- Đại học Quốc Gia Hà Nội
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
Bảng: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi
T T
Nội dung các biện pháp
Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết SL/% Cần thiết SL/% Không cần thiết SL/% Rất khả thi SL/% Khả thi SL/% Không khả thi SL/% 1 Chỉ đạo, giám sát, đánh giá giảng viên thực hiện đổi mới PPDH phù hợp với PTTC nhằm tăng cường tính tích cực tự học ngoại ngữ cho sinh viên 12 60% 8 40% 0 0% 11 55% 9 45% 0 0% 2 Chỉ đạo, giám sát, đánh giá giảng viên đổi mới phương pháp KT- ĐG đặc biệt là KT-ĐG thường xuyên môn học đối với sinh viên nhằm kích thích sinh viên tự học, tự nghiên cứu. 12 60% 8 40% 0 0% 10 50% 10 50% 0 0% 3 Chỉ đạo hệ thống cố vấn học tập phối hợp với Đoàn Thanh Niên trong nhà trường giúp đỡ SV biết kế hoạch hoá thời gian học tập môn tiếng Anh, có ý chí tự học, tự nghiên cứu 6 30% 14 70% 0 0% 5 25% 15 75% 0 0% 4 Quản lý các hoạt động hỗ trợ cho quá trình dạy học tiếng Anh theo phương thức tín chỉ 8 40% 12 60% 0 0% 7 35% 13 65% 0 0% 3.4.3. Nhận xét
Sau khi thu nhận ý kiến của cán bộ, giảng viên từ phiếu trả lời và qua trao đổi trực tiếp thêm về vấn đề tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
Tất cả các ý kiến đều thống nhất trong nhận định là cả 4 biện pháp mà luận văn nêu ra đều mang tính cấp thiết và khả thi cao. Tuy con số tỷ lệ cao cũng có thay đổi ở từng biện pháp:
Biện pháp 1: “Chỉ đạo, giám sát, đánh giá giảng viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với phương thức tín chỉ nhằm tăng cường tính tích cực tự học ngoại ngữ cho sinh viên” là biện pháp được sự đồng thuận cao nhất của CB và GV. Tỷ lệ tập trung 60% rất cần thiết; 40% là mức độ cần thiết cho tính cấp thiết và 55% là rất khả thi; 45% là mức độ khả thi cho tính khả thi. Từ kết quả trên tháo gỡ những vướng mắc khó khăn phải tập trung cho vấn đề đổi mới PPDH môn tiếng Anh phù hợp với PTTC.
Biện pháp 2: “Chỉ đạo, giám sát, đánh giá giảng viên đổi mới phương pháp kiểm tra - đánh giá đặc biệt là kiểm tra - đánh giá thường xuyên môn học đối với sinh viên nhằm kích thích sinh viên tự học, tự nghiên cứu” cũng có tỷ lệ ý kiến 60% cho rằng rất cấp thiết, 40% cho là cần thiết. Về tính khả thi thì 50 % cho là rất khả thi, 50 % cho là khả thi trong thực hiện.
Biện pháp 3: “Chỉ đạo hệ thống cố vấn học tập phối hợp với Đoàn Thanh Niên trong nhà trường giúp đỡ SV biết kế hoạch hoá thời gian học tập môn tiếng Anh, có ý chí tự học, tự nghiên cứu” có tỷ lệ ý kiến 70% cho là cấp thiết và 75% là khả thi trong thực hiện. Từ kết quả trên cho thấy tăng cường nội lực của SV cũng được các CB và GV xem là biện pháp thiết yếu nên muốn thay đổi kết quả học tập so với tình hình hiện nay. Cần khơi dậy và thúc đẩy SV tinh thần tích cực học tập và tự học môn tiếng Anh. Nhà trường, trong từng lĩnh vực cần chú ý tác động đến tinh thần cầu tiến, nghị lực và quyết tâm học tập của SV. Có thể tác động đến yếu tố tình cảm giúp SV yêu thích học tập tiếng Anh để tự học tiếng Anh được dễ dàng, thuận lợi. Biện pháp này là biện pháp được xem là căn bản để thay đổi kết quả tự học môn tiếng Anh.
