Phân tích một số trường hợp được phỏng vấn sâu tại Trường Giáo

Một phần của tài liệu Nhận thức về nhân cách người cha của trẻ chưa thành niên phạm pháp Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 99)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.4.Phân tích một số trường hợp được phỏng vấn sâu tại Trường Giáo

dưỡng số 02 Ninh Bình

Trong quá trình điều tra, hướng dẫn các em học sinh làm phiếu hỏi, nhìn chung các em nói năng lễ phép, làm phiếu hỏi nghiêm túc và thường lấy tay che phiếu không để bạn của mình nhìn, đọc được câu trả lời của các em. Có một số em tỏ ra rụt rè e ngại, không muốn bộc lộ nhiều. Chúng tôi đã tiếp cận và phỏng vấn sâu đối với một số trường hợp này.

Trường hợp 1: Em Đ.M.H

- Một số thông tin chung:

Em H 16 tuổi, là con thứ hai trong gia đình, trên em có một anh trai. Bố làm nghề kinh doanh tự do, mẹ là công nhân xí nghiệp.

Gia đình em có truyền thống học tập, tu dưỡng. Bố mẹ không có tiền án, tiền sự. Tình trạng hôn nhân của bố mẹ bình thường, kinh tế gia đình khá giả.

Lý do vào trường: Trước đây em học trường Nguyễn Trãi. Em thường tụ tập, ăn chơi cùng bạn bè (đi bar, nhà hàng, thuốc lắc…). Số tiền chi tiêu lên tới 2 triệu đồng/ ngày. Tháng 4 – 2011 em lấy xe của chị đi cầm đồ. Sau đó có xảy ra xô xát với hiệu cầm đồ gây mất trật tự an ninh vì thế em được đưa vào trường giáo dưỡng với thời gian 2 năm.

- Nội dung phỏng vấn em Đ.M.H:

Khi được hỏi về hoàn cảnh gia đình và lý do vào trường, em H nói

“ Gia đình em là một gia đình hòa thuận. Bố em làm việc tự do còn mẹ

làm công nhân tuy nhiên kinh tế nhà em rất khá giả. Gần như em không phải lo về vấn đề tiền bạc.”

“ Do em cần tiền để đi chơi với bạn. Em thường chơi các trò chơi đắt

tiền như đi bar, sử dụng thuốc lắc…Bố mẹ em hoàn toàn không biết. Chỉ lúc công an đến gặp bố mẹ thì bố mẹ mới biết em đã gây ra tội lỗi. Hiện tại em đang rất lo lắng cho tương lai của mình. Em phải mất 2 năm tuổi trẻ ở đây (khóc). Khi ra trường, bố mẹ hoàn toàn có thể lo cho kinh tế của em nhưng em vẫn không biết mình sẽ sống như thế nào với sự soi xét của mọi người.”

Khi hỏi em người bố có ý chí là người như thế nào?, H cho rằng người bố có ý chí là người bố cứng rắn trong mọi lĩnh vực, đã đặt ra việc gì là phải làm đến cùng trừ khi mẹ và con không đồng ý và khuyên bố không nên làm”. Trong mắt H, bố em luôn là người bố tốt nhất,có ý chí,có nhân cách, có đạo đức. Đặc biệt H nhấn mạnh bố em luôn là người tỉ mỉ và quyết tâm cao trong công việc.

Nhận xét nội dung phỏng vấn em Đ.M.H: Qua phần trả lời đã trích dẫn trên của em H, có thể thấy bố của em là người có ý chí thể hiện ở sự

quyết tâm và theo đuổi mục đích đến cùng. Ý chí của bố em còn được thể hiện ở khả năng “kìm hãm”, dừng lại ngay những công việc không có lợi cho mọi người và vợ con. Có thể nói, đây là khía cạnh vô cùng quan trọng của ý chí. Bởi ý chí không chỉ thể hiện trong quyết tâm cao vươn tới mục đích mà còn thể hiện ở việc tự chủ, kiềm chế những hành động không có lợi cho mục đích chung, có hại cho người khác.

Khi được hỏi riêng về mặt đạo đức của bố, H đáp

“ Bố em tốt lắm! Đợt bão lũ bố em đóng góp ủng hộ đồng bào rất nhiều. Em nghĩ con người với nhau ai cũng có tình thương. Có lần bố và em đi chợ, bố thấy một người bị ngã xe, bố đã rất sốt sắng đưa đi bệnh viện, mấy hôm sau ra viện còn đến cảm ơn bố em”.

