Thực trạng về việc quản lý chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm bột giấy, giấy, các tông và đặc biệt là các loại sản phẩm giấy vệ sinh,

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng đối với sản phẩm nhập khẩu từ nguyên liệu giấy, bột giấy và từ cáctông phục vụ quản lý hàng nhập khẩu thay thế biện pháp sử dụng giấy phép nhập khẩu tự động (Trang 101)

Ks công nghệ giấy

1.3 Thực trạng về việc quản lý chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm bột giấy, giấy, các tông và đặc biệt là các loại sản phẩm giấy vệ sinh,

khăn giấy ở Việt Nam

1.3.1 Xây dựng tiêu chuẩn và quản lý chất lượng của bột giấy, giấy và các tông

Ngành giấy rất quan tâm đến công tác tiêu chuẩn hoá, nên hiện nay đã xây dựng

được 59 tiêu chuẩn về phương pháp thử sản phẩm bột giấy, giấy và cáctông. Các tiêu chuẩn về phương pháp thử đều được xây dựng hoàn toàn tương thích với tiêu chuẩn Quốc tế (ISO), TAPPI. Bộ tiêu chuẩn này gồm các phương pháp thử về tính chất vật lý, hóa học cho bột giấy, giấy và các tông. Với bộ tiêu chuẩn này chúng ta có thể xác định

được đầy đủ các tính chất đểđánh giá được chất lượng của các loại sản phẩm.

Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cũng đã được xây dựng cho các sản phẩm chủ yếu của ngành giấy Việt Nam gồm: - TCVN 5946 : 2007 – Giấy loại - TCVN 5899 : 2001 – Giấy viết - TCVN 5900 : 2001 – Giấy in báo - TCVN 6886 : 2001 – Giấy in - TCVN 6887 : 2001 – Giấy photocopy - TCVN 7062 : 2007 – Giấy làm vỏ bao xi măng - TCVN 7063 : 2002 – Giấy bao gói - TCVN 7064 : 2011 – Giấy vệ sinh - TCVN 7065 : 2010 (khăn giấy (paper napkins)

Trong các tiêu chuẩn kỹ thuật trên có các quy định về: Phạm vi áp dụng, phương pháp thử sản phẩm; chỉ tiêu ngoại quan; yêu cầu về nguyên liệu; các thông số

kỹ thuật quy định cho từng mức chất lượng; ghi nhãn hàng hóa; đóng gói, bảo quản và vận chuyển. Riêng hai tiêu chuẩn về giấy vệ sinh và khăn giấy, đây là loại sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với con người, nên ngoài các quy định như trên còn có quy định về an toàn vệ sinh.

Vì giấy là một loại sản phẩm quan trọng không thể thiếu trong xã hội, nên tất cả

các nước trên thế giới rất quan tâm đến chất lượng của giấy và bột giấy. Cho tới nay, tổ

chức Tiêu chuẩn hoá ISO đã ban hành 196 tiêu chuẩn cho giấy, bột giấy và sản phẩm giấy.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, với xu hướng hội nhập, công tác tiêu chuẩn hoá càng cần được quan tâm hơn bởi vì tiêu chuẩn là công cụ để quản lý chất lượng, đảm bảo nâng cao chất lượng và là cơ sở phục vụ cho cơ chế quản lý và kiểm soát nâng cao chất lượng. Hơn nữa việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế là một vấn đề cần thiết, nhằm tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong thương mại giữa các quốc gia, đảm bảo cho sự hội nhập của nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

1.3.2 Xây dựng tiêu chuẩn và quả lý chất lượng của các sản phẩm giấy vệ sinh, khăn giấy giấy

Việt nam đã ban hành tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) về chất lượng của sản phẩm giấy vệ sinh và khăn giấy. Nhưng TCVN chỉ có tính khuyến khích áp dụng chứ không phải là bắt buộc áp dụng.

Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm giấy vệ sinh, khăn giấy với chất lượng rất khác nhau. Phần lớn các loại sản phẩm giá rẻđều được sản xuất tại các cơ sở

nhỏ. Các cơ sở sản xuất này thường sử dụng thiết bị cũng như công nghệ sản xuất lạc hậu. Nhà xưởng không bảo đảm các quy định về an toàn vệ sinh cho sản xuất mặt hàng giấy vệ

sinh và khăn giấy. Do đó các loại sản phẩm sản xuất từ các cơ sở này thường có chất lượng thấp và không đảm bảo an toàn vệ sinh.

Mặt hàng giấy vệ sinh, khăn giấy đã có Tiêu chuẩn Quốc gia, nhưng tiêu chuẩn này chỉ áp dụng đối với các sản phẩm được sản xuất trong nước. Đối với các sản phẩm nhập khẩu cũng chưa bị kiểm soát về mặt chất lượng. Đây có lẽ cũng là một điều bất hợp lý và không công bằng đối với các nhà sản xuất tại Việt Nam. Hơn nữa hai tiêu chuẩn này vẫn thiếu các quy định về chỉ tiêu vi sinh, dư lượng hóa chất. Do vậy, kiến nghị soát xét hai tiêu chuẩn này, để mở rộng phạm vi áp dụng, cũng như xây dựng các mức quy định về chỉ tiêu vi sinh, dư lượng hóa chất cho sản phẩm sản xuất trong nước cũng như sản phẩm được nhập khẩu.

PHN II

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

2.1 Phương pháp điều tra và khảo sát 2.1.1 Phương pháp kế thừa 2.1.1 Phương pháp kế thừa

Kế thừa có chọn lọc các số liệu trong các báo báo của Tổng cục Hải quan, Hiệp hội giấy Việt Nam và của Viện Công nghiệp giấy và xenluylo về tình hình nhập khẩu, sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm bột giấy và giấy.