Nhìn chung dựa trên những đề nghị của CBQL, GV và SV, tôi nhận thấy trong giai đoạn II của đào tạo theo PTTC sắp tới nhà trường cần xem xét biện
pháp 4: “Quản lý các hoạt động hỗ trợ cho quá trình dạy học tiếng Anh theo phương thức tín chỉ” là biện pháp đột phá thúc đẩy nhanh hoạt động tự học tiếng Anh. Đây cũng là một trong những biện pháp có tính cần thiết cao: 40% cho là rất cần thiết; 60% là cần thiết.
* Kết luận chƣơng 3
Chương 3 luận văn đã đề xuất được bốn biê ̣n pháp quản lý QTDH môn tiếng Anh theo PTTC hiệu quả tại trường ĐHKHXH &NV-ĐHQGHN:
1.Chỉ đạo, giám sát, đánh giá giảng viên thực hiện đổi mới PPDH học phù hợp với PTTC nhằm tăng cường tính tích cực tự học ngoại ngữ cho sinh viên
2. Chỉ đạo, giám sát, đánh giá giảng viên đổi mới phương pháp KT-ĐG đặc biệt là KT-ĐG thường xuyên môn học đối với sinh viên nhằm kích thích sinh viên tự học, tự nghiên cứu.
3. Chỉ đạo hệ thống CVHT phối hợp với ĐTN trong nhà trường giúp đỡ sinh viên biết kế hoạch hoá thời gian học tập môn tiếng Anh, có ý chí tự học, tự nghiên cứu
4. Quản lý các hoạt động hỗ trợ cho QTDH môn tiếng Anh theo PTTC
Các biện pháp nêu trên đều được các thành viên trong nhà trường đánh giá là cần thiết và khả thi. Tuy mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp có khác nhau nhưng kết quả kiểm chứng cho thấy giữa hai yếu tố này có sự tương quan với nhau theo tỷ lệ thuận. Vì thế, các biện pháp đã đề xuất có tính khả thi trong điều kiện thực tế hiện nay. Bên cạnh đó các biện pháp này cần được thường xuyên đánh giá và có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển của nhà trường.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Từ nội dung của các chương đã được trình bày ở trên, luận văn cơ bản đã hoàn thành được mục đích và nhiệm vụ đã đề ra. Xin rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:
1. Kết luận
Công tác quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng là vấn đề đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Với thực tiễn nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn đã giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:
1. Chương 1 đã tổng kết một số cơ sở lý luận về các biện pháp quản lý QTDH môn tiếng Anh theo PTTC. Nội dung của chương 1 đề cập đến những khái niệm cơ bản liên quan tới quản lý, quản lý giáo dục , quản lý nhà trường, quản lý QTDH, quản lý QTDH theo PTTC, các khái niệm về tín chỉ, hệ thống tín chỉ,.. Đây cũng là chương làm nổi bật được những ưu, nhược điểm của học chế tín chỉ, nói rõ bản chất của học chế tín chỉ là cho phép SV phát huy cao độ sự chủ động của người học, được lựa chọn ngành học, môn học tùy theo năng lực, sở thích và điều kiện học thực tế của bản thân đồng thời tạo điều kiện để SV tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự nghiên cứu, tự tổ chức (có sự hướng dẫn) quá trình tích lũy kiến thức để tiến tới một văn bằng. Đây chính là cơ sở để làm rõ thực trạng của QTDH môn tiếng Anh theo PTTC tại trường ĐHKHXH&NV- ĐHQGHN. Từ đó các nhà quản lý cần phải nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt kịp thời được phương thức đào tạo mới để có cách quản lý đúng và hiệu quả. Các cơ sở lý luận đó cũng là cơ sở đề xuất, hoàn thiện biện pháp quản lý QTDH môn tiếng Anh theo PTTC tại trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN.
Như vậy, dạy học theo tín chỉ là hình thức tổ chức dạy học được áp dụng cho nền đại học đại chúng. Nhờ nó mà cơ hội được học tập của mọi người là như nhau, bất luận sự khác nhau của hoàn cảnh và điều kiện cá nhân. Tinh thần cốt lõi của học chế tín chỉ là: Thầy phải thay đổi cách dạy, sinh viên phải thay đổi cách
học và Trường phải thay đổi cách quản lý. Chỉ khi nào đạt được sự đồng bộ đó chúng ta mới có được sự hoàn thiện trong tổ chức dạy học theo PTTC.
