Ngành giấy Việt Nam 1.1.1 Lịch sử phát triển

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng đối với sản phẩm nhập khẩu từ nguyên liệu giấy, bột giấy và từ cáctông phục vụ quản lý hàng nhập khẩu thay thế biện pháp sử dụng giấy phép nhập khẩu tự động (Trang 96)

Ks công nghệ giấy

1.4Ngành giấy Việt Nam 1.1.1 Lịch sử phát triển

1.1.1 Lịch sử phát triển

Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam, khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian,...

Năm 1912, nhà máy sản xuất giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 60 của thế kỷ

trước, nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ

(dưới 20.000 tấn/năm) như nhà máy giấy Việt Trì, Nhà máy giấy Vạn Điểm, Nhà máy giấy Đồng Nai, Nhà máy giấy Tân Mai,... Năm 1975 tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉđạt 28.000 tấn/năm.

Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào sản xuất với công suất thiết kế 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000 tấn giấy/năm. Nhà máy cũng xây dựng được vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, cơ sở phụ trợ nhưđiện, hóa chất và trường đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Ngành giấy có những bước phát triển vược bậc, sản lượng giấy tăng trung bình 11%/năm trong giai đoạn 2000 – 2006; tuy nhiên, nguồn cung như vậy cũng vẫn chỉ đáp

ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu.

1.1.2 Nguyên liệu bột giấy

Tại Việt Nam năng lực sản xuất bột giấy mới chỉđáp ứng được ½ nhu cầu sản xuất giấy. Do đó ngành công nghiệp giấy luôn phải phụ thuộc vào nguồn bột giấy nhập khẩu. Trong năm 2012 nhà máy bột giấy An Hòa – Tuyên Quang đã đi vào sản xuất, đấy là nhà máy sản xuất bột giấy hóa học tẩy trắng lớn nhất tại Việt Nam với công suất thiết kế là 130.000 tấn/năm. Trong các cơ sở sản xuất chỉ có Công ty giấy Bãi Bằng và Công ty cổ

phần giấy Tân Mai chủ động đáp ứng được khoảng 80% tổng số bột giấy cho sản xuất giấy của mình.

Giấy loại ngày càng được sử dụng nhiều làm nguyên liệu cho ngành giấy do ưu

điểm tiết kiệm được chi phí sản xuất. Giá thành bột giấy từ giấy loại luôn thấp hơn các loại bột giấy từ các loại nguyên liệu nguyên thủy vì chi phí vận chuyển, thu mua và xử lý thấp hơn. Hơn nữa chi phí đầu tư dây chuyền xử lý giấy loại thấp hơn dây chuyền sản xuất bột giấy từ nguyên liệu thực vật. Bên cạnh đó sản xuất giấy từ giấy loại có tác động bảo vệ

môi trường. Tính trung bình sản xuất giấy từ bột giấy tái chế giảm được 74% khí thải và 35% nước thải so với sản xuất giấy từ bột giấy nguyên thủy (tạp chí công nghiệp tháng 12/2008).

So với bột giấy nguyên thủy bột giấy tái chế có chất lượng thấp hơn do đó không thể dùng 100% loại bột này để sản xuất các loại giấy đòi hỏi chất lượng cao.

Bột giấy sản xuất trong nước được chia thành 4 nhóm sản phẩm chính: Bột giấy cơ

học, bột giấy hóa học chưa tẩy trắng, bột giấy hóa học tẩy trắng và bột giấy bán hóa (bột giấy kiềm lạnh). Sản lượng bột giấy bán hóa chiếm tỷ lệ lớn nhất (65, 45%), tổng công suất 142.000 tấn/năm.

1.1.3 Các sản phẩm giấy và các tông

Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau sản phẩm giấy được chia thành 4 nhóm : - Nhóm 1: Giấy dùng cho in, viết (giấy in báo, giấy in , giấy viết, ...)

- Nhóm 2: Giấy dùng trong công nghiệp (giấy bao gói, giấy dùng cho sản xuất hòm hộp các tông,...)

