Khảo sát tình nhu cầu sử dụng các sản phẩm bột giấy, giấy và cáctông 1 Bột giấy

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng đối với sản phẩm nhập khẩu từ nguyên liệu giấy, bột giấy và từ cáctông phục vụ quản lý hàng nhập khẩu thay thế biện pháp sử dụng giấy phép nhập khẩu tự động (Trang 65)

b) Nhập khẩu giấy

3.1 Khảo sát tình nhu cầu sử dụng các sản phẩm bột giấy, giấy và cáctông 1 Bột giấy

3.1.1 Bột giấy

Theo các số liệu báo cáo của Tổng cục Hải quan, Báo cáo của Hiệp hội giấy Việt nam, Báo cáo quy hoạch điều chỉnh, tình hình sản xuất, tiêu dùng và nhập khẩu bột giấy ở

Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2010 được trình bày trong bảng 3.1

Bảng 3.1 – Tình hình sản xuất, tiêu dùng và nhập khẩu bột giấy vào Việt nam giai đoạn 2005 – 2010 ĐVT: tấn/năm Danh mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năng lực SX bột giấy 355.000 355.000 355.000 375.000 410.000 437.600 - Tăng trưởng BQ/năm, % 5,13 Tiêu dùng 364.080 423.529 485.288 451.368 411.046 466.924 Bột hóa tẩy trắng 180.934 205.128 208.286 204.817 201.000 235.049 Bột hóa không tẩy 50.000 70.000 100.000 100.000 120.000 120.000 Bột cơ 34.446 42.141 66.752 57.091 31.221 24.465 Bột bán hóa 98.700 106.260 110.250 89.460 58.825 87.410 - Tăng trưởng BQ/năm, % 5,65 Sản lượng 249.254 298.531 353.698 316.914 311.246 345.875 - Tăng trưởng BQ/năm, % 7,75 Nhập khẩu 114.826 124.998 131.590 134.454 99.800 121.049 - Bột hóa tẩy trắng 100.934 114.128 102.986 109.994 81.000 115.049 - Bột hóa không tẩy 6.619 2.729 1.852 7.369 8.800 6.000 - Bột cơ 7.273 8.141 26.752 17.091 10.000 -

Công suất bột hóa học tẩy trắng không tăng từ 2006 đến 2010. Vẫn chỉ có Tổng công ty giấy Việt Nam sản xuất 75.000 tấn/năm và một số nhà máy quy mô nhỏ với tổng công suất 55.000 tấn/năm.

Từ 2005 đến 2010, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu bột kraft gỗ cứng tẩy trắng (khoảng 100.000 tấn/năm) dùng trong sản xuất giấy in, viết. Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng, bột hóa nhiệt cơ (CTMP) được nhập rất ít (khoảng 10% trong tổng lượng bột nhập khẩu hàng năm).

Bột hóa không tẩy được nhập khẩu chủ yếu là loại bột không tẩy gỗ mềm (USKP) với khối lượng không lớn, dùng để sản xuất các loại giấy làm bao bì có độ bền cao (giấy làm bao bì xi măng).

Các số liệu trong bảng 1 cho thấy lượng bột giấy sản xuất trong nước rất thấp và phần lớn phải nhập từ nước ngoài.

Để bảo vệ nguồn tài nguyên nhập và theo xu hướng chung của ngành sản xuất giấy trên thế giới, lượng giấy loại được sử dụng trong sản xuất ngày càng tăng. Các số

liệu về nhu cầu tiêu dùng và sản xuất giấy giấy từ giấy loại được trình bày trong bảng 3.2 Bảng 3.2: Nhu cầu tiêu dùng và sản xuất giấy từ giấy loại ĐVT: tấn/năm Danh mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 2 3 4 5 6 7 1. Tiêu dùng giấy 1.327.003 1.548.378 1.879.592 1.993.610 2.211.521 2.294.412 2. Sản lượng giấy 834.853 948.600 1.130.000 1.114.416 1.133.831 1.298.700 3. Tiêu dùng bột giấy mới nội địa 249.254 298.531 353.698 316.914 311.246 345.875 - Tỷ lệ sử dụng cho sản xuất giấy;% 27,34 28,36 28,13 25,99 24,10 23,75 4. Tiêu dùng bộ giấy mới nhập khẩu 114.826 124.998 131.590 134.454 99.800 121.049 - Tỷ lệ sử dụng cho sản xuất giấy;% 12,65 11,87 10,47 11,04 7,73 7,99 5. Tiêu dùng giấy loại cho SX giấy 546.310 629.118 771.928 767.696 880.420 1.003.955

1 2 3 4 5 6 7

OCC (phế liệu hòm hộp làn sóng) 438.855 503.774 619.140 613.000 724.930 848.900 ONP, OMG (giấy báo, tạp chí cũ) 107.455 125.344 152.788 154.696 155.491 155.055

- Tỷ lệ sử dụng cho sản xuất giấy;% 60,01 59,77 61,4 62,97 68,17 68,26

Thu gom trong nước 411.370 433.546 507.490 500.953 663.456 734.212

- Tỷ lệ thu gom trong nước, % 31,00 28,00 27,00 25,13 30,00 32,00

Nhp khu giy loi 134.940 195.572 264.438 266.743 216.964 269.743

*Nguồn số liệu: Tổng cục Hải quan, Báo cáo Hiệp hội giấy Việt Nam.

Số liệu thống kê bảng trên cho thấy, tỷ lệ sử dụng giấy loại cho sản xuất giấy tăng từ 60% lên 68% do sản xuất giấy làm bao bì tăng nhanh trong giai đoạn 2006- 2010. Việc sử dụng giấy loại thay thế bột giấy nguyên thủy cho sản xuất giấy là một tín hiệu đáng khích lệ và phù hợp với xu thế chung của thế giới về tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, một thực trạng của ngành giấy Việt Nam hiện nay là khâu thu gom giấy loại nội địa chưa cao và chủ yếu là do dân tự

thu gom để tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, khâu phân loại, chế biến hiệu quả còn thấp, chưa phân loại được các loại xơ sợi để nâng cao giá trị sử dụng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng đối với sản phẩm nhập khẩu từ nguyên liệu giấy, bột giấy và từ cáctông phục vụ quản lý hàng nhập khẩu thay thế biện pháp sử dụng giấy phép nhập khẩu tự động (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)