2. Chương 2 của luận văn đã khảo sát thực trạng quản lý QTDH môn tiếng Anh theo PTTC tại trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN và rút ra được những mặt mạnh, mặt yếu của công tác quản lý này. Thực trạng công tác quản lý QTDH môn tiếng Anh theo PTTC tại trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN qua kết quả khảo sát đã cho thấy còn yếu về nhiều mặt như: Mục tiêu môn học còn còn chưa phù hợp; thời lượng chương trình môn học, giáo trình chưa hợp lý; việc quản lý hồ sơ môn học của giảng viên còn lỏng lẻo; Đề cương môn học chưa cụ thể hoá thành các mô-đun kiến thức; phương pháp dạy học; phương pháp kiểm tra - đánh giá theo PTTC chưa phù hợp; Khả năng tự học ngoại ngữ của SV kể cả trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp còn rất yếu; Hệ thống cố vấn học tập ít về số lượng, yếu về kỹ năng tư vấn học tập theo PTTC cho SV. Đặc biệt là hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học theo PTTC chưa đủ về số lượng, kém về chất lượng…được thể hiện rõ qua việc quan sát, phỏng vấn và cụ thể hơn thông qua các số liệu khảo sát được trình bày trong chương 2.
3. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý và xử lý các quan điểm lý luận liên quan, chương 3 luận văn đề xuất 4 biện pháp quản lý hiệu quả nhằm tổ chức tốt QTDH môn tiếng Anh theo PTTC tại trường ĐHKHXH&NV- ĐHQGHN:
Biện pháp 1: Chỉ đạo, giám sát, đánh giá giảng viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với phương thức tín chỉ nhằm tăng cường tính tích cực tự học ngoại ngữ cho sinh viên
Biện pháp 2: Chỉ đạo, giám sát, đánh giá giảng viên đổi mới phương pháp kiểm tra - đánh giá đặc biệt là kiểm tra - đánh giá thường xuyên môn học đối với sinh viên nhằm kích thích sinh viên tự học, tự nghiên cứu.
Biện pháp 3: Chỉ đạo hệ thống cố vấn học tập phối hợp với Đoàn Thanh Niên trong nhà trường giúp đỡ sinh viên biết kế hoạch hoá thời gian học tập môn tiếng Anh, có ý chí tự học, tự nghiên cứu
Biện pháp 4: Quản lý các hoạt động hỗ trợ cho quá trình dạy học tiếng Anh theo phương thức tín chỉ
Theo chúng tôi, cả 4 biện pháp này có mối quan hệ với nhau và đều nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý QTDH môn tiếng Anh theo PTTC. Các biện pháp này đã được xin ý kiến đóng góp của cán bộ quản lý và giảng viên có kinh nghiệm của trường. Kết quả khảo sát đã cho thấy mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp đã đề xuất. Tuy nhiên, các biện pháp trên cần được thực hiện đồng bộ để đạt kết quả cao.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Để tạo điều kiện thuận lợi cho học chế tín chỉ hoạt động cấp trên cần có các quy định cho phép các cơ sở đào tạo tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm về các quyết định chuyên môn trong tài chính, trong huy động nguồn lực, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học. Đồng thời cần đưa môn học về tín chỉ vào giáo dục phổ thông (lớp 12), rèn luyện khả năng tự học để khi bước vào đại học các em không còn lạ lẫm với khái niệm tín chỉ.
Quy trình tuyển sinh đa ̣i ho ̣c hiện nay chưa thích nghi với hình thức tổ chức đào tạo linh hoạt của học chế tín chỉ. Đề xuất việc tổ chức đào tạo theo tín chỉ cần phải có những văn bản pháp quy để triển khai. Trong đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho học chế tín chỉ hoạt động, cơ sở đào tạo phải được chủ động trong tuyển sinh, tuyển sinh theo từng học kỳ để các môn học có điều kiện được tổ chức liên tục.
Cần quan tâm hơn nữa tới việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giảng viên dưới nhiều hình thức nhất là cử đi đào tạo tại các nước tiên tiến trên thế giới.
