1.3.1. Nguyên liệu gỗ Tràm cừ khu vực Nam Bộ
Cây Tràm lấy gỗ chủ yếu có 3 loài chính gồm: Tràm Melaleuca cajuputi (họ Sim: Myrtaceae); Tràm Úc Melaleuca leucadendra và Tràm Úc Melaleuca viridiflora ngoài ra còn có một số loài khác như Tràm Úc Melaleuca quinquenervia, Melaleuca alternifolia, hai loài này chủ yếu lấy tinh dầu. Nhìn chung Tràm thuộc loài cây mọc trung bình, thích hợp với những loại đất ngập mặn, đất đầm lầy, đất than bùn, đất sét, đất chua mặn hình thành từ trầm tích phù xa sông, biển. Phân bố của các loại Tràm chủ yếu ở phía Bắc Queensland, Northern Territory và miền Bắc của Wester Australia và vùng phía nam của khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Papua New Guinea. Vềđộ cao, thường tập trung ở những nơi gần mực nước biển 200m ở Úc và 0,6 – 2,0m ở Việt Nam (loài Melaleuca cajuputi), loài Tràm Úc thường thích hợp với độ cao 500m – 1000m. Cây Tràm thường thích hợp với khí hậu nóng ẩm hoăc bán nóng ẩm, không có sương giá, nhiệt độ trung bình tối đa của tháng nóng nhất là 31-38 0C nhiệt độ trung bình tối thiểu của tháng lạnh nhất là 9 – 22 0C.
Vềđặc điểm sinh thái của cây: thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, cao 12 – 15m (có khi cao tới 20m) tùy thuộc vào độ tuổi, vùng lập địa và điều kiện dinh dưỡng, đường kính ngang ngực 15 – 25cm, thân hơi vặn, vỏ dầy, xốp bong mảng gồm nhiều lớp xếp lên nhau và chiếm khoảng 22 - 35% so với thể tích cây.
Về giá trị kinh tế, toàn bộ cây tràm từ lá, hoa, vỏ và thân đều có công dụng hữu ích. Lá và hoa Tràm thường được chưng cất lấy tinh dầu. Tinh dầu Tràm có nhiều công dụng trong y – dược và mỹ phẩm. Ngoài ra người ta còn kết hợp nuôi ong trong rừng Tràm. Mật ong thu được rất thơm ngon và bổ dưỡng. Vỏ cây có thể chế biến thành vật liệu cách điện. Gỗ Tràm dùng làm cột, làm “cừ” rất tốt vì gỗ cây có thớ xoắn (không thích hợp để làm đồ mộc) ngoài ra Tràm còn có thể dùng làm củi đun, hóa than cho nhiệt trị khá cao. Ngoài các giá trị về kinh tế, thì rừng Tràm có tác
37 dụng cải tạo đất, hạn chế quá trình phèn hóa, hạn chế xói mòn đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đặc biệt là bảo vệ sựđa dạng sinh thái của khu vực nước ngập mặn.
Rừng Tràm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam có từ rất lâu đời, chiếm diện tích khá lớn. Tràm ở khu vực này chủ yếu là loài Melaleuca cajuputi (Tràm bản địa) còn các loài Tràm Úc gần đây mới được đưa vào trồng thử nghiệm. Các giống nhập nội tuy có khả năng sinh trưởng rất nhanh, năng suất cao nhưng chúng thường bị sâu cắn ngọn và sâu đục thân, chuột cắn ngang thân khi còn nhỏ.
Thời kỳ hoàng kim nhất của Tràm là trong khoảng thời gian từ năm 1997 – 1998, Tràm rất có giá, thương lái ở Sài Gòn đổ về mua Tràm về làm “cừ” phục vụ xây dựng: giá lên tới 70 – 100 triệu/ha rừng Tràm 10 – 12 tuổi. Trước lợi ích từ cây Tràm, người dân ở đây đã đua nhau mở rộng diện tích, chuyển từ quảng canh sang thâm canh, rút ngắn thời gian thu hoạch từ 10 – 12 năm/vụ xuống còn 5 – 7 năm/vụ. Tính tới năm 2000, tổng diện tích Tràm ở Đồng bằng sông Cửu Long đã lên tới 200.000ha.
