MỤC LỤC MỞĐẦU
1.1.2 Nguyên liệu bột giấy
Tại Việt Nam năng lực sản xuất bột giấy mới chỉđáp ứng được ½ nhu cầu sản xuất giấy. Do đó ngành công nghiệp giấy luôn phải phụ thuộc vào nguồn bột giấy nhập khẩu. Trong năm 2012 nhà máy bột giấy An Hòa – Tuyên Quang đã đi vào sản xuất, đấy là nhà máy sản xuất bột giấy hóa học tẩy trắng lớn nhất tại Việt Nam với công suất thiết kế là 130.000 tấn/năm. Trong các cơ sở sản xuất chỉ có Công ty giấy Bãi Bằng và Công ty cổ
phần giấy Tân Mai chủ động đáp ứng được khoảng 80% tổng số bột giấy cho sản xuất giấy của mình.
Giấy loại ngày càng được sử dụng nhiều làm nguyên liệu cho ngành giấy do ưu
điểm tiết kiệm được chi phí sản xuất. Giá thành bột giấy từ giấy loại luôn thấp hơn các loại bột giấy từ các loại nguyên liệu nguyên thủy vì chi phí vận chuyển, thu mua và xử lý thấp hơn. Hơn nữa chi phí đầu tư dây chuyền xử lý giấy loại thấp hơn dây chuyền sản xuất bột giấy từ nguyên liệu thực vật. Bên cạnh đó sản xuất giấy từ giấy loại có tác động bảo vệ
môi trường. Tính trung bình sản xuất giấy từ bột giấy tái chế giảm được 74% khí thải và 35% nước thải so với sản xuất giấy từ bột giấy nguyên thủy (tạp chí công nghiệp tháng 12/2008).
So với bột giấy nguyên thủy bột giấy tái chế có chất lượng thấp hơn do đó không thể dùng 100% loại bột này để sản xuất các loại giấy đòi hỏi chất lượng cao.
Bột giấy sản xuất trong nước được chia thành 4 nhóm sản phẩm chính: Bột giấy cơ
học, bột giấy hóa học chưa tẩy trắng, bột giấy hóa học tẩy trắng và bột giấy bán hóa (bột giấy kiềm lạnh). Sản lượng bột giấy bán hóa chiếm tỷ lệ lớn nhất (65, 45%), tổng công suất 142.000 tấn/năm.