- Đại học Quốc Gia Hà Nội
3.2.2. Chỉ đạo, giám sát, đánh giá giảng viên đổi mới phương pháp
- đánh giá đặc biệt là kiểm tra - đánh giá thường xuyên môn học đối với sinh viên nhằm kích thích sinh viên tự học, tự nghiên cứu
* Ý nghĩa
Đổi mới PPDH không thể không nói đến đổi mới KT-ĐG, vì KT-ĐG là một bộ phận không thể tách rời của PPDH. Bản chất của KT-ĐG là cách xác định xem mục tiêu của chương trinh đào ta ̣o , của môn học có đạt được hay
không và có đạt được thì ở mức độ nào. Đây cũng là cái đích để người dạy hướng dẫn người học cùng vươn tới và cũng là để người học tuỳ theo năng lực của bản thân tìm cách riêng cho mình hướng tới. Như vậy KT-ĐG sẽ định hướng cách dạy của thầy và cách học của trò sao cho hiệu quả nhất, nghĩa là cùng hướng tới việc đạt mục tiêu. Ngoài ra, KT-ĐG sẽ rất hữu ích cho việc điều chỉnh phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò, đồng thời giúp nhà QL có những thay đổi cần thiết trong việc tổ chức quá trình đào tạo.
Trong QTDH môn tiếng Anh theo PTTC thì KT-ĐG nói chung, KT- ĐG thường xuyên nói riêng không còn là khâu cuối cùng mà KT-ĐG thường xuyên còn đan xen vào các khâu khác của QTDH tạo động lực, duy trì động lực của người học trong suốt QTDH giúp người học tự đánh giá thành tích học tập tiếng Anh của mình, tự chịu trách nhiệm về hình thức đó và không ngừng phấn đấu vươn lên.
KT-ĐG thường xuyên trong dạy học theo PTTC được sử dụng như một phương pháp dạy học, đồng thời thông qua đó có được những thông tin phản hồi giúp GV, SV điều chỉnh cách dạy, cách học, thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp. KT-ĐG thường xuyên được thực hiện trong suốt QTDH, trong và ngoài giờ học.
Do vâỵ biện pháp “Chỉ đạo, giám sát, đánh giá GV đổi mới phương pháp KT-ĐG đặc biệt là KT-ĐG thường xuyên nhằm kích thích SV tự học, tự nghiên cứu” có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của đào tạo theo PTTC.
* Nội dung thực hiện:
Kiểm tra – đánh giá phải thường xuyên, đa dạng được tiến hành trong suốt thời gian dạy học môn học tiếng Anh bằng nhiều hình thức (phiếu theo dõi học tập, bài tập cá nhân/tuần, bài tập nhóm/tháng, bài tập nhỏ và lớn, kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ) bằng nhiều phương pháp , kỹ thuật phong phú, đa dạng, tạo động lực hứng thú cho SV học tập, nghiên cứu môn học và giúp GV có những thông tin phản hồi để điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình.
Kiểm tra – đánh giá thường xuyên dùng để định hướng, tạo động lực cho các hoạt động tự học, tự nghiên cứu của SV. Xây dựng lịch trình kiểm tra - đánh giá môn học và kiểm tra việc thực hiện lịch trình. Nội dung thực hiện bao gồm:
1. Chỉ đạo GV tăng cường quản lý sự chuyên cần của SV: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (từ 6 đến 8 SV), chọn ra một nhóm trưởng, một nhóm phó là những SV nhiệt tình, năng nổ, có học lực khá giỏi.
- Yêu cầu các nhóm trưởng trong mỗi buổi học ổn định nhóm của mình, kiểm tra số SV vắng mặt báo cáo GV, đồng thời chiếu theo tiêu chí trong phiếu theo dõi học tập lấy điểm kiểm tra - đánh giá thường xuyên môn tiếng Anh mà GV tiếng Anh quy định để cho điểm chuyên cần. (GV thiết kế Phiếu theo dõi học tập có mục điểm chuyên cần của SV);
- Yêu cầu các nhóm trưởng cuối buổi công khai điểm đánh giá chuyên cần với nhóm của mình rồi báo cáo GV để GV ghi sổ theo dõi chung;
- Giảng viên cũng nên có sổ theo dõi học tập môn tiếng Anh của SV để giám sát chung việc tự đánh giá của các nhóm.