Qua câu trả lời của em H đã cho thấy hành động đạo đức, giúp đỡ người khác của bố em đã tác động nhiều tới em, gây dựng ở em lòng tin về tình thương giữa người với người, về lòng biết ơn với những người đã giúp đỡ lúc khó khăn, hoạn nạn.

Về quan niệm uy quyền của người bố nói chung, thế nào là người bố có uy quyền? H cho rằng người bố có uy quyền là người có chỗ đứng trong xã hội, được mọi người kính nể, có địa vị cao và có nhiều tiền. H còn nói thêm

“Bố em chỉ có uy quyền trong phạm vi gia đình thôi còn ngoài xã hội bố không phải là người có uy quyền vì bố em làm nghề tự do. Ví dụ trong ngày giỗ tổ Hùng Vương, ông bà và gia đình quyết định chọn bố là người đọc diễn văn của dòng họ.”

Câu trả lời của em H về quyền người cha cho thấy nhận thức của em về uy quyền người cha thể hiện ở địa vị xã hội, kiếm được nhiều tiền tuy

nhiên, em chưa thấy được tình cảm gia đình, trách nhiệm và cách thức giáo dục con cái cũng làm nên uy quyền người cha trong gia đình. Trong phần ví dụ, em đã chỉ ra uy tín của bố trong dòng họ, rõ ràng đây cũng là yếu tố làm nên sức mạnh uy quyền của người cha trong gia đình.

“ Theo đánh giá của em, những hành động phạm tội của em có chịu ảnh hưởng bởi bố em không?” H trả lời: “ Do em mải chơi là chính thôi nhưng một phần là do bố em cấm đoán. Bố em cấm đoán gay gắt lắm chi ạ. Nhưng bạn em biết thế nên bọn em đều dấu bố để đi chơi”

Câu trả lời của em đã cho thấy dù bố có thể là người tốt, nhưng nếu cách giáo dục con không phù hợp, chỉ đưa ra sự cấm đoán mà không tâm sự, để hiểu con thì vẫn khó có thể giữ được con cái không sa vào các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, trong trường hợp của em H ở đây ảnh hưởng tới hành vi phạm pháp của em còn do yếu tố bạn bè bao che, rủ rê nhau. Điều mà H hài lòng nhất ở bố mà em nhắc lại nhiều lần trong câu trả lời của mình đó là sự quan tâm, yêu thương của bố đối với H và mẹ em. Các biểu hiện em đưa ra để chứng minh cho luận điểm của mình rất đơn giản và gắn với cuộc sống thường ngày như: hay quan tâm hỏi han xem em và mẹ có mệt không, quan tâm đến em thích ăn gì, em có bệnh gì không?.... Từ câu trả lời của em có thể thấy được hình ảnh người bố trong em là rất đẹp và làm cho em ân hận vì những gì đã gây ra.

Khi hỏi H “ Nếu bây giờ có 3 điều ước, em sẽ ước điều gì?” H nói “

Em ước được trở lại tuổi học trò, sẽ không làm gì sai trái, gia đình, bố mẹ sẽ tha thứ cho em”

- Bố mẹ em có hòa thuận không? Và mẹ em hay nhận xét về bố như thế nào?

- Mẹ em thường bảo bố tốt và nhắc em phải học theo bố. Bố mẹ em rất yêu thương nhau và yêu thương em. Mẹ nhận xét về bố rất đúng vì bố mẹ đã ở với nhau mấy chục năm nên hiểu nhau nhiều và những điều đó đôi chút ảnh hưởng tới em.

- Em thấy mình giống bố nhất ở điểm nào?

- Em giống bố sự nhẫn nhịn, khuôn mặt, tính cách tỉ mỉ. Em hay quên giống mẹ.

Mỗi lần muốn dạy em, bố lại nói qua mẹ, chứ ít khi nói trực tiếp. Khi biết em thế này, bố sụp đổ hoàn toàn. Những điều bố cấm đều đúng nhưng lúc đó em vẫn có tình làm, giờ ân hận thì cũng đã muộn. Chưa bao giờ em nghĩ mình phải vào đây.

Cảm ơn em, chúc em học tập rèn luyện thật tốt để sớm trở về với bố mẹ!

