a. Tẩy trắng bằng H2O
3.5.1. Đặc tính của nước thả
Thành phần chính của nước thải từ quá trình sản xuất bột giấy theo công nghệ P-RC-APMP là một phần nhỏ các thành phần hóa học của gỗ (hemixenluloza, pectin, lignin, các chất nhựa, ....) bị hòa tan trong điều kiện nhiệt độ và hóa chất, các hóa chất còn dư trong quá trình thẩm thấm dăm mảnh và tẩy trắng bột giấy và các xơ sợi vụn. Các thành phần này, nếu ở hàm lượng thấp thì hầu như không mang độc tố
80 sinh học, nhưng ở hàm lượng cao chúng sẽ làm cho nước sậm màu, giảm lượng oxy hòa tan trong nước, gây trở ngại cho hoạt động của vi sinh vật. Các hóa chất còn dư trong quá trình thẩm thấu và tẩy trắng cũng làm tăng cho các chỉ số BOD5, COD, gây độc sinh học và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Các xơ sợi vụn, các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng hoặc hòa tan trong nước thải có thể làm ngộ độc thức ăn của cá, sinh vật thủy sinh sống dưới nước và gây hại gián tiếp đến con người thông qua chuỗn thức ăn. Đối với thực vật dưới nước, sự tăng độ đục do có mặt nhiều chất huyền phù làm tăng nhiệt độ của nước, làm giảm ánh ánh sáng xuyên qua, do đó làm giảm sự quang hợp và khả năng sản xuất ôxy của các thực vật tầng đáy (rong, rêu, tảo,...). Sự giảm lượng ôxy hòa tan do có mặt nhiều chất hữu cơ cũng làm giảm khả năng chống chịu của cá đối với sự thay đổi của môi trường, khiến cá dễ bị nhiễm độc mà chết.
Nước thải dùng cho nghiên cứu được lấy từ tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng theo công nghệ P-RC-APMP với quy trình và tỷ lệ phối trộn đã được lựa chọn bao gồm:
- Giai đoạn xông hơi - Thẩm thấu giai đoạn I - Thẩm thấu giai đoạn II - Tẩy trắng
Lượng nước thải lấy được từ mỗi mẫu thí nghiệm sản xuất bột giấy xấp xỉ 6000ml, như vậy lượng nước sử dụng để sản xuất được 1kg bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng khoảng 15 lít/kg bột giấy KTĐ.
Nước thải sau khi lấy được bảo quản ở nhiệt độ 4oC trước khi tiến hành phân tích và xử lý mẫu.
Các chỉ số của nước thải của bột giấy hóa nhiệt cơ tẩy trắng từ các loại nguyên liệu được trình bày trong bảng 3.17.
81
Bảng 3.17 Các chỉ số nước thải của bột giấy sản xuất từ gỗ tràm, keo lai và hỗn hợp của hai loại nguyên liệu
STT Các chỉ số
Nước thải của bột giấy được sản xuất từ các loại nguyên liệu
Gỗ tràm Gỗ keo lai Tràm/keo lai: 50/50 Tràm/keo lai: 40/60 1 pH 7,8 7,7 7,7 7,7 2 TSS, mg/l 2672 2611 2623 2614 3 COD, mg/l 9823 9721 9800 9789 4 BOD5, mg/l 3715 3546 3691 3672 5 Độ mầu, Pt-Co 7700 7540 7650 7660
Kết quả trong bảng 3.17 cho thấy nước thải sản xuất bột giấy P-RC-APMP từ các loại nguyên liệu khác nhau có các thông số xấp xỉ như nhau. Điều này là cả hai loại nguyên liệu này đều thuộc loại gỗ cứng có thành phần hóa học không khác nhau nhiều, hơn nữa bột giấy lại được sản xuất cùng một quy trình công nghệ.
Kết quả phân tích cho thấy các thông số ô nhiễm của mẫu nước thải là rất cao. Từ các kết quả phân tích này đồng thời tham khảo hệ thống dây chuyền xử lý nước thải hiện có tại Nhà máy bột giấy Phương Nam, các nghiên cứu về quá trình xử lý nước thải được định hướng như sau:
- Bước 1: xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý
- Bước 2 : xử lý sinh học theo phương pháp kỵ khí và hiếu khí - Bước 3: xử lý cấp 3 theo phương pháp hóa lý