8. Phương pháp nghiên cứu
1.3.5 Đặc điểm tâm lý trẻ chưa thành niên và trẻ chưa thành niên có hành
vi phạm pháp
1.3.5.1 Một số đặc diểm tâm lý của trẻ chưa thành niên
a, Về trạng thái cảm xúc
Người chưa thành niên là người đang trong quá trình phát triển cả về sinh lý cơ thể lẫn tâm lý, ý thức. Đây là giai đoạn diễn ra những biến cố rất đặc biệt. Đó là sự phát triển cơ thể mất cân bằng nên đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc của người chưa thành niên.
Người chưa thành niên rất dễ bị kích động, dễ nổi nóng và dễ nảy sinh những hành vi bất thường. Cơ sở sinh lý của hiện tượng này là sự phát triển không cân bằng giữa hệ tim và mạch. Tim phát triển nhanh hơn các mạch máu đã gây ra sự thiếu máu trong từng bộ phận trên vỏ não và đôi khi còn làm rối loạn chức năng trong hoạt động của hệ tim mạch. Đồng thời, tuyến nội tiết ở người chưa thành niên hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến sinh dục và tuyến giáp trạng). Quá trình hưng phấn của vỏ não mạnh, gây ra sự mất cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh trung ương, dễ đưa họ đến những cơn xúc động mạnh, những phản ứng nóng nảy vô cớ, những hành vi bất bình thường.[2]
b, Về nhu cầu độc lập
Những phát triển mạnh mẽ về thể chất và sự hoàn thiện cơ bản của các chức năng sinh lý làm cho người chưa thành niên có ấn tượng sâu sắc rằng “mình không còn là trẻ con nữa”. Đặc điểm tâm lý nổi bật, đặc trưng nhất mà ta thường thấy ở lứa tuổi này là sự biểu hiện nhu cầu độc lập. Nhu cầu độc lập là mong muốn tự hành động, tự đưa ra quyết định theo
cách phù hợp với nhận thức của bản thân hơn là để thỏa mãn đòi hỏi của môi trường hay của người khác. Nhu cầu độc lập có thể được hiểu là việc cá nhân tự hành động và tự ra quyết định theo ý kiến riêng mà không muốn bị ảnh hưởng của người khác. [2]
Nhu cầu độc lập của người chưa thành niên thể hiện trước hết trong hoạt động học tập, trong giao tiếp với bạn bè và người lớn ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội, trong ăn mặc, trong quan hệ bạn bè, trong thưởng thức nghệ thuật, thể thao…Trong học tập, các em muốn tự quyết định thời gian và cách thức học tập của mình. Trong giao tiếp các em muốn được người khác tôn trọng, nhất là những người lớn tuổi. Các em thường hành động theo cách thức của mình mà các em cho rằng nó thể hiện cái tôi độc lập, cái tôi đã trưởng thành của mình. Trong ăn mặc, các em có xu hướng chạy theo cái mới, những mốt du nhập được từ bên ngoài hoặc cách ăn mặc của người lớn. Trong thưởng thức nghệ thuật các em có xu hướng thích các loại nhạc mới, tiết tấu mạnh, ít thích âm nhạc truyền thống. Trong quan hệ bạn bè, nhất là các em trai thường muốn khẳng định sức mạnh của mình.
Có thể nói nhu cầu độc lập là một sự phát triển tất yếu và rất cần thiết của các em ở lứa tuổi chưa thành niên. Đây là một cơ sở quan trọng để giúp các em trở thành người lớn sau này. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là khi nào thì nhu cầu độc lập trở thành một trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội ở lứa tuổi này? Thực tế cho thấy, không phải tất cả các em khi hình thành và phát triển nhu cầu độc lập đều có nguy cơ phạm tội. Nhu cầu độc lập của các em chỉ trở thành một trong những nguyên nhân dẫn tới các hành vi phạm tội nếu để các em phát triển nhu cầu đó một cách quá tự do và không có định hướng.
