Quản lý các hoạt động hỗ trợ cho quá trình dạyhọc tiếng Anh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh theo phương thức tín chỉ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 98)

- Đại học Quốc Gia Hà Nội

3.2.4. Quản lý các hoạt động hỗ trợ cho quá trình dạyhọc tiếng Anh

phương thức tín chỉ

* Ý nghĩa

Nói tới các hoạt động hỗ trợ cho QTDH tiếng Anh theo PTTC chính là nói tới cơ sở vật chất phục vụ cho việc da ̣y ho ̣c (bao gồm thiết bị giảng dạy, tài liệu giảng dạy) và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong QTDH tiếng Anh.

Thiết bị giảng dạy đóng một vai trò hết sức quan trọng trong QTDH, đặc biệt là trong da ̣y ho ̣c tiếng Anh theo PTTC tại trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN. Thiết bị giảng dạy là công cụ, phương tiện hỗ trợ việc giảng dạy và học tập. Thiết bị giảng dạy là thành tố không thể thiếu được trong cấu trúc toàn vẹn của quá trình giáo dục. Thiết bị giảng dạy góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Việc đạy “chay” hoặc dạy có đồ dùng nhưng cẩu thả tuỳ tiện đều gây tổn hại lớn cho HĐDH. Thiết bị giảng dạy là cầu nối giữa người dạy và người học và làm cho hai nhân tố này kết hợp với nhau trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo.

Song song với thiết bị giảng dạy là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong QTDH cũng là một trong những hoạt động hỗ trợ tích cực cho QTDH đặc biệt đối với bộ môn tiếng Anh. Ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh và đã đang bước sang một giai đoạn mới. Cùng với vấn đề đổi mới mục tiêu và nội dung da ̣y ho ̣c theo PTTC, cuộc cách mạng về PPDH đang diễn ra theo ba hướng chính: tích cực hoá, cá biệt hoá và công nghệ hoá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả da ̣y ho ̣c nói riêng, giáo dục và đào tạo nói chung.

Một phần của công nghệ hoá ở đây chính là việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông vào QTDH. Để hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với PTTC, nhiều năm qua trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN đã đầu tư kinh phí để mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học . Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng sẽ góp phần hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Tuy nhiên vì đang ở giai đoạn I là áp dụng những yếu tố tích cực của đào tạo theo PTTC nên còn nhiều lúng túng, bị động đặc biệt chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu. Thực tế cho thấy có rất nhiều khó khăn, trở ngại trong

việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong QTDH môn tiếng Anh theo PTTC tại trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN như:

+ Có quá nhiều lớp học tiếng Anh mà các phương tiện giảng dạy hiện đại thì còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng;

+ Số GV tiếng Anh cơ hữu của trường còn rất ít so với tổng số lớp học. Vì vậy phải mời GV thỉnh giảng nhiều. Đa số GV thỉnh giảng lại chưa được tập huấn kỹ về cách sử dụng TTB hiện đại. Các GV còn thiên về thói quen giảng dạy theo phương pháp truyền thống, chưa nắm vững các chức năng của TTB hiện đại;

+ Một yếu tố nữa có ảnh hưởng đến quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào da ̣y ho ̣c là phải đòi hỏi các TTB hiện đại, có các phòng học chất lượng cao.

Hiện nay, với quy mô đào tạo theo PTTC, nhà trường đã có rất nhiều nỗ lực về trang bị những đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho việc da ̣y ho ̣c . Chính vì vậy Bộ môn Tiếng Nước Ngoài cần có những biện pháp quản lý thiết bị để khai thác sử dụng chúng một cách có hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt QTDH của mình.

* Nội dung thực hiên

1. Quản lý thiết bị giảng dạy 2. Khai thác tài liệu giảng dạy

3. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học môn tiếng Anh

* Cách thức tiến hành

1. Quản lý thiết bị giảng dạy

- Quản lý và thường xuyên bảo dưỡng, nâng cấp các đồ dùng dạy học của GV như đài, máy chiếu, máy vi tính, máy overhead, máy projector…

- Khuyến khích 100% sử dụng các phương tiện hiện đại để trình chiếu, làm cho bài giảng sinh động, tiết kiệm thời gian. Như vậy là GV đã sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học đã được trang bị;

