Chỉ đạo, giám sát, đánh giá giảng viên thực hiện đổi mớ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh theo phương thức tín chỉ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 82)

- Đại học Quốc Gia Hà Nội

3.2.1.Chỉ đạo, giám sát, đánh giá giảng viên thực hiện đổi mớ

cực tự học ngoại ngữ cho sinh viên

* Ý nghĩa

Trong xu thế chuyển đổi đào tạo đại học theo PTTC hiện nay vấn đề đổi mới PPDH trở thành một trong những vấn đề trọng tâm hàng đầu. Người GV vừa là người hướng dẫn, người định hướng, người trọng tài cố vấn cho SV đồng thời phải là người nghiên cứu, tìm tòi phát hiện cái mới trong đó, mở rộng và làm phong phú sâu sắc hơn những tri thức khoa học mà bộ môn giảng

dạy để không ngừng tự biến đổi mình. Quá trình đó không chỉ bó hẹp ở một khía cạnh tích luỹ kiến thức, tìm tòi kiến thức mới mà rộng hơn là cả về PPDH. Việc tìm ra một PPDH môn ngoại ngữ (tiếng Anh) sao cho có hiệu quả, giúp người học làm chủ được thứ tiếng nước ngoài mà họ đang theo đuổi luôn là điều trăn trở của các nhà giáo học pháp và các giáo viên trực tiếp giảng dạy. Để tăng cường tính tích cực tự học ngoại ngữ (tiếng Anh) cho SV, vấn đề đổi mới PPDH phù hợp với PTTC càng trở nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong dạy học môn tiếng Anh theo PTTC.

* Nội dung thực hiện

1. CBQL và GV, người học cần nhận thức được yêu cầu tất yếu, quyết tâm đổi mới phương pháp dạy và học.Trong thời gian đầu có thể nhà trường tiến hành thí điểm ở một số khoa, sau đó nhân rộng trong toàn trường. Phấn đấu môn học có đủ giáo trình, có nhiều sách, báo, tài liệu tham khảo cũng như việc sử dụng nhiều PTDH khác nhau, yêu cầu khai thác tài liệu, thông tin qua địa chỉ internet (thông qua các trang web học tập môn tiếng Anh).

2. Nhà trường cần tiến hành ký hợp đồng đổi mới PPDH để môn học đạt yêu cầu trên. Sản phẩm đổi mới PPDH là: Đề cương chi tiết môn học (Syllabus), kịch bản chi tiết cho từng giờ lên lớp (chỉ rõ phần giảng, phần tự học, tự nghiên cứu, xemina, thảo luận và làm việc theo nhóm SV, câu hỏi, đối thoại GV-SV,…); Tập bài giảng trình chiếu bằng PowerPoint hoặc Overhead; Các tài liệu bổ trợ cho môn học (băng video, CD, Tài liệu tham khảo…). Trên cơ sở đó xây dựng mẫu một số bài giảng và một số PPDH hiện đại đạt chuẩn khu vực và quốc tế cho bộ môn tiếng Anh.

3. GV phải có quyết tâm và kiến thức đầy đủ về da ̣y ho ̣c theo PTTC, PPDH theo yêu cầu tín chỉ và được huấn luyện cách thực hiện.100% GV được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm , phương pháp dạy, phương pháp học và phương pháp KT-ĐG theo PTTC. Nhà trường định kỳ tổ chức, đánh giá, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, kết quả áp dụng PPDH theo yêu cầu của tín chỉ.

4. Phương pháp GDĐH mới phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành (tăng số giờ thực hành, thảo luận, xêmina, tự học của SV hoặc tự nghiên cứu tài liệu…). Điều này giúp SV đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công việc sau khi ra trường.

* Cách thức tiến hành

Để giám sát, đánh giá việc GV thực hiện đổi mới PPDH phù hợp với PTTC nhằm tăng cường tính tích cực tự học ngoại ngữ cho SV cần phải:

1. Thường xuyên giám sát quá trình thực hiện đổi mới PPDH theo PTTC:

- Ban thanh tra đào tạo, Thanh tra trường, Phòng Đào tạo, BMTNN phải có các hình thức thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chuẩn bị hồ sơ môn học của GV tiếng Anh (gồm có ĐCMH, kế hoạch bài giảng, tư liệu, tài liệu phục vụ bài giảng, sổ báo giảng, sổ theo dõi học tập của SV, sổ ghi điểm...) trước mỗi buổi học. Cùng với công tác kiểm tra, giám sát, nhà trường cần có những hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với việc thực hiện này;

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị giám sát việc thực hiện trong khuôn khổ chức năng và nhiệm vụ của mình.