c, Thái độ đối với học tập
Đối với những người chưa thành niên, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo, nó giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách. Nhưng hoạt động này đã mang những sắc thái mới và có sự phân hóa đáng kể. Ở lứa tuổi chưa thành niên, quan hệ và giao tiếp với bạn bè, người lớn được mở rộng. Hơn nữa, khi bước vào trường trung học cơ sở, các em tiếp nhận phương pháp dạy và học khác một cách cơ bản so với trước đây. Tức là, cùng một lúc các em nhận được sự truyền đạt kiến thức của nhiều thầy cô giáo khác nhau với sự khác nhau về trình độ chuyên môn, đặc điểm nhân cách, và cách ứng xử giữa thầy, cô giáo với các em… Sự đánh giá của các em đối với các thầy, cô giáo là một trong những yếu tố quan trọng gây hứng thú trong học tập.[2-9]
Trên thực tế, nhiều em chỉ vì yêu mến, hoặc say mê một môn học nào đó là do thầy, cô giáo có phương pháp giảng dạy hay và dễ hiểu, hoặc do các em kính trọng và ngưỡng mộ thầy cô. Bên cạnh đó, không ít các em thiếu sự say mê và hứng thú trong học tập chỉ vì thầy cô dạy môn học nào đó không được các em yêu mến. chính những điều đó là giảm sự say mê của các em đối với việc học tập.
Thái độ đối với học tập có tầm quan trọng đặc biệt đối với các em. Khi các em có thái độ học tập tốt thì các em dành hầu hết tâm huyết, sức lực cho hoạt động này. Các em không có thời gian dành cho việc chơi bời, lêu lổng, tham gia vào các nhóm bạn không chính thức tiêu cực.
d, Nhận thức pháp luật
Có thể nói, lứa tuổi chưa thành niên là giai đoạn phát triển như “vũ bão” về mặt sinh học nhưng lại thiếu cân đối về mặt trí tuệ. Đó là lứa tuổi mà kinh nghiệm trong cuộc sống còn chưa có hoặc quá ít ỏi. đặc biệt là khả năng nhận thức về pháp luật có nhiều hạn chế.
Thực tế cho thấy, những người chưa thành niên còn rất non nớt về kiến thức xã hội và ý thức pháp luật. Nhận thức và quan niệm về pháp luật chưa hình thành đầy đủ hoặc bị lệch lạc theo cách hiểu chủ quan của họ. Không ít em cho rằng, những yêu cầu và đòi hỏi của các chuẩn mực luật pháp chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật và hoàn toàn mang tính hình thức, còn hành động thì phải căn cứ vào nhu cầu cụ thể của cá nhân mới thể hiện được cuộc sống tự do.
Có thể nói ý thức về các chuẩn mực xã hội nói chung và các chuẩn mực pháp luật nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của các em. Nó giúp các em phát triển nhân cách một cách đúng đắn và trở thành một công dân tốt cho xã hội. khi các em có ý thức pháp luật đúng đắn thì đây chính là biều hiện của cái “siêu tôi”, là sự hạn chế, ngăn ngừa những nhu cầu, hành vi mang tính vô thức, những khẳng định của nhu cầu độc lập không hợp lý của các em.
Do vậy, khi giáo dục các em ở gia đình, nhà trường và xã hội cần phải quan tâm đến việc giáo dục ý thức pháp luật cho các em để nhằm hình thành ý thức pháp luật trong các em một cách đúng đắn.
e, Nhu cầu khám phá cái mới.
Tìm hiểu, khám phá cái mới là một nhu cầu cơ bản, một nhu cầu lớn của các em ở lứa tuổi này. Các em muốn khám phá thế giới tự nhiên, khám phá cuộc sống xã hội xung quanh mình. Các em muốn tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm cuộc sống, các kiến thức của những người lớn tuổi và cả những bạn bè cùng lứa tuổi.
Trong bối cảnh các phương tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh mẽ và hiện đại như ngày nay thì khao khát hiểu biết của các em không chỉ trong phạm vi của cuộc sống quanh mình, phạm vi của đất nước mình, mà còn khám phá cuộc sống của các quốc gia khác.