- Đề nghị Ban Giám hiệu tiếp tục bổ sung thêm các TTB khác cho Bộ môn như giấy Ao và các loại bút dạ các màu để hỗ trợ GV khi cho SV học ngoại ngữ theo nhóm. Đồng thời Phòng Hành chính Quản trị cần theo dõi thường xuyên hơn với Bộ môn để kịp thời thay thế và sửa chữa TTB cũ, hỏng. Thường xuyên nâng cấp và tăng giờ mở cửa phòng internet nhiều hơn;

- Nhà trường cần tổ chức tập huấn cho các GV Bộ môn về cách sử dụng các trang thiết bị giảng dạy cũng như cách bảo quản chúng;

- Đề nghị nhà trường nâng cấp thư viện, các phòng tư liệu, phòng máy tính, xây dựng phòng lab;

Thư viện, phòng tư liệu ở bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào bao giờ cũng là nơi giúp SV tự học một cách hiệu quả nhất. Do nhu cầu phát triển của xã hội, cũng như những yêu cầu về ngoại ngữ đối với SV khi ra trường gắn với công việc mà việc đầu tư thêm sách, báo, tài liệu tiếng Anh nói chung, tiếng Anh chuyên ngành và phát triển thư viện điện tử, nối mạng internet là một nhu cầu thực tế hiện nay của trường. Các phòng tư liệu của trường hầu như không có tài liệu, sách báo tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành. Thư viện nghèo nàn về sách tiếng Anh nên chưa đủ để phục vụ SV tự học tiếng Anh. Do vậy việc đầu tư sách báo tiếng Anh, sách tiếng Anh chuyên ngành là cần thiết. Việc nâng cấp thư viện trường và các phòng tư liệu của các khoa thành thư viện điện tử, phòng tư liệu điện tử hiện đại càng sớm giúp cho GV và SV có điều kiện, thời gian và tăng niềm say mê hứng thú nghiên cứu và tự học. Nhà trường cần xây dựng phòng tự học ngoại ngữ, phòng lab giúp SV có điều kiện tự học tiếng Anh, tham khảo các tài liệu, thực hiện tra cứu internet, tự luyện kỹ năng nghe trong học ngoại ngữ được dễ dàng hơn.

Các phòng máy, phòng internet cần được nâng cấp, bổ sung máy tính, cài đặt phần mềm học tiếng Anh tiện ích, tăng dung lượng ổ đĩa để SV truy cập nhanh chóng. Các phương tiện đó cũng là điều kiện giúp SV có phương tiện học tập tự học nhanh chóng và hiệu quả.

2. Khai thác tài liệu giảng dạy

- Bộ môn kết hợp với thư viện của trường và ngoài trường để giới thiệu các tài liệu phù hợp cho SV tham khảo thêm ngoài giờ; giới thiệu các trang web học tập môn tiếng Anh cho SV;

- Khuyến khích SV tích cực tới phòng internet để truy cập thêm các trang web học tập tiếng Anh;

- Đề nghị nhà trường cài đặt phần mềm học tiếng Anh tạo điều kiện cho SV tự học tiếng Anh hiệu quả;

3. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong QTDH môn tiếng Anh - Xây dựng tiêu chí thi đua đối với việc thiết kế bài giảng điện tử. Lắp đặt các phòng lab với chất lượng cao và phòng máy tính có cài đặt phần mềm tự học tiếng Anh, mạng internet có đường truyền mạnh;

- Nhà trường mở lớp bồi dưỡng về cách ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giảng viên ;

- Bổ sung nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học tiếng Anh trong những buổi sinh hoạt chuyên môn của Bộ môn;

-Tập trung đầu tư chi phí cho kế hoạch phát triển CSVC chung của trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiệu quả.

* Điều kiện thực hiện

1. Nhà trường chú ý đầu tư, nâng cấp trang thiết bị dạy học hiện đại, tài liệu giảng dạy phục vụ đào tạo theo phương thức tín chỉ cả về số lượng và chất lượng.

2. Tất cả các GV phải biết sử dụng trang thiết bị hiện đại, phải được tập huấn về cách ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đồng thời phải biết khai thác và cung cấp cho SV nguồn tài liệu phục vụ cho môn học.

3. Phải có đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề, nhanh nhẹn hỗ trợ GV khi gặp sự cố về máy móc trong quá trình dạy học.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh theo phương thức tín chỉ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)