Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thuốc kháng sinh nhập khẩu của Công ty Cổ phần dược Trung Ương Mediplantex (Trang 52)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex chưa áp dụng tốt các công cụ cạnh tranh, đặc biệt là công cụ cạnh tranh bằng giá: công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex áp dụng chính sách giá chưa phù hợp, nhiều khi còn cứng nhắc cho từng loại hình kháng sinh cụ thể, từng đối tượng khách hàng cụ thể, các sản phẩm OTC có tỷ lệ giảm giá rất thấp so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Mà mức giá công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex ký với các nhà sản xuất thường là cố định trong một thời gian dài, hơn nữa khả năng dự đoán biến động của tỷ giá hối đoái còn nhiều hạn chế làm cho mức giá mà công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex phải chi trả cho các nhà sản xuất khó có thể bám sát được thị trường ở từng thời điểm nhập khẩu.

Còn quá nhiều các yếu tố khác tác động làm cho giá của sản phẩm bị tính lên cao như:

- Chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa vào nước ta còn cao, các sản phẩm khi vận chuyển trên biển dễ hư hỏng do hút ẩm hơi mặn của nước biển.

phầm thành danh trên thị trường thường phải gánh chịu thêm chi phí kinh doanh không hiệu quả các sản phẩm khác mang lại

- Hiện nay các quy định của Bộ Y tế về lưu kho và vận chuyển dược phẩm là rất khắt khe, do đó chi phí đầu tư và khấu hao cho cơ sở hạ tầng là rất cao và rất nhiều mọi chi phí này đều được cộng thêm vào giá thành của sản phẩm

Thứ hai, chưa áp dụng hết được các biện pháp cạnh tranh. Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex chưa áp dụng hiệu quả các biện pháp cụ thể để phân tích thị trường, chưa phân tích kỹ lưỡng trên các góc độ khác nhau, chưa đưa ra được các kết luận cụ thể về vị trí các sản phẩm thuốc của công ty cũng như các sản phẩm thuốc của các đối thủ cạnh tranh. Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex chưa áp dụng được các biện pháp hữu hiệu để phân tích các đối thủ canh tranh như: phân tích hàng hóa thế hệ mới thay thế, phân tích như cầu thị hiếu của từng đối tượng khách hàng…

- Hiệc đánh giá sức cạnh tranh và xác định đối thủ canh tranh giữa các sản phẩm sản xuất tại công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex cũng như đánh giá sức cạnh tranh của các sản phẩm thuốc kháng sinh nhập khẩu cùng loại của các đối thủ cạnh tranh còn dựa trên cảm tính chủ quan chứ chưa có phương pháp cụ thể để lượng hóa đúng thực trạng cạnh tranh của các sản phẩm.

Thứ ba, chưa lựa chọn được các hình thức cạnh tranh phù hợp với tình hình thực tế trên thị trường trong những năm gần đây. Những sản phẩm của công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex xuất hiện trên thị trường từ rất sớm, công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex chủ yếu sử dụng các hình thức cạnh tranh đi đầu thị trường và hình thức cạnh tranh thông qua những chứng minh về tính ổn định và chất lượng của sản phẩm. Vì vậy hình thức này đến nay đã không còn phù hợp nên khí các sản phẩm cạnh tranh ngày càng nhiều, chính sách hậu mãi của các hãng ngày càng phong phú đa dạng và hấp đẫn, các sản phẩm cạnh tranh thường quan tâm nhiều đến lợi ích kinh tế của các thành viên trong kênh phân phối, lý do đó làm cho khi có các sản phẩm thay thế xuất hiện thì thị phần các sản phẩm của công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex đã bị giảm đáng kể.

Cơ cấu tổ chức kinh doanh chưa hợp lý, phản ứng thay đổi các chính sách trong kinh doanh so với sự biến động của thị trường còn chậm, nhiều các bộ phận tác động còn rời rạc, tính liên kết chưa cao, khả năng xử lý các thông tin chậm nên

Thứ tư, các sản phẩm ETC chưa phát triển được mạnh trong bảo hiểm và trong các phòng khám tư vì giá cả còn cao so với các sản phẩm đại trà khác.

Thứ năm, công ty chưa đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường trong nước và tìm kiếm thêm nhà cũng cấp sản phẩm thuốc khàng sinh nên các sản phẩm còn nghèo nàn về chủng loại, chưa có tính kết hợp trong điều trị

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, môi trường kinh doanh còn chưa thực sự bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường. Để nắm quyền thống lĩnh và chi phối thị trường một số doanh nghiệp còn có biện pháp cạnh tranh không lành mạnh như: bán phá giá, giành thị trường bằng các hình thức như mua chuộc bác sỹ kê đơn, hối lộ các khoa dược của bệnh viện để đưa hàng vào cấp phát bảo hiểm y tế nhằm thu lợi nhuận từ nguồn ngân sách không bị kiểm soát của nhà nước.

Hệ thống luật pháp trong kinh doanh tho\uốc còn nhiều phức tạp và thiếu hợp lý, các hình thức doanh nghiệp khác nhau thì nguồn luật pháp áp dũng cũng không giống nhau gây bất hợp lý giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cũng lĩnh vực

Thứ hai, chính sách phát triển ngành công nghiệp mại dược phẩm chưa phù hợp với xu thế chung của thế giới, các nhà kinh doanh còn bị phụ thuộc nhiều vào danh mục sản phẩm mà nhà nước cho phép nhập khẩu, Nhà nước còn thiếu chính sách cụ thể để phát triển thị trường dược phẩm một cách đồng bộ, có nhiều chính sách bảo hộ đã gây càn trở cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu.

Thứ ba, chính sách quản lý thị trường chưa tốt, một số sản phẩm dược phẩm nhập khẩu lậu qua đường hàng không và đường thủy chất lượng không đảm bảo, khi bán ra thị trường với giá rẻ sẽ ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của các nhà cung cấp chính hãng, gây thiệt hại cho người tiêu du \ngf.

Thứ tư, sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế như tỷ giá hối đoái, tập quán tiêu dùng, quan điểm kinh doanh dược phẩm … cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các sản phẩm nhập khẩu, làm cho các doanh nghiệp không kiểm soát được giá, khó khăn trong tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước.

Thứ năm, các doanh nghiệp thường khó với việc chi phối chất lượng các sản phẩm thuốc, chi phí của các nhà sản xuất nên rất khó trong việc giảm giá thành của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thuốc kháng sinh nhập khẩu của Công ty Cổ phần dược Trung Ương Mediplantex (Trang 52)