8. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Nhận thức về nhân cách người cha nói chung của trẻ vị thành niên
phạm pháp
Trong môi trường gia đình, người cha đóng vai trò không thể thay thế trong việc rèn luyện đạo đức lối sống, nhân cách cho trẻ. Nhận thức về nhân cách người cha nói chung được đề tài quan tâm tìm hiểu ở các khía cạnh đạo đức, ý chí và uy quyền của người cha trong gia đình. Các câu hỏi mở từ 1 – 5 trong bảng hỏi cho các trẻ em vị thành niên phạm tội làm sẽ làm rõ khía cạnh này.
“Theo em, người bố có nhân cách là người như thế nào?” là câu hỏi
đầu tiên mà bảng hỏi đưa ra. Vì đây là câu hỏi mở về nhân cách người cha nói chung nên câu trả lời của các em cũng khá đa dạng, phong phú thể hiện cách nhìn nhận nhân cách người cha ở nhiều khía cạnh của các em. Qua câu trả lời của các em, có thể thấy được quan niệm về nhân cách người cha của các em không mang tính hệ thống mà chỉ dựa trên một vài đặc điểm, biểu hiện nào đó theo quan điểm hoặc những gì các em trực tiếp được chứng kiến trong cuộc sống của mình. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể:
- Theo em, người bố có nhân cách là người bố biết chăm sóc, thương yêu, quan tâm đến gia đình (phiếu số 58)
- Theo em, người bố có nhân cách là người có nhân cách sống và là một điểm tựa cho gia đình (phiếu số 123)
- Người bố có nhân cách là người biết tôn trọng mọi người trong gia đình, luôn luôn là tấm gương cho con cái (phiếu số 53)
- Không đánh đập, chửi mắng, con cái sai thì bảo nhẹ nhàng, không rượu chè, cờ bạc, gái gú, là một người đàn ông đứng đắn trong gia đình (phiếu số 87).
Để có cái nhìn đầy đủ hơn về câu trả lời của các em, chúng tôi tiến hành thống kê và phân loại nội dung các câu trả lời thành 3 mặt biểu hiện của nhân cách người cha là đạo đức, ý chí và uy quyền dù câu trả lời của các em có thể chưa nêu hết được từng nội dung của các mặt nói trên. Dưới đây là bảng số liệu từ 128 khách thể nghiên cứu trả lời câu hỏi này:
Bảng 2. Nhận thức của trẻ vị thành niên phạm tội về nhân cách người cha nói chung
STT Các nội dung Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Là người bố có các biểu hiện về mặt đạo đức 88 68,8 2 Là người bố có biểu hiện về mặt ý chí 19 14,8 3 Là người bố có biểu hiện về mặt uy quyền 42 32,8
Ghi chú: N = 128
Bảng số liệu 2 cho thấy nhận thức của trẻ vị thành niên phạm pháp về nhân cách người cha có tỷ lệ lựa chọn không cao và không đồng đều ở từng nội dung cụ thể. Trong đó nội dung được đề cập nhiều nhất là các biểu hiện
về mặt đạo đức cũng chỉ trên 68% và thấp nhất là biểu hiện về ý chí với 14,8%. Câu trả lời của các em thể hiện tập trung nhất ở các biểu hiện về mặt đạo đức như chăm chỉ làm việc, yêu thương con cái, tôn trọng mọi người, không sa đà vào các tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu. Chính vì thế, mặt đạo đức có tỷ lệ lựa chọn cao nhất. Hai nội dung còn lại là ý chí và uy quyền các em ít đề cập đến hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, các giá trị về mặt đạo đức như trung thực, yêu thương gia đình, mọi người…thường được đề cao và tác động tới trẻ nhiều nhất, chính vì thế, khi được hỏi về nhân cách người cha nói chung, câu trả lời của các em cũng tập trung vào nội dung biểu hiện của mặt đạo đức.
Trong quá trình khảo sát, tiếp xúc với các em đang học tập tại trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, có thể nhận thấy nhận thức của các em học sinh tại đây về cuộc sống nói chung và về nhân cách nói riêng chưa có sự phong phú sâu sắc. Chính vì thế, để các em có thể hiểu tường tận về nhân cách người cha là điều không thể. Rất có thể đó cũng là lý do khiến câu trả lời về nhân cách người cha nói chung chưa phong phú và có tỷ lệ không cao.