Tiếp tục chỉ đạo thật sâu sát việc nâng cao chất lượng quản lý quá trình dạy học theo phương thức tín chỉ trong các trường đại học và cao đẳng trong cả nước.
2.2. Đối với Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Trên cơ sở các văn bản pháp quy đã ban hành về vấn đề chuyển đổi đào tạo theo PTTC cần có những quy định cụ thể hơn cho việc triển khai trên cơ sở vừa tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở nhưng cũng có cơ chế giám sát hữu hiệu, đồng thời cho phép các đơn vị thành viên chủ động điều chỉnh nguồn kinh phí cho các mảng hoạt động đào tạo.
- ĐHQGHN định kỳ tổ chức hội thảo, mở các lớp tập huấn mời chuyên gia trong nước và nước ngoài am hiểu về đào tạo theo PTTC về tập huấn cho đội ngũ cố vấn học tập, cán bộ quản lý và giảng viên các trường thuộc ĐHQGHN về xây dựng Đề cương môn học phù hợp với đào tạo theo PTTC, Sử dụng PPDH phù hợp với đào tạo theo PTTC, Xây dựng và thực hiện quy trình KT-ĐG kết quả học tập phù hợp với đào tạo theo tín chỉ dựa trên những hướng dẫn đã ban hành. Đồng thời tạo điều kiện cử cán bộ quản lý và giảng viên các trường thuộc ĐHQGHN sang các nước tiên tiến có áp dụng đào tạo theo PTTC để học tập kinh nghiệm.
- ĐHQGHN tạo điều kiện cho trường đầu tư trang thiết bị giảng dạy hiện đại, đủ phòng học, phòng đọc, phòng lab, phòng máy tính nối mạng internet tốc độ cao tạo cho sinh viên tự học ngoài giờ lên lớp. Đầu tư xây dựng hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo và SV theo PTTC cho các trường thành viên.
2.3. Đối với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
- Tiếp tục chỉ đạo cán bộ , giảng viên trong toàn trường nghiên cứu và xây dựng hoàn thiện đào tạo theo phương thức tín chỉ, trên cơ sở đồng bộ và hiệu quả trong các hoạt động và phát triển nghiên cứu mang tính ứng dụng cao trong công tác quản lý quá trình dạy học theo phương thức tín chỉ.
- Cần mời chuyên gia về đào tạo theo tín chỉ tập huấn các kỹ năng tư vấn cho đội ngũ CVHT, cho giảng viên tiếng Anh về hồ sơ môn ho ̣c , phương pháp da ̣y ho ̣c , phương pháp kiểm tra - đánh giá phù hợp với đào tạo theo PTTC.
- Cần thành lập mô hình nhóm CVHT gồm 5 thành viên (1 trưởng nhóm và 4 thành viên phụ trách 4 mảng liên quan đến phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu khoa học, khai thác học liêu; liên quan đến kỹ năng mềm của SV; liên quan đến định hướng nghề nghiệp của SV và liên quan đến quy chế, quy định về đào tạo).
- Tiếp tục tìm kiếm các hình thức hoạt động phối hợp giữa hệ thống CVHT với ĐTN, Hội sinh viên để nâng cao hiệu quả công tác tư vấn học tập, thúc đẩy phong trào tự học, giáo dục phẩm chất đạo đức cho SV, trên cơ sở xem SV là một công dân trong xã hội.
2.4. Đối với Bộ môn Tiếng nước ngoài - Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQGHN
- Tham khảo các biện pháp do đề tài nghiên cứu để vận dụng một số biện pháp có tính khả thi cao nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho giai đoạn hai của lộ trình chuyển đổi sang đào tạo theo PTTC.
- Chỉ đạo các giảng v iên chủ động nghiên cứu, học hỏi các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra - đánh giá theo PTTC.
- Phấn đấu, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để thực hiện tốt những nhiệm vụ đặt ra trong QTDH môn tiếng Anh theo PTTC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng quản lý giáo dục, quản lý nhà trường dành cho lớp cao học QLGD, 2006.
2. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hƣng. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc Gia, 2004.
3. Đặng Quốc Bảo. Để nhà Quản lý giáo dục thành công
4. Đặng Quốc Bảo. Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