- Đại học Quốc Gia Hà Nội
3.3. Mối quan hệ giữa những biện pháp
Các biện pháp quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Nó là một hệ thống các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm nhất định phù hợp với một nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý.
Trên đây là 04 biện pháp quản lý QTDH môn tiếng Anh theo PTTC tại trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN. Các biện pháp này nhằm chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới PPDH và KT-ĐG sinh viên đối với môn học tiếng Anh theo PTTC của trường ĐHKHXH&NV đồng thời chúng có mối quan hệ mật thiết, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau và chỉ có thể đem lại hiệu quả cao khi chúng được tiến hành đồng bộ, thống nhất, thường xuyên trong cùng một hệ thống với sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, giáo viên Bộ môn Tiếng Nước Ngoài.
Các biện pháp quản lý QTDH môn tiếng Anh theo PTTC cũng là một hệ thống các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thực hiện biện pháp quản lý này cũng có thể là điều kiện để thực hiện biện pháp quản lý khác.Các biện pháp quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh theo PTTC bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Tuỳ theo từng điều kiện, thời gian và hoàn cảnh nhất định mà thực hiện các biện pháp hoặc lựa chọn kết hợp các biện pháp cho phù hợp. Vì vậy các biện pháp đề xuất trong đề tài cần được tiến hành đồng bộ. Nếu chỉ thực hiện đơn lẻ một biện pháp sẽ không mang tới hiệu quả như nhà quản lý mong muốn.
Trong 4 biện pháp, chúng tôi nhận thấy biện pháp “Chỉ đạo, giám sát, đánh giá giảng viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với phương thức tín chỉ nhằm tăng cường tính tích cực tự học ngoại ngữ cho sinh viên ”, biện pháp “Chỉ đạo, giám sát, đánh giá giảng viên đổi mới phương pháp kiểm tra - đánh giá đặc biệt là kiểm tra - đánh giá thường xuyên môn học đối với sinh viên nhằm kích thích sinh viên tự học, tự nghiên cứu.” và biện pháp “Quản lý các hoạt động hỗ trợ cho quá trình dạy học tiếng Anh theo phương thức tín chỉ” là những biện pháp có ý nghĩa then chốt, quyết định đến
thành công của công tác quản lý, trong đó biện pháp 4 “Chỉ đạo hệ thống cố vấn học tập phối hợp với Đoàn Thanh Niên trong nhà trường giúp đỡ SV biết kế hoạch hoá thời gian học tập môn tiếng Anh, có ý chí tự học, tự nghiên cứu ”
luôn là biện pháp hỗ trợ đắc lực cho các biện pháp đã được nhắc tới ở trên. Tuy nhiên để các biện pháp này phát huy tác dụng cần phải có sự hỗ trợ của các biện pháp khác và ngược lại.
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh theo phƣơng thức tín chỉ