Để có thể cụ thể hóa nhận thức của trẻ về nhân cách người cha theo từng
mặt như đã đề cập ở trên, câu 2 trong bảng hỏi là: “Theo em, người bố có đạo
đức là người như thế nào?”. Cũng như câu hỏi trên, kết quả thu được từ câu
hỏi này cũng khá đa dạng và thường thể hiện nhận thức của trẻ ở các hành động, tình huống cụ thể. Dưới đây là một số câu trả lời của các em:
- Theo em, người bố có đạo đức là: khi nói chuyện phải có trên dưới và nói nhẹ nhàng, không nói xấu người khác, và ăn nói rất khiêm tốn, nói chuyện thẳng thắn và đúng (phiếu số 98)
- Theo em người bố có đạo đức là là người sống chan hòa, biết yêu thương gia đình, lịch sự, nhã nhặn với mọi người trong gia đình, không dùng những hình phạt khi con cái mắc lỗi (phiếu số 56).
- Là người luôn quan tâm, giúp đỡ và tôn trọng mọi người xung quanh và luôn hướng về một mục đích tốt (phiếu số 5)
- Người bố có đạo đức là người bố luôn thương yêu con, con làm sai bố không mắng chửi, đánh đập mà bảo con rất nhẹ nhàng (phiếu số 18).
Nhằm đánh giá được chính xác hơn nữa nhận thức của các em học sinh trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình về đạo đức người cha, câu trả lời của các em được thống kê và phân chia thành từng khía cạnh cụ thể trong mặt đạo đức. Dưới đây là bảng số liệu từ những nội dung này:
Bảng 3. Nhận thức của trẻ vị thành niên phạm pháp về đạo đức người cha
STT Các biểu hiện mặt đạo đức ở người cha SL TL% 1 Có thái độ tích cực, tôn trọng mọi người xung quanh 41 33,6 2 Có thái độ tích cực, tình yêu với lao động, công việc 2 1,6
3 Tôn trọng chính bản thân mình 0 0
4 Luôn dạy con cái điều hay lẽ phải 28 23
5 Luôn làm những việc tốt cho mọi người xung quanh 31 25,4
6 Luôn cư xử có văn hóa 55 41,5
Biểu đồ 1. Nhận thức của trẻ vị thành niên về đạo đức người cha (%) 33.6 1.6 0 23 25.4 41.5 0 10 20 30 40 50 1 2 3 4 5 6 N ội dung T ỷ lệ
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên, ta có thể thấy các nội dung thể hiện nhận thức của trẻ về đạo đức người cha có sự phân hóa rõ nét.
Trong số 6 nội dung thể hiện các mặt biểu hiện đạo đức của người cha, hai nội dung có tỷ lệ lựa chọn cao nhất là “luôn cư xử có văn hóa” – 45,5% và “có thái độ tích cực, tôn trọng mọi người xung quanh” – 33,6%. Trong các câu trả lời của trẻ khi nói về mặt đạo đức của người cha, các em thường đề cập đến các nội dung thể hiện văn hóa ứng xử như không nói tục, đánh đập vợ con, cư xử đúng mực, phân tích điều hay lẽ phải cho mọi người… Có thể nói, trong quan niệm của các em học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình đạo đức trước tiên thể hiện ở những cách hành xử có văn hóa trong chính cuộc sống của mình. Qua đó cũng có thể thấy được nhận thức của các em về mặt đạo đức thường thể hiện trước tiên ở những biểu hiện cư xử có thể quan sát, cảm nhận trực tiếp hàng ngày. Điều này cũng phản ánh đặc điểm nhận thức của các em về đạo đức nói riêng và nhân cách người cha nói chung còn chưa có sự sâu sắc, đầy đủ. Các em thường coi những đặc điểm biểu hiện về mặt đạo đức là nhân cách con người đó (câu hỏi 1 đã phân tích ở trên các em
thường coi những biểu hiện về mặt đạo đức là nhân cách người cha với 68,8%) và chủ yếu những biểu hiện về mặt đạo đức của con người được các em nhìn nhận qua cách cư xử có văn hóa thường ngày.