Bức tranh vẽ của em Đ.M.H (phiếu số 17)

Qua bức tranh em vẽ, có thể thấy được trong đó sự sum vầy, vui vẻ của các thành viên trong gia đình: mẹ và con ra đón bố khi đi làm về, bố mua quà cho con, bế con, người bố được em đưa vào giữa bức tranh cho thấy hình ảnh người bố luôn hiện lên một cách tích cực trong em. Nền của bức tranh được tô màu hồng phản ánh sự ấm áp, hạnh phúc gia đình khi các thành viên trong gia đình đoàn tụ. Hình ảnh người con trong bức tranh được em vẽ khá nhỏ phản ánh bản thân em đang có những lo lắng bất án, sợ mọi người không chấp nhận khi học xong, không yên tâm với tương lai của bản thân. Theo vào đó, hình

ảnh bản thân em trong tranh được vẽ khá nhỏ, đòi bố mua quà cho thấy em có sự tự ti và thoái lùi so với độ tuổi của mình.

Như vậy, từ nội dung phỏng vấn trên có thể thấy đối với em H, người bố của em là hiện thân của tình yêu thương, trách nhiệm trong gia đình. Hành động bồng bột của em chủ yếu xuất phát từ sự bồng bột, không suy nghĩ chín chắn, nghe theo bạn bè. Qua câu chuyện của em, cũng có thể thấy được tình yêu thương của người bố, sự đau khổ của bố vừa là nỗi buồn, sự mặc cảm của em, nhưng cũng sẽ là động lực để em có thể vươn lên sống có ích cho xã hội nếu mọi người xung quanh biết động viện, giúp em xóa bỏ đi những mặc cảm do lỗi lầm em đã gây ra.

Trường hợp 2. Em N.V.T

Một số thông tin chung về em N.V.T:

Em T sinh năm 1997, học tại một trường Trung học cơ sở tại Hà Nôi, học lực khá. Bố làm nghề tự do, mẹ kinh doanh và có 2 cửa hàng lớn trên phố Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Năm 2009, gia đình em có biểu hiện rạn nứt sau đó bố mẹ em chia tay. Bố mẹ chia tay nhưng vẫn ở cùng một nhà, chỉ ngăn đôi nhà. Các biểu hiện quậy phá của T bắt đầy từ thời điểm đó:

+ Tháng 5 – 2009 gây gổ đánh nhau với bạn bè cùng lớp. Nhà trường đã báo về công an phường.

+ Tháng 12 – 2010, đập phá nhiều đồ đạc ở nhà (tivi, máy vi tính…) có biểu hiện gây hấn.

Công an phường đã can thiệp và đưa em vào học tại trường Giáo dưỡng đầu năm 2011. Hiện em đã học tập tại trường được 3 tháng.

Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm: Mặc dù có tiểu sử hay gây hấn nhưng từ khi vào trường T không hề có biểu hiện này. Chưa bao giờ em gây gổ với bạn bè cùng đội. Gia đình em là một trong những gia đình quan tâm đến con nhất trong trường. Họ vào thăm liên tục và thường xuyên hỏi han các thầy cô về tình hình cải tạo của Tuấn. Công việc chính của Tuấn ở trường là học văn hóa và trồng rau.

Về hoàn cảnh gia đình, bố mẹ T mới ly dị nhau được 1 năm nhưng vẫn ở cùng nhà, chỉ ngăn tường. Bố mẹ em đều làm kinh doanh tự do và kinh tế gia đình khá thoải mái. T không biết lý do bố mẹ chia tay là gì nhưng em cho biết, trước đấy bố mẹ rất yêu thương nhau. Em có hỏi ông bà về lý do thì mọi người cũng trả lời em rõ ràng về lý do.

Chia sẻ về hành động phạp pháp của mình, H nói “ Em phải vào trường

do hôm đó em đi chơi về bị bố mắng. Em thường chỉ hay đi xem phim, ăn uống, đi chơi nhưng em cũng tiêu nhiều tiền. Khí đó về bố mắng em, em cũng không biết tại sao mình lại nóng tính như thế, cũng không phải do em buồn vì bố mẹ ly dị. Em chỉ thấy không thể chị nổi nên phải đập phá thôi. Khi công an đến đưa em đi em cũng không nghĩ mình phải đi cải tạo những 2 năm.”

