10 Có hiện tượng phá thai 0,3 0,4 0,2

11 Xem băng đĩa cấm 0,7 0,8 0,8

12 Hút thuốc lá, uống rượu bia 2,3 2,4 2,4 13 Không tham gia các hoạt động

tập thể

1,2 1,3 1,0

14 Chơi cờ bạc, trộm cắp 1,1 1,2 1,1

15 Phá hoại của công 0,6 0,6 0,6

Tổng hợp 27 29,4 31

Kết quả bảng 2.5. cho ta thấy rằng số học sinh vi phạm đạo đức ngày càng tăng. Thật đáng lo ngại. Năm học 2010-2011 có 426/1553 chiếm 27% tổng số học sinh 2 Trung tâm; Năm học 2011-2012 có 404/1290 chiếm 29,4%. Năm học 2012-

42

2013 có 360/1139 chiếm 31% .Học sinh vi phạm nhiều nhất là không học bài, không thuộc bài, bỏ tiết, bỏ học, hút thuốc lá, uống rượu bia, gây gổ đánh nhau. Đây là những học sinh chưa có ý thức học tập,thiếu sự quan tâm của gia đình,học yếu,ham chơi,hay bị các bạn bè xấu ngoài trung tâm lôi kéo dẫn đến vi phạm nội quy,quy chế .Hiện nay học sinh có hành vi gây gổ đánh nhau ngày càng nhiều, không chỉ có học sinh nam mà còn có cả học sinh nữ. Nguyên nhân chủ yếu là tuyển đầu vào lớp 10 học sinh có ý thức yếu,lực học yếu,không phải thi đầu vào,học sinh hư, cá biệt vẫn được vào học ở các trung tâm GDTX.Đây là vấn đề khó khăn mà các cán bộ quản lý cũng như các thầy cô giáo phải dày công tìm ra các biện pháp GDĐĐ nói riêng và nâng cao chất lượng văn hoá nói chung .Nguyên nhân nữa là do quan hệ tình bạn, tình yêu không được đáp ứng, bị bạn bè trong và ngoài Trung tâm lôi kéo, do các luồng văn hoá ảnh hưởng phim, ảnh, thích thể hiện mình là anh hùng, nổi bật để bạn khác giới phải nể sợ. Chính vì ý nghĩ không đúng mà kéo theo hành vi sai lầm. Các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công đoàn, Ban phụ huynh học sinh, Tổ tự quản… cần chú ý giáo dục ý thức, hành động cư xử sao cho đúng, giáo dục tình bạn, giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục tình yêu trong sáng để cùng nhau tiến bộ trong học tập, hạn chế hành vi bạo lực trong và ngoài Trung tâm. Thực tế cho thấy thời gian học sinh học tập và rèn luyện tu dưỡng đạo đức trong Trung tâm không xảy ra bạo lực, chỉ khi các em ra khỏi cổng Trung tâm hành động xấu mới xảy ra. Như vậy không chỉ có Trung tâm, giáo viên có trách nhiệm giáo dục đạo đức cho các em mà phải toàn xã hội, các lực lượng trong xã hội tham gia, giáo dục uốn nắn cho các em trở thành những công dân tốt.

2. 2.4. Thực trạng nhận thức của CBQL,GV về tầm quan trọng của GDDĐ.

Bảng 2.6. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức.

43 T

T Quan niệm Số ý kiến Tỉ lệ

1 Giáo dục đạo đức và dạy văn hoá quan trọng như nhau

55 92%

2 Dạy văn hoá quan trọng hơn giáo dục đạo đức 2 3% 3 Giáo dục đạo đức quan trọng hơn dạy văn hoá 3 5%

Biểu đồ : 2.3. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của giáo

dục đạo đức.

Từ kết quả khảo sát này, các nhà quản lý, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy rằng dạy văn hoá và giáo dục đạo đức là quan trọng như nhau, giáo dục đạo đức cung cấp kiến

44

thức những kinh nghiệm của xã hội loài người, niềm tin, lý tưởng… trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, trong quan hệ gia đình, quan hệ tình bạn, tình yêu, hiểu biết về giới tính, … Từ nhận thức đó mà giáo dục , rèn luyện học sinh của mình trở thành người có văn hoá, có đạo đức.

Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức của CBQL,GV,CMHS,HS về nội dung giáo dục đạo đức

.

TT Nội dung giáo dục đạo đức cần quản lý, cần rèn luyện

Cần quản lý với giáo viên

Cần rèn luyện học sinh Số ý kiến Tỉ lệ % Số ý kiến Tỉ lệ % 1 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, người lớn

tuổi

288 91,2 250 100

2 Lòng nhân ái, khoan dung, vị tha 245 98,0 227 90,8 3 Đức tính: cần, kiệm, liêm, chính 236 94,4 217 85,6

4 Tôn sư trọng đạo 228 91,2 256 100

5 ý thức trách nhiệm trong học tập, công việc 245 98,0 248 99,2 6 ý thức, hành vi bảo vệ môi trường 223 89,2 206 82,4 7 Thực hiện nội qui lớp, Trung tâm và chính

sách, pháp luật Nhà nước

248 99,2 237 94,8

8 Có lối sống giản dị, trong sáng trong tình bạn và tình yêu

243 97,2 233 93,2

45

10 Trung thực, thật thà, tự lập 223 89,2 243 97,2 11 Đức hy sinh vì người khác 213 85,2 218 87,2 12 Tích cực tham gia các hoạt động xã hội 230 92,0 193 77,2 13 Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội 243 97,2 241 96,4

Kết quả khảo sát 250 phiếu gồm : cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh ở 2 Trung tâm GDTX về những nội dung đạo đức cần quản lý, cần rèn luyện. Bảng 2.7 cho thấy có từ 85,2% đến 99,2% số ý kiến cho rằng cần quản lý với giáo viên, có từ 77,2% đến 100% số ý kiến cho rằng cần rèn luyện với học sinh.Xếp thứ nhất nội dung đạo đức cần quản lý với giáo viên đó là phổ biến và theo dõi,giám sát học sinh thực hiện nội qui lớp,trung tâm và chính sách pháp luật nhà nước 99,2%.Trong đó học sinh cần rèn luyện nội dung giáo dục dạo đức xếp thứ 1 đó là :Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi 100% và tôn sư trọng đạo 100%.Xếp thứ 2 nội dung giáo dục đạo đức cần quản lý với giáo viên đó là lòng nhân ái,khoan dung vị tha với học trò và ý thức trách nhiệm trong công việc được giao 98%.Học sinh cần rèn luyện nội dung giáo dục đạo đức xếp thứ 2 đó là ý thức trách nhiệm trong công việc 99,2%.Xếp cuối cùng nội dung cần quản lý với giáo viên đó là ý thức vượt khó trong học tập và cuộc sống :85,6%.Với học sinh nội dung giáo dục đạo đức cần rèn luyện nhiều nhất đó là tích cực tham gia các hoạt động xã hội :77,2 % và ý thức vượt khó trong cuộc sống 82,8%.

Bảng 2.8. Các lực lượng xã hội tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh

TT Các lực lượng giáo dục Có ảnh hưởng Không có ảnh hưởng Số ý kiến Tỉ lệ % Số ý

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh tại các trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong bối cảnh hiện nay (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)