2. Kiểm tra việc biên soạn đề cương môn học và chương trình môn ho ̣c tiếng Anh đã được chuyển đổi phù hợp với đào tạo theo PTTC.

- ĐCMH phải được nộp về phòng Đào tạo của trường và BMTNN trước đầu năm học mới ít nhất là một tháng.

- Nhà trường và BMTNN tổ chức thẩm định ĐCMH, tổ chức hội thảo về đổi mới PPDH môn tiếng Anh phù hợp với PTTC nhằm giúp GV tiếng Anh thực hiện hiệu quả các giờ giảng trên lớp của mình.

3. Kiểm tra việc nâng cao năng lực và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý , GV tiếng Anh đáp ứng được nhu cầu dạy học môn tiếng Anh theo PTTC.

4. Kiểm tra việc chuẩn bị các phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c môn tiếng Anh, tăng cường trang bị CSVC phục vụ dạy học theo PTTC.

5. Tổ chức rà soát, kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện, kịp thời phát hiện ra những cái phù hợp và không phù hợp với dạy học theo PTTC để có biện pháp điều chỉnh kịp thời:

- Nhóm chuyên gia và các đơn vị có trách nhiệm thường xuyên theo sát và nắm vững tình hình dạy học môn tiếng Anh theo PTTC. Bô ̣ môn Tiếng Nước ngoài thường xuyên tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm để phổ biến những mặt phù hợp và rút kinh nghiệm những mặt chưa phù hợp;

- Tổ chức rút kinh nghiệm trao đổi về các giải pháp áp dụng đổi mới PPDH môn tiếng Anh theo PTTC phù hợp cho hiệu quả hơn, sâu rộng hơn.

6. Động viên GV môn tiếng Anh thực hiện đổi mới PPDH môn tiếng Anh phù hợp với PTTC theo quy trình thực hiện:

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học của từng bài học phù hợp với hình thức tổ chức giờ tín chỉ.

Bước 2: Trên cơ sở ĐCMH, hình thức tổ chức giờ tín chỉ, số giờ giành cho mỗi hình thức, nội dung các công việc của GV, SV ở mỗi hình thức giờ dạy, lập kế hoạch chi tiết và giáo án để xây dựng các kịch bản lên lớp.

Bước 3: Lựa chọn PPDH phù hợp:

- Cách tiếp cận dạy học tốt nhất của dạy ngoại ngữ là “Communicative approach”. Do đó phải tổ chức tập huấn cho GV tiếng Anh rèn kỹ năng ứng dụng các PPDH theo cách tiếp cận này;

- Kết hợp nhiều phương pháp trong một giờ học tiếng Anh nhằm lấy ưu điểm của phương pháp này khắc phục những nhược điểm của phương pháp kia và tạo sự linh hoạt, đa dạng trong một giờ học;

- Trong quá trình lựa chọn các PPDH phù hợp, GV cần kết hợp nhiều yếu tố KT- ĐG thường xuyên trong suốt quá trình dạy học. KT- ĐG thường xuyên là một phương pháp bổ trợ rất hiệu quả cho PPDH, đồng thời cung cấp các thông tin phản hồi kịp thời cho GV điều chỉnh tiết dạy của mình.

Bước 4: xây dựng một số bài tập KT- ĐG có thể dùng trong quá trình lên lớp. Bước 5: Xây dựng kịch bản lên lớp cho các loại giờ học cụ thể.

Bước 6: Chuẩn bị bài giảng Power Point hoặc các hình thức khác, thực hiện các hoạt động dạy theo yêu cầu tín chỉ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 7: Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của SV để điều chỉnh, đổi mới PPDH. Phiếu hỏi ý kiến đánh giá của SV cần thông qua Chủ nhiệm BMTNN.

* Điều kiện thực hiện

1. Đòi hỏi PPDH ngoại ngữ phù hợp với PTTC nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của SV là việc làm khó khăn và phức tạp đòi hỏi diễn ra trong thời gian lâu dài, liên tục, nó cần có sự quan tâm phối kết hợp của tất cả các bộ phận trong nhà trường.

2. Đội ngũ GV là những người tham gia trực tiếp đóng vai trò quyết đinh của việc đổi mới PPDH. Vì thế hơn ai hết họ phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, ra sức học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để làm tròn sứ mệnh ngành giáo dục và xã hội giao phó.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh theo phương thức tín chỉ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 82)