Khám phá cuộc sống giúp các em không chỉ có nhu cầu khám phá cái mới, mà còn tìm tòi, thử nghiệm cái mới, trong đó có cả tích cực, cả những cái thiếu lành mạnh, trái với các chuẩn mực xã hội. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội của các em. Các em rất tò mò, hiếu động, có xu hướng tìm kiếm, khám phá những cái mới lạ, hay bắt chước nên rất dễ bị lôi cuốn vào những hoạt động tiêu cực.
Bên cạnh đó, khi mà nước ta đang tiến hành hội nhập về nhiều mặt với thế giới trong đó có văn hóa, cùng với những lợi ích, tiến bộ tích cực được du nhập. Các bụi bẩn văn hóa tràn từ ngoài vào và nhanh chóng được một bộ phận giới trẻ đón nhận. Mấy năm gần đây, internet đã du nhập vào Việt Nam và ngày càng được phát triển rộng rãi vì các tiện ích của nó. Nhưng cái gì cũng có hai mặt: tích cực và tiêu cực, đúng và sai, tốt và xấu. Internet không nằm trong ngoại lệ đó. Thậm chí nó còn có mặt trái rất nguy hiểm và rất khó kiểm soát được đó là mạng toàn cầu. Một
trong những nguyên nhân để giới trẻ tiếp cận với văn hóa không lành mạnh nếu chúng ta không biết cách quản lý.
Như vậy nhu cầu khám phá cái mới của người chưa thành niên là nhân tố cần thiết đối với sự phát triển nhân cách, đặc biệt phát triển về mặt nhận thức. Tuy vậy, sự tò mò và khám phá cái mới cũng có thể trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi pham tội của các em nếu thiếu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của gia đình, xã hội, nếu các em không tự chủ được bản than, nếu các em không phân biệt được phải, trái, đúng , sai.
1.3.5.2 Một số đặc điểm tâm lý của trẻ chưa thành niên có hành vi phạm pháp
Ở trẻ chưa thành niên có hành vi phạm pháp, ngoài những đặc điểm tâm lý nói chung như các em cùng lứa tuổi khác, trẻ còn mang những đặc điểm tâm lý đặc thù như sau.
- Về trạng thái cảm xúc: sự hiếu động, tính hay bốc đồng, trẻ không thể ngồi yên một chỗ, không thể tập trung chú ý, không thể kiềm chế xúc cảm của mình là những trạng thái cảm xúc đặc trưng ở trẻ chưa thành niên phạm tội. Điều này có cơ sở sinh lý là do sự mất cân bằng giữa phát triển tâm lý và sinh lý như đã nói ở trên. Quá trình hưng phấn ở vỏ não mạnh, chiếm ưu thế, quá trình ức chế có điều kiện bị suy giảm. Do vậy nhiều em có khí chất nóng nảy và ưu tư đã không làm chủ được bản thân, không kiềm chế được xúc động mạnh, dễ bị lôi kéo, kích động, dễ nổi nóng, gây gổ [5]. Có không ít trường hợp do xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ, nhưng không kiềm chế được sự nóng giận quá khích mà các em đã phạm phải hành động sai lầm, thậm chí thực hiện hành vi phạm tội.
Qua điều tra cho thấy, trong số người chưa thành niên phạm tội có tính chất côn đồ thường là những người thuộc khí chất nóng, hoặc những người thuộc khí chất ưu tư thực hiện hành vi giết người trong nhiều trường hợp do xuất phát từ sự ghen tuông.
Sự mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc của người chưa thành niên có hành vi phạm tội càng được thể hiện rõ hơn trong thời gian họ chấp hành hình phạt tại trại giam. Phần lớn các em thường có tâm lý nặng nề như mặc cảm, tự ti, bi quan, chán nản, thậm chí có những lúc tỏ ra tuyệt vọng và đôi khi còn có thái độ thờ ơ, bất cần, liều lĩnh. Chính những đặc điểm tâm lý trên của các em đã gây ra không ít khó khăn cho công tác giáo dục cải tạo đối tượng này.
Như vậy, sự mất cân bằng tạm thời về trạng thái xúc cảm của người chưa thành niên có thể là một trong những nhân tố dẫn tới hành vi phạm tội, khi các em không làm chủ được bản thân, khi nó được kết hợp với một số yếu tố tâm lý có tính tiêu cực khác. Trong trường hợp các em có ý thức tốt về hậu quả của sự mất cân bằng tạm thời về cảm xúc, làm chủ được bản thân, khắc phục được sự mất cân bằng này thì sẽ không dẫn tới các hành vi phạm tội.
