2.2.3.1. Hình thức OTC và ETC
Theo phân loại của Cục quản lý dược Việt Nam và theo cách thức mà các doanh nghiệp đang áp dụng thì thị trường dược phẩm nói chung và thị trường dược phẩm nói riêng được chi thành 2 loại: thị trường dược phẩm OTC và thị trường dược phầm ETC.
- Thị trường dược phẩm nhập khẩu OTC là thị trường mà trong đó các doanh nghiệp, các công ty tiến hành nhập khẩu và phân phối những sản phẩm thuốc và việc kinh doanh bán hang cho người tiêu dùng không cần đến kê đơn của bác sỹ chuyên môn mà chỉ cần sự hướng dẫn của dược sỹ bán thuốc. Sự am hiểu thông tin của người tiêu dùng thông qua các hình thức quảng cáo, đọc tài liệu… là có thể mua và sử dụng được. Thuốc OTC được chấp nhận dễ dàng hơn khi quảng cáo trên kênh truyền thông đại chúng, brochure, và các phương tiện truyền thông khác như báo, tạp chí, outlet vv…
- Thị trường nhóm hàng ETC là thị trường cung cấp các loại dược phẩm mà người sử dụng hay người bán (dược sỹ bán thuốc) đều phải tuân theo sự chỉ dẫn từ đơn thuốc và pháp đồ điều trị của bác sỹ chuyên môn, do đó khách hàng trên thị trường này là những bệnh nhân đi khám chữa bệnh nhưng quyết định vấn đề tiêu dùng sản phẩm thuốc gì, số lượng thuốc bao nhiêu, sử dụng như thế nào là do bác sỹ chuyên môn còn dược sỹ bán thuốc chỉ có vai trò giám sát, bảo đảm thuốc cho người tiêu dùng mua đúng với những gì bác sỹ chuyên môn đã kê đơn.
Hàng hóa trên thị trường ETC luôn đề cao vai trò của bác sỹ chuyên môn, vì các loại thuốc trên thị trường này đều là những loại thuốc có hoạt chất, có tính chuyên môn cao, các phản ứng thuốc xảy ra nhanh và mạnh, có thể có phản ứng phụ không mong muốn, do vậy nếu người tiêu dùng không sử dụng hay sử dụng
mới không mong muốn. Thuốc ETC bị giới hạn khá nhiều trong việc quảng bá sản phẩm,chủ yếu thông qua các hình thức hội thảo,tham dự hội nghị,và các tài liệu quảng cáo đều phải thông qua sự chấp nhận của Bộ Y Tế.
2.2.2.1. Hình thức cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên thị trường đầu vào
Hiện nay các quốc gia Pháp, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc… là những quốc gia có thế mạnh về dược phẩm và đều không ngừng gia tăng doanh số xuất khẩu vào thị trường Việt Nam. Nhập khẩu vào thị trường Việt Nam có hai hình thức:
Nhập khẩu trực tiếp: đây là hình thức các công ty có vốn nước ngoài thường thực hiện, khi đó các doanh nghiệp này sẽ nhập khẩu trực tiếp từ công ty mẹ vào Việt Nam mà không phải thông quan nhập khẩu ủy thác, hình thức này giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và thời gian vận chuyển lưu kho. Hìmh thức này thường áp dụng với các công ty thuộc cùng tập toàn có chi nhánh tại Việt Nam, hoặc công ty có vốn nước ngoài như đã nói trên, hoặc số ít các công ty của Việt Nam có quy mô công ty lớn, tiềm lực kinh tế mạnh, đã có sự hợp tác và thỏa thuận lâu dài với bên đối tác nhập khẩu thuốc.
Nhập khẩu gián tiếp: là hình thức các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm trong nước hiện nay đang bắt buộc phải thực hiện. Dù dưới hình thức nào đi nữa thì đối với mỗi mặt hàng của mỗi hãng cũng chỉ được phép xuất khẩu cho một công ty ở Việt Nam. Hình thức này thường có thể qua nhiều trung gian hơn, chi phí lưu kho bến bãi cũng như vận chuyển và phân phối sau lần nhập khẩu thuốc cũng sẽ theo vậy tăng lên và cao hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước hiện nay thường phải áp dụng hình thức này.
2.2.2.2. Hình thức cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên thị trường đầu ra Hình thức phân phối trên thị trường thuốc Việt Nam rất đa dạng, cụ thể:
- Các doanh nghiệp phải nhập khẩu và tự phân phối: đây là hình thức phổ biến hiện nay, đang có tới gần 90% số lượng các công ty áp dụng hình thức này. Theo đó, các doanh nghiệp khi nhập hàng hóa vào Việt Nam thì nhà sản xuất sẽ không còn trách nhiệm và doanh nghiệp lúc này phải tự tổ chức kinh doanh, tự quảng cáo và phân phối sản phẩm. Hình thức này giúp các doanh nghiệp nắm được các công việc kinh doanh trong một đầu mối và lợi nhuận sẽ cao hơn. Tuy nhiên đổi lại các doanh nghiệp lại chấp nhận rủi ro cao hơn.
Nếu trong một thời gian nào đó doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong kinh doanh không thành công trên thị trường thì nhà sản xuất sẽ chuyển mối hàng đó cho doanh nghiệp khác kinh doanh. Như vậy mọi cố gắng và tài chính mà doanh nghiệp chi ra ban đầu, tạo dựng thị trường sẽ là vô ích và tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp phân phối sau.
- Phân phối độc quyền:
Phân phối độc quyền ở cấp công ty: đây là hình thức mà một số công ty có hệ thống phân phối chuyên nghiệp hay áp dung. Với hình thức này doanh nghiệp phân phối có nhiệm vụ nhập khẩu và tiến hành tổ chức kênh phân phối theo mô hình làm thị trường của hãng, các vấn đề thị trường, tổ chức kinh doanh hay quảng cáo sản phẩm thì hãng sẽ thuê công ty khác đảm nhiệm hoặc mở văn phòng đại diện có chuyên môn. Theo hình thức này, doanh nghiệp đó sẽ an toàn và ít rủi ro hơn về thị trường, tuy nhiên các doanh nghiệp cũng sẽ phải chịu nhiều áp lực về mặt tài chính
Phân phối độc quyền tập đoàn: đây là hình thức mà các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thường hay áp dụng và nó đòi hỏi một lượng vốn cực kỳ lớn. Với hình thức này có một tập đoàn đứng ra đảm nhiệm việc phân phối hàng cho nhiều hãng khác nhau và các hàng sẽ tự làm thị trường cho chính doanh nghiệp mình. Khi đó sự thành công hay thất bại của một hãng nào đó sẽ ít ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của tập đoàn phân phối.