Với sự phát triển bột phát, không có quy hoạch nên đến đầu năm 2003, đầu ra đã gặp khó khăn, sản lượng dư thừa, thương lái chê chất lượng Tràm trồng kém hơn Tràm tự nhiên, giá chỉ còn 30 – 35 triệu/ha và đến cuối năm 2008 chỉ còn 15 – 25 triệu/ha tùy vào chất lượng cây. Với mức này, người dân hầu như không có lãi, hiệu quả thấp hơn cây lúa và các loại hoa màu khác, do vậy người dân đã bắt đầu chặt hạ, thu hẹp rừng Tràm và chuyển đổi mục đích sử dụng sang trồng các loại cây khác.
Hiện nay, diện tích cây tràm ở 8 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tính tới thời điểm đầu năm 2008 còn khoảng 150.000 ha; trong đó nhiều nhất là tỉnh Long An (khoảng gần 60.000ha), Kiên Giang (45.000ha), Cà mau (37.000ha), Đồng Tháp (trên 10.000ha), Tiền Giang (10.000ha)…Diện tích này đang ngày càng có xu hướng thu hẹp, mỗi năm mất hàng chục ngàn hecta. Một số nơi ở dọc quốc lộ 62 đường vào Đồng Tháp Mười, người dân đã chặt cả Tràm non để bán củi, nguy hiểm hơn là có nới bán cả lớp đất mặt của rừng Tràm (đất gồm mùn hữu cơ + than bùn) cho một số doanh nghiệp về làm phân hữu cơ với giá 100 – 250 triệu/ha. Các công ty này mang
38 máy ủi, máy xúc hớt lấy lớp đất trên (sâu 1,5 – 2,5m) để trơ lại phần đất sét, đất nhiễm phèn nặng. Với loại đất còn lại này không thể nuôi trồng bất kỳ thứ gì. Người dân có thể thu được lợi ích trước mắt nhưng tương lai con cháu họ sẽ mất đất, mất rừng, chịu hậu quả nặng nề về ngập lũ vào mùa mưa, thiếu nước ngọt về mùa khô, nạn xói mòn đất và phá vỡ hệ sinh thái của vùng …
Đứng trước thực trạng trên, lãnh đạo các tỉnh cũng người dân đều rất cố gắng trong vấn đề giữ rừng và phát triển rừng Tràm cũng như tìm đầu ra cho cây Tràm. Các tỉnh cũng đã tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư, khai thác các lợi thế từ rừng Tràm như: Công ty TNHH MDF VINAFOR – Tân An; Công ty SUMITOMO của Nhật bản – Cà màu, với tổng vốn đầu tư giai đoạn I là 60 – 70 triệu USD công suất 250.000 – 300.000m3 ván dăm/năm, giai đoạn II là 80 – 90 triệu USD công suất 250.000 – 300.000m3 ván MDF/năm; công ty Tâm Minh Thiện – Cà mau, công suất 100.000 tấn giấy,bột giấy/năm; Công ty TNHH Thủy Sơn (năm 2007 – Khu CN Trà Nóc 2) chuyên chế biến dăm mảnh xuất khẩu…Tuy nhiên với tình hình kinh tế hiện nay, hầu hết các dự án đều tiến triển rất chậm, có dự án đã tạm dừng.
Tính tới thời điểm này, người dân trồng Tràm đã, đang và sẽ còn gặp nhiều khó khăn, diện tích rừng Tràm sẽ còn giảm nếu đầu ra cho cây Tràm không ổn định và hiệu quả kính tế không được nâng lên.
Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam do Công ty Tracodi làm chủđầu tư đã được Chính phủ giao cho Tổng Công ty Giấy Việt Nam tiếp tục thực hiện. Một trong những nhiệm vụđặt ra rất quan trọng là nghiên cứu tìm kiếm những nguồn nguyên liệu xơ sợi thực vật khác để bổ sung cho cây Đay đang được cho là nguồn nguyên liệu chính của nhà máy nhưng đang bị thiếu hụt. Vì vậy việc nghiên cứu sử dụng gỗ cây Tràm và các loại gỗ cứng có thế mạnh trên địa bàn và khu vực lân cận cho sản xuất bột giấy theo công nghệ P-RC-APMP như thiết kế của nhà máy là rất cần thiết.
39