2. Chỉ đạo GV tăng cường đổi mới kiểm tra - đánh giá thường xuyên môn học đối với SV trong và ngoài giờ học tiếng Anh.
Đối với kiểm tra – đánh giá thường xuyên cần làm cụ thể như sau:
- Hướng dẫn GV tiếng Anh chia các lớp học của mình thành các nhóm nhỏ (từ 6 đến 8 SV), chọn ra một nhóm trưởng, một nhóm phó là những SV khá tiếng Anh, nhiệt tình và có trách nhiệm. Đồng thời bầu ra ban cán sự phụ trách học tập môn tiếng Anh (3 SV) là những bạn giỏi tiếng Anh của lớp để làm nhiệm vụ hỗ trợ nhóm trưởng kiểm tra chất lượng việc tự làm bài tập của sinh viên;
- Yêu cầu GV công khai cách kiểm tra - đánh giá thường xuyên cho SV ngay từ đầu môn học;
- Khuyến khích, hướng dẫn GV thiết kế phiếu theo dõi học tập thường xuyên môn tiếng Anh của SV trong từng tuần học (mỗi tuần có hai buổi học
tiếng Anh) có đủ các tiêu chí đánh giá về sự chuyên cần, sự tự học có hướng dẫn trong giờ học, và ngoài giờ học để có cơ sở kiểm tra - đánh giá thường xuyên việc học tập của SV. Sử dụng phiếu theo dõi học tập thường xuyên trong 10 tuần liên tiếp có tổng điểm là 100điểm/SV. Mỗi tuần GV phát cho các nhóm mỗi nhóm 1 phiếu theo dõi có tổng điểm là 10 điểm/SV. Sau 10 tuần theo dõi GV quy về thang điểm 10;
- Yêu cầu các GV tiếng Anh tập huấn cho các nhóm trưởng, Ban cán sự phụ trách học tập môn tiếng Anh cách theo dõi, đánh giá, cho điểm SV nhóm mình theo các tiêu chí trong phiếu theo dõi học tập lấy điểm kiểm tra - đánh giá thường xuyên môn tiếng Anh và công bố công khai các tiêu chí đánh giá, cách cho điểm tới các SV để SV có kế hoạch phấn đấu;
- Chỉ đạo GV phát động giờ học tốt, tháng học tốt có khen thưởng và xử phạt để các nhóm thi đua trong học tập.
a) Trong giờ học tiếng Anh
+ Giảng viên đánh giá hoạt đô ̣ng tự học có hướng dẫn của SV thông qua kỹ thuật kiểm tra – đánh giá thường xuyên, các hoạt động tích cực học tập như hăng hái phát biểu ý kiến, tham gia hoạt động cặp, nhóm đóng vai theo tình huống, tóm tắt nô ̣i dung theo chủ để, tích cực tham gia thảo luận, thực hành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết…
+ Động viên GV trong giờ giảng, tích cực sử dụng các kỹ thuật kiểm tra – đánh giá thường xuyên đồng thời đặt ra câu hỏi, bài tập, yêu cầu để kích thích sự tích cực học tập của SV;
+ Yêu cầu GV chỉ đạo các nhóm trưởng tích cực theo dõi việc học tập của từng thành viên trong nhóm mình thông qua phiếu theo dõi học tập và đánh giá, cho điểm công khai kết quả theo tiêu chí, cuối buổi học tổng kết báo cáo GV;
+ Thúc đẩy GV tăng cường động viên, khích lệ các SV chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động tích cực trên lớp có cho điểm.