Khi được hỏi người bố có ý chí là người như thế nào? H trả lời rất rõ ràng rằng người bố có ý chí trước tiên phải là người bố biết chăm lo cho con cái,phải đi làm và là trụ cột kinh tế trong gia đình để có thể chăm lo cho vợ

con. Với T, bố em là người bố có ý chí bởi vì làm nghề kinh doanh tự do nhưng vẫn đảm bảo được là trụ cột kinh tế trong gia đình

Câu trả lời của em T cho thấy nhận thức của em về ý chí người cha còn chưa chính xác. Ý chí thể hiện ở khả năng vượt qua khó khăn thử thách để đạt tới mục đích đề ra. Tuy nhiên, trong câu trả lời của em, ý chí của bố lại thể hiện ở khả năng làm trụ cột kinh tế trong gia đình, điều này thể hiện uy quyền, vai trò của người bố với gia đình nhiều hơn là mặt ý chí.

- Em quan niệm như thế nào về người bố có uy quyền?

- Theo em người bố có uy quyền phải biết răn đe con cái và mắng con để con hiểu điều gì là đúng điều gì chưa đúng. Kinh tế cũng rất quan trọng trong uy quyền nhưng đối xử với mọi người trong gia đình là quan trọng nhất.

Ví dụ: Trong 1 lần em đi xe bị đâm phải ô tô, em xin họ nhưng họ nhất định không cho. Cuối cùng em phải gọi bố đến. Sau khi bố đến nói chuyện với họ, thì họ vẫn bắt phải đền nhưng bố vẫn giải quyết được công việc. Em nghĩ rằng bố rất khéo léo để giải quyết mọi việc và có uy đối với cả những người ngoài.

Câu trả lời của em T đã nêu lên được những nội dung quan trọng của uy quyền người cha trong gia đình như khả năng làm trụ cột về kinh tế trong gia đình, trách nhiệm, tình thương yêu con cái, gia đình và khả năng giải quyết các tình huống khó khăn nảy sinh trong gia đình khi T bị va chạm xe cộ. Điều đó cho thấy nhận thức của em về uy quyền của người cha trong gia đình khá đúng đắn và bố em cũng là người thể hiện điều đó rõ nét.

Bên cạnh những nét tích cực kể trên, T cho rằng người cha có uy quyền phải biết “răn đe con cái và mắng con để con hiểu…”. Thực tế trong gia đình,

bên cạnh tình yêu thương thì cách giáo dục, nuôi dạy con cái là vô cùng quan trọng, có thể quyết định đến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của đứa con. Nhiều khi bố mẹ vì yêu thương con cái nên nóng vội trong giáo dục, thậm chí đánh mắng con đều để lại những ấn tượng không tốt, hình ảnh bản thân con cái bị xấu đi thậm chí là sang chấn tâm lý cho đứa con.... Trong câu chuyện của T, cũng chính vì cách thuyết phục, giáo dục con không phù hợp nên T đã có những hành động đập phá đồ đạc khi đi chơi về bị bố mắng chửi… Câu chuyện của T cũng là bài học cho những bậc cha mẹ trong cách thức nuôi dạy, giáo dục con cái: hãy là bạn của con, lắng nghe những tâm sự của con, phân tích cho con cái thấy điều gì là chưa đúng để các em nhận ra và có sự điều chỉnh bản thân, không áp đặt ý kiến hay xúc phạm lòng tự trọng của con…

Về mặt đạo đức của người bố, T cho rằng một người bố có đạo đức không được chửi bới người khác trước mặt con mình. Vì như thế con sẽ bắt chước bố và gây hậu quả không tốt. Một người bố có đạo đức phải sống cho con noi theo. Mai sau ra ngoài xã hội con cũng theo tấm gương đó. T nói

thêm “Bố em là người rất có đạo đức. Mỗi lần xem tivi thấy có trường hợp

nào đáng thương bố đều tỏ ra thương họ!”

Câu trả lời của em T cho thấy bố em là người có lòng trắc ẩn và biết tôn trọng người khác. Có thể nói những biểu hiện, những giá trị đạo đức mà bố của T thể hiện sẽ là cơ sở để em học tập, noi theo trở thành người tốt cho xã hội.

Hỏi: Theo em, một người bố có nhân cách là người như thế nào?

Đáp: Trước tiên, một người cha có nhân cách phải là người tốt. Khi khen một ai có nhân cách, người đó không thể là người xấu được. Ngoài ra,

người cha ấy phải rất quan tâm đến vợ con và có trách nhiệm giải quyết mọi

Một phần của tài liệu Nhận thức về nhân cách người cha của trẻ chưa thành niên phạm pháp Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 99)