2.1.2 Phương pháp khảo sát bổ sung thông tin

Khảo sát thu thập thông tin tài liệu tại các doanh nghiệp sản xuất giấy, bột giấy, tã giấy và băng vệ sinh.

2.1.3 Phương pháp chuyên gia

Tham vấn các chuyên gia thuộc cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chuyên ngành, Viện Tiêu chuẩn chất lượng.

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý để để xuất các giải pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm bột giấy, giấy, các tông và đặc biệt là các mặt hàng giấy vệ sinh, khăn giấy, tã giấy, băng vệ sinh phụ nữ, nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng.

2.1.4 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Thu thập các thông tin tổng quát về tình hình sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu của các sản phẩm bột giấy giấy và các tông.

2.2 Phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm giấy vệ sinh : theo TCVN 7064: 2011 - Kiểm tra chất lượng sản phẩm khăn giấy: theo TCVN 7065 : 2010

PHN III

KT QU VÀ THO LUN

3.1 Sản phẩm giấy vệ sinh

Chất lượng của một số sản phẩm giấy vệ sinh nhập khẩu và sản xuất trong nước

được kiểm tra theo TCVN 7064: 2011 – Giấy vệ sinh. Kết quảđược chỉ ra trong bảng 3.1.

Bảng 3.1 – Chất lượng giấy vệ sinh Định lượng,g/m2 Độ bền kéo, N/m (một lớp) Khả năng hút nước, Độ trắng Tên mẫu (cho 1 lớp giấy) Chiều dọc Chiều ngang g/g ISO, % 1 2 3 4 5 6 Giấy nhập khẩu 1. Tessa– Indonesia (2 lớp) 17,3 126 55 8,11 87,5 2. Paseo – Indonesia (3lớp) 15,3 56 22 8,00 86,0 3. Cellox–Thái Lan (2 lớp) 16,0 67 31 9,53 86,0 4. Dion – Thái Lan (2 lớp) 15,0 92 46 9,27 (in hoa) 5. Slik (2 lớp) giấy nhập

khẩu từ Mỹ được gia công

đóng gói tại Công ty Phú Quý TP. HCM 13,2 45 16 12,6 85,7 Giấy sản xuất trong nước 6. Comfy (2 lớp)– Cty giấy tissue Sông Đuống 18,4 179 74 8,71 90,9 7. Watersilk bathroom (2 lớp) – Công ty giấy tissue Sông Đuống 17,0 247 88 8,47 85,8 8. Watersilk roll (2 lớp) – Công ty giấy tissue Sông

Đuống 17,0 204 75 8,27 81,8 9. Bless You (2 lớp) – Công ty CP giấy Sài Gòn 16,3 197 67 8,03 86,3 10. Sentons (2 lớp)- Công ty Cp giấy Sài Gòn 18,2 112 29 8,69 76,5 11. Sài Gòn Eco (2 lớp) – Cty CP giấy Sài Gòn 19,3 115 32 8,32 74,5

1 2 3 4 5 6

12. Sài Gòn Extra (2 lớp)-

Cty CP giấy Sài Gòn 21,1 64 22 10,8 76,2

13. Pulpy (xanh, 2 lớp) – Công ty TNHH New Toyo Pulpy VN

18,0 157 43 8,67 87,7

14. May (2 lớp) - Công ty TNHH New Toyo Pulppy VN

18,0 180 32 7,20 82,0

15. AnAn (2 lớp) Công ty TNHH New Toyo Pulppy VN 15,3 92 33 9,64 79,2 16. T&B (2 lớp) – Công ty giấy Trúc Bạch HN 13,7 101 24 12,1 92,3 17. Hà Nội (2 lớp) – Công ty TNHH Tiến Hiếu, Hà Nội 17,0 126 33 11,4 91,7 18. Giấy vệ sinh (2 lớp) – Cty CP giấy Vĩnh Huê 23,3 82 23 8,77 77,4

Kết quả trong bảng 1 cho thấy một số sản phẩm giấy vệ sinh trong nước có chất lượng không hề thua kém sản phẩm cùng loại được nhập khẩu.

3.2 Sản phẩm khăn giấy

Kiểm tra chất lượng sản phẩm khăn giấy sản xuất trong nước và nhập khẩu theo TCVN 7065 : 2010 – Khăn giấy. Kết quảđược chỉ ra trong bảng 3.2.

Bảng 3.2 – Chất lượng khăn giấy

Tên mẫu Định Độ bền kéo, N/m Khả năng Độ trắng lượng,

g/m2 Chidọềc u ngang Chiều hút ng/g ước, ISO,%

1 2 3 4 5 6

Sản phẩm nhập khẩu

1.Tessa–Indonexia (loại 1

lớp) 18,1 171 82,4 9,5 88,0

2. Paseo – Indonesia(loại 2lớp) 27,6 159 57,6 8,7 87,1 3. Tessa – Indonesia (loại 2lớp) 28,6 165 58,0 8,3 88,1 5. Cellox – Thái Lan (loại 2

lớp)

28,4 150 55,1 8,2 86,5 6. Paseo – Indonesia (loại 3 43,2 273 94,6 8,1 87,4

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng đối với sản phẩm nhập khẩu từ nguyên liệu giấy, bột giấy và từ cáctông phục vụ quản lý hàng nhập khẩu thay thế biện pháp sử dụng giấy phép nhập khẩu tự động (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)