- Về tính độc lập: nét tính cách đặc trưng là các em muốn vươn lên làm người lớn, muốn hoạt động để thử sức và có xu hướng bắt chước cái xấu của người lớn.
Khi các em mong muốn tự hành động, tự quyết định để phù hợp với những nhận thức, thái độ của mình. Chính điều này đã làm giảm đi sự phụ thuộc vào những quyết định của cha mẹ. Ở lứa tuổi chưa thành niên, nhu cầu độc lập thái quá sẽ biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các hành vi
như ngang bướng, cố chấp, bảo thủ, dễ tự ái, gây gổ, phô trương, khoe khoang, hành động bột phát, tức thời mang tính phiêu lưu, mạo hiểm, côn đồ, tỏ ra ‘anh hùng rơm’. Nhiều em muốn hành động như các anh hùng trong các bộ phim, tiểu thuyết và sử dụng các hành vi bạo lực để khẳng định sức mạnh của bản thân.
Do luôn có ý thức tự trọng và mong muốn được tôn trọng như người lớn, người chưa thành niên thường có tâm lý “phóng đại” các khả năng của mình, đánh giá chúng cao hơn hiện thực. Chẳng hạn, họ cho rằng, hành vi đua xe trái phép đối với họ chỉ là những màn biểu diễn độc đáo, khám phá và phô diễn năng lực của bản thân mà họ “ý thức” rằng không phải ai cũng có. Do có tính độc lập và tự trọng cao nên nếu bị chửi rủa, đánh mắng, xúc phạm thì các em thường có những hành vi phản ứng quyết liệt hoặc nảy sinh tiêu cực, bỏ nhà đi lang thang, tỏ ra bất cần đời. Tất cả những hành vì này của người chưa thành niên đều mang tính chất của hành vi lệch chuẩn, dễ dẫn tới các hành vi phạm tội.
- Về hứng thú: ham muốn của các em thường nặng về vật chất tầm thường, thấp hèn, thậm chí kỳ quặc. Các em không còn hứng thú học tập, hiểu biết như trẻ bình thường . Nhu cầu nhận thức, động cơ học tập của các em bị suy thoái nghiêm trọng nên hiệu quả học tập kém. Các em đã bộc lộ rõ thái độ tiêu cực đối với học tập. Động cơ học tập của đối tượng này về cơ bản đã thay đổi về chất đó là từ tính chất tự giác nhận thức chuyển sang tính chất bị bắt buộc từ phía gia đình và nhà trường. Ngược lại thì những nhu cầu tầm thường lại phát triển rất mạnh mẽ. Trẻ thích ăn chơi, đua đòi như người lớn ( thuốc lá, uống rượu, nghiện café, chè, thích xem băng hình có nội dung không lành mạnh…). Trẻ thường thích tham gia vào những nhóm bạn mà ở đó không hướng trẻ vào hoạt
động học tập mà hướng trẻ vào những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất.
- Về ý thức pháp luật: cũng như người chưa thành niên bình thương, thì các quan điểm, nhận thức pháp luật chưa hình thành đầy đủ hoặc lệch lạc theo suy nghĩ chủ quan của trẻ. Điều này tạo khả năng phát sinh những hành vi không phù hợp với các quy đinh của pháp luật. Nhưng với người chưa thành niên phạm tội thì khả năng này cao hơn. Thực tế cho thấy, nhiều người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng lại không biết rằng mình phạm tội, không thấy được hết tính nguy hiểm đối với xã hội của hành vi đó, mà lại cho rằng hành vi của mình là hợp pháp, là tự vệ hoặc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Một số khác lại cho rằng, hành vi phạm tội của mình như trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích… là đúng đắn và cần thiết để góp phần tạo ra sự công bằng trong xã hội. Trong nhiều phiên tòa xét xử các đối tượng ở lứa tuổi chưa thành niên phạm tội cướp giật tài sản, nhiều em còn cho rằng