b) Ngoài giờ học tiếng Anh
+ Yêu cầu GV giao bài tập cụ thể từng bài, từng trang trong giáo trình, trong tài liệu tham khảo yêu cầu SV hoàn thành. GV có thể giao thêm bài tập bằng phiếu phát tay cho sinh viên;
+ Yêu cầu GV giao bài tập cá nhân/tuần; nhóm/tháng yêu cầu SV thực hiện và thu chấm điểm;
+ Yêu cầu các nhóm trưởng, ban cán sự phụ trách học tập theo dõi, kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của thành viên trong nhóm, đối chiếu theo tiêu chí đánh giá, cho điểm công khai vào phiếu theo dõi học tập;
+ Cuối tuần GV yêu cầu các nhóm trưởng nộp lại phiếu theo dõi học tập từng tuần cho GV;
+ Giảng viên thu đủ phiếu theo dõi học tập trong 10 tuần của các nhóm, kết hợp với sổ theo dõi riêng của mình kết hợp với bài kiểm tra nói, bài kiểm tra nghe, đọc hiểu, viết để tính điểm thường xuyên cho SV theo thang điểm mười;
+ Hướng dẫn GV thiết kế phiếu theo dõi học tập thường xuyên môn tiếng Anh. Ví dụ:
Phiếu theo dõi học tập lấy điểm KT - ĐGTX môn tiếng Anh
PHIẾU THEO DÕI HỌC TẬP THƢỜNG XUYÊN MÔN TIẾNG ANH LỚP: ………….. KHOA……….
TUẦN:……… Ngày……… tháng…… năm……… Nhóm………
STT Họ và tên Chuyên cần (2đ/2buổi) Điểm tích cực trong giờ học (3đ/2buổi học) Điểm tích cực ngoài giờ học: Bài tập về nhà, học theo yêu cầu của GV…(5đ/2buổi học) Tổng Xếp thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 NHÓM TRƢỞNG (Ký tên) Ghi chú: * Điểm chuyên cần:
- Đi học đủ, đúng giờ = 1 đ/buổi - Đi học muộn = - 0,5 đ/buổi - Nghỉ học, bỏ tiết = - 1 đ/buổi * Điểm tích cực trong giờ học:
- Phát biểu, xây dựng bài, tự thực hành theo cặp, nhóm … = 0,5 đ/lần * Điểm tích cực ngoài giờ học: Bài tậpvề nhà, học theo yêu cầu của GV
- Làm đủ bài tập về nhà, đủ yêu cầu của GV = 1,5 đ/buổi;
- Không làm bài tập về nhà, không thực hiện yêu cầu của GV giao = - 1,5 đ/buổi;
- Làm thiếu bài tập về nhà = - 0,5 đ/buổi (nếu thiếu2/3) ; = -1 đ/buổi (nếu thiếu1/3); - Làm đúng bài tập về nhà (100% ) = 1đ/buổi (90% ) = 0,9đ/buổi (80% ) = 0,8đ/buổi (70% ) = 0,7đ/buổi ………
* Phiếu này áp dụng cho:
- Lớp học tiếng Anh có sĩ số < hoặc = 30 SV;
- Thời khoá biểu xếp cho môn học tiếng Anh là 2 buổi/1tuần;
- Có GV đủ năng lực, kỹ năng dạy - học, kỹ thuật KT-ĐG thường xuyên phù hợp với đào tạo theo PTTC, có độ nhiệt tình và lòng yêu nghề cao;
- Có đề cương môn học;
- Có quy trình KT-ĐG kết quả học tập môn học với hệ thống các bài tập, câu hỏi;
- Có giáo trình, bài giảng và tài liệu tham khảo tối thiểu cho môn học. 3. Quản lý nội dung thi, tổ chức thi nghiêm túc: Nội dung thi phải phù hợp với chương trình đã dạy, sát với mục tiêu do các GV giảng dạy tực tiếp đề xuất. Giáo vụ bộ môn tập hợp lại. Tổ trưởng bộ môn duyệt thông qua Chủ nhiệm Bộ môn duyệt và thông báo nội dung đó cho SV. Thống nhất cách tính điểm quá trình môn học tiếng Anh giữa các GV trong Bộ môn để chánh sự chênh lệch về điểm cho SV. Đánh giá kết quả mức độ đạt được sau kỳ thi để điều chỉnh cải tiến cho tốt hơn. Tập huấn cả về lý luận và phương pháp ra đề kiểm tra, đề thi cho 100% GV môn tiếng Anh. Từng bước xây dựng đề thi đánh giá trình độ chuẩn.