- Nhóm 4: Giấy dùng cho văn phòng và các loại giấy kỹ thuật chuyên dụng

Các sản phẩm chủ yếu của ngành giấy Việt nam vẫn chỉ là : giấy in, giấy viết, giấy in báo, giấy tissue (giấy vệ sinh, khăn giấy), giấy bao bì công nghiệp thông thường, giấy vàng mã. Các loại giấy và các tông kỹ thuật chuyển dụng thì hầu như vẫn phải nhập khẩu.

1.1.4 Tiêu thụ giấy nội địa

Trong giai đoạn 2000 – 2008, nhu cầu tiêu dùng giấy của Việt Nam tăng trưởng 16,2% - tương đương với tốc độ tăng trưởng của sản xuất. Tổng nhu cầu giấy năm 2008

đạt hơn 2 triệu tấn cao gấp khoảng 4 lần so với năm 2000.

Về cơ cấu tiêu dùng, giấy bao bì chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cầu về giấy của Việt Nam và có tốc độ tương đối cao. Giấy bao bì chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp

đặc biệt là ngành sản xuất xi măng. Nhu cầu về giấy tissue trong năm 2008 là trên 48 nghìn tấn, tăng 19,4% so với năm 2007. Về cơ cấu sản phẩm theo công suất của giấy tissue từ năm 2005 là 65 nghìn tấn đến năm 2010 là 148 nghìn tấn.

1.1.5 Xuất nhập khẩu giấy a) Xuất khẩu giấy a) Xuất khẩu giấy

Các sản phẩm giấy xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm có chất lượng trung bình. Chiếm phần lớn thị phần trong các mặt hàng xuất khẩu là giấy vàng mã sang thị trường Đài Loan và Nhật Bản. Ngoài ra Việt Nam cũng đã xuất được một phần giấy tissue và giấy in, giấy viết. Giấy tissue xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm của Công ty Pulpy Corelex và Công ty New Toyo Pulpy được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Singapore và Hồng Kông với sản lượng khoảng 24 đến 25 nghìn tấn/năm.

Giấy in, giấy viết phần lớn được xuất khẩu dưới dạng văn phòng phẩm với sản lượng khoảng 25 – 30 nghìn tấn/năm, chủ yếu sang thị trường Mỹ. Một phần rất nhỏ sản phẩm giấy testliner được xuất khẩu sang Philippine.

Các số liệu tổng hợp về xuất khẩu các loại sản phẩm giấy cho thấy tỷ lệ giấy xuất khẩu là rất nhỏ và có nguy cơ giảm dần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Nhập khẩu giấy

Do nhu cầu về giấy tăng nhanh hơn năng lực sản xuất nội địa , hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng lớn bột giấy và giấy.

Giấy được nhập khẩu vào Việt Nam từ rất nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên 90% giấy được nhập khẩu từ các nước Châu Á. Ba nước xuất khẩu giấy lớn nhất vào Việt Nam là Thái Lan (chiếm 13% khối lượng 20% giá trị), Đài Loan (19% khối lượng, 20% giá trị) và Indonesia (19% khối lượng và 29% giá trị); ngoài ra là nhập khẩu từ một số thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, ...

Về cơ cấu nhập khẩu, giấy bao bì chiếm tỷ trọng cao nhất do nhu cầu của mảng sản phẩm này tăng cao trong các năm gần đây. Đứng thứ hai là nhóm giấy in, giấy viết, chiếm 13% tổng sản lượng giấy nhập khẩu. Hiện nay có 144 doanh nghiệp nhập khẩu giấy in, viết trong đó có khoảng 141 doanh nghiệp là công ty thương mại. Các công ty sản xuất giấy in lớn không tham gia hoạt động nhập khẩu. Giấy in báo chiếm khoảng 6% trong tổng sản lượng giấy nhập khẩu. Các công ty tham gia nhập khẩu giấy in báo chủ yếu là các công ty thương mại.

Giấy tissue có giá trị nhập khẩu thấp vì sản xuất trong nước đáp ứng được 99% nhu cầu. Việt Nam còn là nước xuất khẩu giấy tissue.

