a. Tẩy trắng bằng H2O
3.5.2 Xử lý nước thải theo phương pháp hóa lý
Phương pháp xử lý hóa lý được lựa chọn là phương pháp keo tụ bằng hóa chất. Phương pháp này cho phép loại bỏđược phần lớn các chất TSS, chất mang mầu và một phần BOD5, COD. Các hóa chất thường được dùng trong phương pháp keo tụ là PAC (polyalumimum chloride), phèn nhôm, phèn sắt, …Với các kết quả đã được tiến hành nghiên cứu trong nước và trên thế giới về xử lý nước thải của quá trình sản
82 xuất bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng cho thấy PAC có tính hiện quả hơn cả. Do đó đề tài đã lựa chọn PAC cho quá trình xử lý hóa lý
a. Hóa chất dùng cho nghiên cứu
- PAC (polyalumimum cloride)
- Chất trợ keo tụ PAA (Polyacryamide) cation
b. Mô tả thí nghiệm
Lấy 200ml mỗi loại nước thải cho vào cốc thủy tinh có dung tích 400ml, đặt trên máy khuấy từ có tốc độ khuấy 50 – 100 vòng/phút. Bổ sung dung dịch PAC khuấy trong 2 phút, cho tiếp dung dịch PAA (C) khấy trong 5 phút. Sau khi để lắng, lọc lấy phần nước của từng mẫu để xác định các chỉ số của nước thải sau xử lý hóa lý.
c. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức dùng PAC
Trong phần này các thí nghiệm được tiến hành để xác định được mức dùng PAC thích hợp cho quá trình xử lý hóa lý theo phương pháp keo tụ.
- PAC: từ 0,10 g/l đến 0,20 g/l
- Chất trợ lắng PAA cation: 0,005 g/l
Sau khi xử lý, lấy mẫu nước để xác định các chỉ số, kết quả được chỉ ra trong
bảng 3.18
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của mức dùng PAC đến hiệu quả của quá trình keo tụ
Mẫu
Mức dùng PAC,
Các thông số xác định
g/l TSS, mg/l COD, mg/l Độ màu, Pt-Co
Trước XL Sau XL Trước Xl Sau XL Trước Xl Sau XL Nước thải bột giấy sản xuất từ tràm M1 0,10 2672 694 9823 6679 7700 1123 M2 0,15 2672 412 9823 5795 7700 765 M3 0,20 2672 402 9823 5672 7700 698
83
Nước thải bột giấy sản xuất từ keo lai
M1 0,10 2611 690 9721 6619 7540 1100
M2 0,15 2611 409 9721 5700 7540 712 M3 0,20 2611 401 9721 5612 7540 687
Nước thải bột giấy sản xuất từ 50% tràm + 50% keo lai
M1 0,10 2623 697 9800 6712 7650 1141
M2 0,15 2623 414 9800 5768 7650 742 M3 0,20 2623 411 9800 5700 7650 700
Nước thải bột giấy sản xuất từ 40% tràm + 60% keo lai
M1 0,10 2614 695 9789 6987 7660 1182
M2 0,15 2614 417 9789 5790 7660 724 M3 0,20 2614 415 9789 5731 7660 689
Các kết quả thí nghiệm cho thấy với cùng một mức dùng PAC cả bốn loại nước thải đều có hiệu quả xử lý gần tương tự nhau. Khi tăng mức dùng PAC từ 0,10 g/l lên 0,15g/l thì hiệu quả xử lý tăng rõ rệt, tiếp tục tăng mức dùng lên 0,20g/l hiệu quả xử lý tăng nhưng không nhiều. Do vậy mức dùng PAC được lựa chọn cho quá trình xử lý hóa lý là 0,15 g/l. Với mức dùng này hiệu quả xử lý TSS đạt gần 85%, COD giảm khoảng 40%, độ màu giảm cao nhất trên 90 %. Nước thải của cả bốn loại sau quá trình xử lý hóa lý đều có pH ở trong khoảng phù hợp cho hoạt động của vi sinh vật kỵ khí : 6,3 – 7,6