Nguyên liệu gỗ Keo lai khu vực Nam Bộ

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng từ nguyên liệu gỗ tràm nam bộ và hỗn hợp gỗ tràm với gỗ keo lai khu vực miền nam-việt nam (Trang 46)

Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng (Acacia

mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculformis). Giống lai tự nhiên này được phát

hiện đầu tiên vào năm 1972 bởi Messrs Herburn và Sim trong số các cây Keo tai tượng trồng ven đường ở Sook Tulupid thuộc bang Sabah của Malaysia.

Theo các nhà khoa học, keo lai mang tính trung gian giữa keo tai tượng và Keo lá tràm về: hoa tự, hoa và hạt, lá và hình dáng thân cây...song cây lai tự nhiên đời F1 thể hiện ưu thế lai hơn so với cây bố mẹ: sinh trưởng nhanh, độ tròn đều của thân cây, thân cây đơn trục, đỉnh ngọn phát triển tốt. Tuy nhiên đến trước năm 1996 mới chỉ có một số những nghiên cứu về tính chất cơ bản về hình thái và sinh trưởng của chúng cũng như khả năng nhân giống hom và nuôi cấy mô mà chưa có nghiên cứu về tính chất vật lý, cơ học cũng như khả năng sản xuất các loại bột giấy của keo lai.

Keo lai được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) phát hiện đầu tiên tại Ba Vì (Hà Tây), Đông Nam Bộ và Tân Tạo (TP. Hồ Chí Minh), ngoài ra chúng còn được phát hiện lác đác tại nhiều nơi như ở Thanh – Nghệ –Tĩnh, Bình – Trị – Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng (Trung Bộ), Plâyku, Kong Hà Nừng và đã có những nghiên cứu đầu tiên từ năm 1992. Các cây lai này đều có nguồn gốc cây bố mẹ từ Úc.

Theo giao sư Lê Đình Khả [10,11], điểm nổi bật của cây keo lai là: sinh trưởng nhanh gấp 1,2 – 1,6 lần về chiều cao, 1,3 – 1,8 lần vềđường kính, 2 lần về thể tích ở giai đoạn 4,5 tuổi so với keo tai tượng. Về đặc điểm hình thái: là trung gian giữa hai loài keo tai tượng và keo lá tràm. Hiện nay trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã tiến hành chọn lọc cây tốt và nhân giống các dòng lai này để khảo nghiệm dòng vô tính nhằm chọn ra các dòng có ưu thế lai cao, đưa ưu thế lai F1 vào sản xuất đại trà.

Nhóm nghiên cứu của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam kết hợp với Viện CN giấy và xenluylô đã có những nghiên cứu đầu tiên sử dụng keo lai vào sản xuất

40 bột giấy vào năm 1995 với dòng keo lai F1, 4 tuổi lấy từ Ba vì. Kết quả nghiên cứu cho thấy: hàm lượng xenlulô của keo lai cao hơn keo lá tràm và tương đương keo tai tượng, các thành phần khác tương đương nhau. Chất lượng bột giấy nấu từ keo lai theo phương pháp sunphat cao hơn hẳn so với cây bố mẹ, hiệu suất bột đạt tới 51% (keo lá tràm 47,5%, keo tai tượng 47,1%) với mức dùng kiềm như nhau.

Bảng 1.7. Độ bền cơ học của bột giấy từ một số loại Keo

Keo lá tràm Keo tai tượng Keo lai Chỉ tiêu đánh giá Trước

tẩy Sau tẩy Trước tẩy Sau tẩy Trước tẩy Sau tẩy - Độ chịu kéo (m) - Độ chịu gấp (đôi lần) - Độ tro (%) - Độ trắng (%ISO) 6670 820 1,5 5660 417 0,9 82 6852 440 1,3 6539 305 0,9 81 8400 1300 1,2 7100 790 1,0 85 Từđó đến nay, các nghiên cứu về keo lai trên các vùng lập địa khác nhau vẫn được tiến hành nhằm khảo chọn các giống lai phù hợp nhất cho từng vùng. Tại một số vùng như: Vĩnh Phúc, Đồng nai, cây keo lai đã được đưa vào sản xuất đại trà làm nguyên liệu giấy và đã khẳng định được ưu thế lai: sau 4 năm có thể đạt 114 m3/ha [4, 5, 6, 7, 8, 9, 12, 15].

Ngày nay các dòng Keo lai BV10, BV16, BV32 đã được trồng đại trà; dòng BV5, BV27, BV29, BV33 đang được trồng khảo nghiệm trên diện rộng; dòng TB03, TB05, TB06, TB12 đang trồng thử trên diện rộng tại các tỉnh phía Nam; dòng KL2 được trồng ởĐông Nam bộ [4, 5, 6, 7].

Có thể nói trong hiện tại và tương lai, cây keo lai sẽ là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp bột giấy. Đối với bột hoá học, keo lai đã khẳng định được tính ưu việt của mình. Bột cơ học đi từ nguyên liệu gỗ keo lai, tại Việt Nam mới chỉ có Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai áp dụng và đã thu được một số thành công, bột chủ yếu dùng cho giấy in báo. Việc nghiên cứu, đưa keo lai vào sản xuất bột cơ học cho độ trắng cao phục vụ cho sản xuất giấy in, giấy viết chất lượng cao là rất cần

41 thiết, đặc biệt đối với dây chuyền P-RC-APMP của Phương Nam, các kết quả nghiên cứu năm 2011 cho thấy bột giấy P-RC-APMP tư gỗ keo lai đạt khá cao, với mức dùng 2,15%NaOH, 4,8% H2O2, thời gian thẩm thấu 30 phút trong giai đoạn thẩm thấu chính độ trắng của bột 80,2%ISO; chiều dài đứt 4330m; chỉ số bục 2,0kPa.m2/g; chỉ số xé 4,18mN.m2/g tương đương với bột cơ học nhập khẩu từ gỗ cứng (78,2%ISO; chiều dài đứt 4320m; chỉ số bục 1,98kPa.m2/g; chỉ số xé 6,28mN.m2/g). Như vậy có thể sử dụng gỗ keo lai phối trộn với gỗ Tràm cừ làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất bột giấy cơ học tẩy trắng nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm bột giấy.

42

CHƯƠNG II:

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng từ nguyên liệu gỗ tràm nam bộ và hỗn hợp gỗ tràm với gỗ keo lai khu vực miền nam-việt nam (Trang 46)