1.5Các sản phẩm giấy tại mã hàng hóa HS 4818

Các sản phẩm hàng hóa thuộc mã hàng 4818 là: “Giấy vệ sinh và giấy tượng tự, tấm lót xelulo hoặc súc xơ sợi xenlulo dùng cho các mục đích nội trợ hoặc giấy vệ, dạng cuộn có chiều rộng không quá 16 cm hoặc cắt theo hình dạng, kích thước; khăn lau giấy, giấy lụa lau tay, khăn mặt, khăn trải bàn, khăn ăn, tã lót cho trẻ sơ sinh, băng vệ sinh, khăn trải gường, các đồ dùng nội trợ, vệ sinh hoặc các vật phẩm dùng cho bện viện tương tự, các vật phẩm trang trí, đồ phụ kiện may mặc bằng bột giấy, tấm lót xenlulo hoặc súc xơ

sợi xenlulo”

Trong mã hàng hóa này các sản phẩm được chia thành các mã hàng như sau: - 48181000 - Giấy vệ sinh

- 48182000 – Khăn tay, giấy lụa lau tay, lau mặt hoặc khăn mặt - 48183000 – khăn trải bàn và khăn ăn

- 48184000 – Khăn vệ sinh và băng vệ sinh, khăn và tã lót cho trẻ sơ sinh và các vật phẩm vệ sinh tương tự

- 48185000 – Các vật phẩm dùng cho trang trí và phụ kiện may mặc

1.5.1 Sản phẩm giấy vệ sinh và khăn giấy

Trong hai năm gần dây, các sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh sản xuất trong nước (giấy tissue) rất phát triển trong khi đa phần các sản phẩm giấy khác bị giảm thị

phần. Theo Tổng công ty Giấy Việt Nam, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay các nhà máy giấy thuộc tổng công ty đều giảm công suất, nhưng riêng đối với giấy tissue

điều này không xảy ra. Theo thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt nam trong 6 tháng đầu năm 2009, dù chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, mức tiêu thụ

sản phẩm giấy tissue không hề giảm so với năm 2008.

Mức độ trăng trưởng của sản xuất giấy tissue ở Việt Nam hàng năm là 20%.Tuy nhiên, mức này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Thực tế

thị trường giấy tissue hiện nay có sự tham gia của nhiều công ty trong và ngoài nước với

đa dạng chủng loại sản phẩm. Có thể kể đến các nhãn hiệu Collex (Thái Lan); Paseo (Malaysia; AnAn, May, Pulpy (Công ty New Toyo Việt Nam); Saigon, Senton, Bless you (Công ty giấy sài Gòn) và sản phẩm Watersilk của Công ty Giấy Tisue Sông Đuống (thành viên của Tổng công ty giấy Việt nam). Song lợi thế lại thuộc về các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.

Giấy tissue được sản xuất ở Việt Nam chủ yếu từ bột giấy hóa học tẩy trắng nguyên thủy, bột giấy tái chế và hỗn hợp của hai loại bột này, phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm. Với các mặt hàng cao cấp thì nguyên liệu dùng cho sản xuất phải là 100% bột giấy hóa học tẩy trắng nguyên thủy. Nhưng với công nghệ ngày càng hiện đại, chất lượng của sản phẩm giấy sản xuất từ bột giấy tái chế sẽ ngày càng cao, song cũng chỉ đạt được khoảng 90% so với giấy sản xuất từ bột giấy nguyên thủy.

1.5.2 Sản phẩm khăn trải bàn

Hiện tại các sản phẩm khăn trải bàn vẫn chưa được sản xuất trong nước, các sản phẩm đều được nhập khẩu. Các sản phẩm được nhập khẩu về Việt Nam gồm một số

loạinhư : Giấy trải bàn bằng giấy hiệu Cenzin; giấy trải bàn bằng giấy hiệu Duni; giấy trải bàn bằng giấy hiệu Loccitane; giấy trải bàn ăn hiệu Lutz Mauder. Các loại sản phẩm này thường được nhập vềở dạng chiếc hoặc thành từng bộ.

1.3 Thực trạng về việc quản lý chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm bột giấy, giấy, các tông và đặc biệt là các loại sản phẩm giấy vệ sinh,

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng đối với sản phẩm nhập khẩu từ nguyên liệu giấy, bột giấy và từ cáctông phục vụ quản lý hàng nhập khẩu thay thế biện pháp sử dụng giấy phép nhập khẩu tự động (Trang 96)