Đối với bột giấy cơ học nói chung và bột giấy APMP, P-RC-APMP nói riêng, để đạt được độ trắng cao sử dụng trong sản xuất các mặt hàng giấy in, giấy viết, giấy tráng có yêu cầu độ trắng cao thì bắt buộc phải bổ sung thêm một số giai đoạn tẩy trắng sau các công đoạn nghiền bột, sàng chọn và làm sạch.
Bột hoá nhiệt cơ là loại bột có hiệu suất cao, nên thành phần của bột vẫn chứa hầu hết các thành phần của gỗ: xenluloza, hemixenluloza, lignin và một số hợp chất có phân tử thấp.
Bản chất của quá trình tẩy trắng là song song với quá trình loại bỏ một phần lignin thì chủ yếu là quá trình làm mất màu các nhóm mang màu có trong lignin và các hợp chất có nguồn gốc từ lignin sinh ra trong quá trình sản xuất bột. Đại phân tử
26 lignin không mang màu song thành phần của nó có các tập hợp liên kết chưa bão hoà, mang màu như: nhóm cacbonyl, nhóm etylenic, các vòng aromatic... [4], khi có mặt của các nhóm trợ màu thì cường độ màu sắc của chúng tăng lên khá nhiều.
Đối với bột cơ học, quá trình tẩy trắng chủ yếu được áp dụng theo hai phương pháp: phương pháp khử hoặc phương pháp oxy hoá. Hai phương pháp này có thể sử dụng kết hợp với nhau. Tác nhân tẩy trắng mang tính khử thường sử dụng là: bisunphit, dithionite, borohydride...song chất hay được sử dụng nhất là natri dithionite (Na2S2O4). Tác nhân oxy hoá bao gồm peroxyt, peracetic và ozon. Trong các tác nhân oxy hoá thì hydroperoxyt (H2O2) thông dụng hơn cả do hiệu quả tẩy khá cao, thân thiện với môi trường, chi phí hợp lý hơn.
Nhìn chung bột sau tẩy thường có độ bền cơ lý, xơ sợi mềm mại hơn cao hơn bột chưa tẩy