Mặt đạo đức của con người được biểu hiện thông qua hệ thống thái độ với mọi người, với công việc và với chính bản thân mình. Trong 6 nội dung kể trên, nội dung thể hiện thái độ với mọi người xung quanh có tỷ lệ trả lời xếp vị trí số 2. Có thể nói, cách hành xử có văn hóa cũng chính là thái độ tích cực, tôn trọng mọi người xung quanh. Chính vì thế, hai phương án này có tỷ lệ cao nhất.
Điều đáng lưu ý là hai nội dung quan trọng khác của đạo đức con người là thái độ với lao động, công việc và thái độ với chính bản thân mình có tỷ lệ các em học sinh trả lời rất thấp; thậm chí trong câu trả lời của các em không hề đề cập đến hai mặt này. Rất có thể đây là hai nội dung ít thể hiện trực tiếp trong cách cư xử, quan hệ giao tiếp người – người hàng ngày nên các em ít chú ý và biết đến nó hơn. Các em có thể biết chắc chắn người có đạo đức qua hành vi không uống rượu, không đánh đạp vợ con, nói năng lịch sự… nhưng để có thể thấy được đạo đức con người còn thể hiện qua hệ thống thái độ với chính bản thân mình thì cần đòi hỏi phải có sự trải nghiệm cũng như nhận thức cuộc sống sâu sắc hơn nữa.
Từ sự phân tích nhận thức của trẻ em phạm pháp trong trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, có thể thấy nhận thức của các em về đạo đức còn đơn giản, cảm tính. Điều đó một mặt thể hiện trong việc các nội dung các em trả lời không có tỷ lệ cao, mặt khác thể hiện trọng việc các em quan niệm đạo đức chủ yếu từ những nội dung, hành vi ứng xử có thể quan sát, cảm nhận trực tiếp hàng ngày. Để có cái nhìn chính xác đầy đủ hơn nữa nhận thức của
các em về nhân cách người cha nói chung, cần tiếp tục tìm hiểu quan nhận thức của các em về mặt ý chí và uy quyền của người cha.
“Theo em, người bố có ý chí là người như thế nào?” (câu hỏi 3) là câu
hỏi được đưa ra nhằm tìm hiểu nhận thức của khách thể về mặt ý chí trong nhân cách người cha. Kết quả thu được từ câu hỏi này cho thấy quan niệm của các em về ý chí người cha tuy chính xác nhưng thường chưa đầy đủ mà chỉ thường thể hiện trên một vài thuộc tính nào đó của ý chí. Dưới đây là một số trích dẫn từ câu trả lời của các em:
- Theo em người bố có ý chí là người biết vươn lên khi gặp khó khăn và không bị sa ngã (phiếu số 10)
- Theo em người bố có ý chí là đã làm gì là phải làm bằng được (phiếu
số 71).
- Theo em, người bố có ý chí là phải biết cố gắng vượt qua những khó khăn, vất vả, không được lùi bước trước bất kỳ một chuyện gì khó khăn, phải có tính kiên trì (phiếu số 41)
- Người bố có ý chí luôn là một người bố biết quan tâm, chăm lo cho gia đình và mọi người luôn biết phấn đấu vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống (phiếu số 29)
Từ những câu trả lời trên có thể thấy với trình độ và khả năng nhận thức của mình, các em dù chỉ nêu ra được một vài thuộc tính nào đó cũng đã thể hiện được những suy nghĩ và hiểu biết đúng về ý chí trong nhân cách người cha.
Kết quả thu được từ câu trả lời của các em được thống kê theo các thuộc tính của ý chí. Dưới đây là bảng số liệu cụ thể:
Bảng 4. Nhận thức của học sinh trường giáo dưỡng về ý chí của người cha nói chung
STT Các thuộc tính của ý chí SL TL%
1 Là người cha có mục đích rõ ràng 64 50,8
2 Là người cha có tính độc lập, chính kiến riêng 13 10,3
3 Là người cha quyết đoán 11 8,7
4 Là người cha kiên cường, quyết định đúng đắn trong tình
huống khó khăn 39 31,0
5 Là người cha dũng cảm, có khả năng đương đầu với khó
khăn 13 10,3
6 Là người cha biết kiềm chế, tự chủ trước những thói xấu 15 11,9
Ghi chú: N = 126
Số liệu thu được từ sự thống kê câu trả lời của các em theo các thuộc tính của nhân cách cho thấy các mặt biểu hiện của ý chí có sự chênh lệch khá rõ ràng.