4. Quản lý đề thi, ngân hàng đề thi môn tiếng Anh: Động viên, khuyến khích GV đầu tư soạn thảo bộ đề thi trắc nghiệm của môn học: Tổ chức trao đổi cụ thể và tạo điều kiện để nhiều cán bộ tham gia, thiết lập ra các đề thi có mã số để tránh thái độ sai khi làm bài của SV, đồng thời xây dựng ngân hàng
đề thi cho môn học tiếng Anh. Đảm bảo chất lượng ngân hàng đề thi, quản lý ngân hàng đề thi bằng phần mềm và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật bảo mật đề thi. Ngân hàng đề thi phải sát với mục tiêu, phủ kín chương trình học, câu hỏi chính xác, đúng ý hỏi. Để ngân hàng đề thi được cập nhật, không lạc hậu thì BMTNN cần phải quy định cho các GV phải làm trước ngân hàng đề với phương pháp trắc nghiệm. Đổi mới các câu hỏi trắc nghiệm tự luận cả về nội dung và hình thức sau mỗi năm học . Cần đổi tỷ lệ các câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho hợp lý. Thông qua Bộ môn hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn trước khi sử dụng.
5. Quản lý công tác coi thi, chấm thi: BMTNN phối hợp với phòng đào tạo sắp xếp lịch coi thi hợp lý; tuân thủ nghiêm túc các quy định trong khi coi thi, kỷ luật nghiêm đối với SV vi phạm kỷ luật, đảm bảo tính trung thực; Sau khi nhà trường tổ chức thi GV dạy môn tiếng Anh chấm thi, ghi điểm vào bảng điểm theo quy định của trường, gửi về BMTNN và Phòng Đào tạo; nâng cao chính sách bồi dưỡng đối với GV trong việc ra đề thi và chấm thi cũng như đối với cán bộ coi thi.
6. Quản lý các kết quả lượng giá: Lưu bảng điểm tại bộ môn bằng phần mền trên máy vi tính; Lưu các bài thi viết, đề thi đáp án, thang điểm tại bộ môn. Đồng thời gửi bảng điểm về phòng đào tạo.
7. Thường xuyên lấy ý kiến SV về hiệu quả giảng dạy của GV cũng như đánh giá của GV về hiệu quả học tập của SV để có kết quả khách quan.
* Cách thức tiến hành
Để tiến hành thực hiện quản lý giảng viên tiếng Anh thực hiện các nội dung trên của KT-ĐG đặc biệt là KT-ĐG thường xuyên môn tiếng Anh thì cần phải xây dựng quy trình KT-ĐG theo các bước sau:
Bước 1: Thành lập nhóm chuyên gia gồm các GV cùng dạy môn tiếng Anh để xây dựng quy trình KT-ĐG
Bước 3: Tổ chức xây dựng quy trình KT-ĐG
Bước 4: Tổ chức hội thảo có sự tham gia của các GV có liên quan đến môn học, SV đang học môn này.
Bước 5: Sau hội thảo, tổ chức hoàn chỉnh quy trình KT-ĐG để nghiệm thu và ban hành.
Khi có quy trình KT-ĐG, cần quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy trình KT-ĐG.
* Điều kiện thực hiện
Để biện pháp này được thực hiện tốt cần có sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Ban Giám hiệu cho tới lãnh đạo tổ bộ môn và sự phối hợp của Phòng đào tạo, Ban thanh tra và công nghệ tin học của trường. Nhà trường cần tăng kinh phí để đầu tư các thiết bị phục vụ tốt hoạt động này.