8. Phương pháp nghiên cứu
1.3.4. Khái niệm trẻ phạm tội và trẻ trong trường giáo dưỡng
Theo công ước quốc tế về quyền trẻ em được đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20/11/1990 tại điều I qui định: “Trong phạm vi công ước này, trẻ em được định nghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp dụng đối với trẻ em quy định tuổi thành niên sớm hơn. Như vậy độ tuổi trẻ em đồng nghĩa với người chưa thành niên được luật pháp quốc tế quy định là người dưới 18 tuổi và là người “còn non nớt về thể chất và trí tuệ” cần được sự chăm sóc đặc biệt kể cả về sự bảo vệ về mặt pháp lý thích hợp trước cũng như sau khi ra đời” (tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1924 Giơnevơ) công ước quốc tế đó quy định về quyền trẻ em một cách cụ thể từ ràng buộc về tuổi của người chưa thành niên. Và có thể hiểu rằng: đến một độ tuổi nhất định con người mời có đầy đủ năng lực về hành vi của mình (có nhận thức một cách đúng đắn đầy đủ về hành động của mình). Năng lực trách nhiệm đó không phải bỗng dưng mà có cũng không phải từ khi sinh ra con người đã có mà phải trải qua một giai đoạn phát triển đầy đủ về thể chất tinh thần tâm sinh lý. [21]
Người chưa thành niên chỉ được coi là chủ thể của tội phạm khi người đó có đủ năng lực, trách nhiệm hình sự, nhận thức được hành vi, việc làm của mình, ý thức được việc làm đúng, sai đối với pháp luật hình sự nước đó. Và như vậy, năng lực trách nhiệm hình sự phải đạt đến một độ tuổi nhất định và được pháp luật thừa nhận.
Ở các nước khác nhau, luật hình sự đều quy định độ tuổi khác nhau tuỳ thuộc vào sự phát triển của trẻ em, nhận thức xã hội của trẻ em về tình hình phạm tội và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm ở trẻ em. Ví dụ: ở Băngladét, Brunây, Aicập, … tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 17
tuổi; ở Côngô, Irắc, Mêhicô là 18 tuổi, nhiều nước lại quyết định hai độ tuổi như: Achentina, Trung Quốc, Cu Ba, Nhật, Ấn Độ, Pakitstan lại quy định 16 đối với nữ tức là sớm hơn so với nam hai năm.
Ở Việt Nam, khái niệm người chưa thành niên phạm tội được hiểu “là người thuộc lứa tuổi chưa thành niên có hành vi vi phạm vào các quy định của Bộ luật hình sự và họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình theo qui định của pháp luật hình sự nước CHXHCNVN”. [16; 24]
Trong trường giáo dưỡng là nơi thực hiện biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên làm trái pháp luật, đối tượng được đưa vào trường giáo dưỡng gồm:
- Người đủ 12 tuổi đến 14 tuổi thực hiện hành vi của một tội phạm nghiêm trọng trong quy định tại Bộ luật hình sự.
- Người đủ 12 đến 16 tuổi thực hiện các hành vi của một tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự đã được chính quyền địa phương và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà không chịu sửa chữa.
- Người đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội đã được chính quyền địa phương và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần không tự sửa chữa.