50,8% các em học sinh trường giáo dưỡng khi nói về ý chí của người cha đã nêu lên tính mục đích trong công việc với các câu trả lời như “là người bố khi đã làm gì thì phải làm bằng được”, hay “phải nỗ lực để đạt mục đích đề ra”… Có thể nói, khi nói về ý chí của một người, yếu tố được đề cập đến nhiều nhất là vươn tới một mục đích nhất định dù có thể có khó khăn, cản trở. Vì vậy, khi nói về ý chí người cha, các em học sinh trường giáo dưỡng cũng thường đề cập đến nội dung này. Tính mục đích là một trong những thuộc tính quan trọng của ý chí nói riêng và nhân cách con người nói chung. Tự bản thân tính mục đích trong công việc chưa thể được đánh giá về mặt đạo đức như
đúng hay sai, tốt đẹp hay xấu xa bởi nó còn phụ thuộc vào mục đích vươn tới là gì. Với khả năng và tầm nhận thức của mình, các em học sinh trường giáo dưỡng chắc chắn chưa thể nhận thức được điều đó. Tuy nhiên, việc 50,8% các em được hỏi nhận thức được người bố có ý chí là phải có tính mục đích trong công việc đã thể hiện được ít nhiều những suy nghĩ và nhận thức của các em về nhân cách người cha nói chung và ý chí nói riêng.
Nói đến ý chí là đề cập đến khả năng vượt qua những khó khăn thử thách để đạt mục đích đề ra. Vì vậy, ngoài nội dung tính mục đích có tỷ lệ học sinh trả lời cao nhất, xếp thứ hai là tính kiên cường, đưa ra những quyết định đúng đắn trong những tình huống khó khăn với 31,0% khách thể lựa chọn.
Ngoài hai nội dung có tỷ lệ lựa chọn cao hơn hẳn ở trên, các nội dung còn lại đều có tỷ lệ trả lời trên dưới 10%. Tỷ lệ đó cho ta thấy được nhận thức của học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình về ý chí của người cha còn chưa có sự toàn diện ở các khía cạnh, nội dung của nó.
Nhìn một cách khái quát cả 6 nội dung đưa ra ở trên, có thể thấy các nội dung đều không có tỷ lệ lựa chọn cao dù nội dung có tỷ lệ trả lời cao nhất và thấp nhất có sự chênh lệch lớn. Điều đó nói lên mức độ nhận thức về ý chí người cha của học sinh trường giáo dưỡng còn chưa đầy đủ, toàn diện. Khi được hỏi về ý chí người cha nói chung, các em thường chỉ nêu lên được một hoặc hai biểu hiện nào đó của ý chí người cha nói chung. Số lượng các em có thể nêu lên được một cách đầy đủ các biểu hiện là rất ít.
Nhân cách người cha nói chung được đề tài quan tâm tìm hiểu ở 3 mặt đạo đức, ý chí và uy quyền. Câu hỏi 4 trong bảng hỏi đề cập đến mặt uy
quyền của người cha với câu hỏi “Theo em, người bố có uy quyền là người
em khá đa dạng, phong phú từ nhận thức cảm tính hoặc không biết đến đúng đắn về vấn đề này. Dưới đây là một vài trích dẫn:
- Người bố có uy quyền là người bố khỏe mạnh (phiếu số 59). Câu trả lời
này rõ ràng thể hiện nhận thức của em về uy quyền của người cha xuất phát từ những đặc điểm thể lực bề ngoài
Bên cạnh những câu trả lời thể hiện nhận thức cảm tính, chưa đúng đắn, các em cũng thể hiện được những khía cạnh khác về uy quyền người cha:
- Người bố có uy quyền là người bố có phong cách, là người bố có quyền