Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp gồm:
- Việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh:
Nếu xác định cơ cấu vốn, cơ cấu tài trợ vốn bất hợp lý thì sẽ gây tình trạng thừa hoặc thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp thừa vốn thì dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, lãng phí, dễ thất thoát còn thiếu vốn thì sẽ gây gián đoạn sản xuất kinh doanh, giảm tốc độ luân chuyển vốn từ đó giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do đó việc xác định nhu cầu vốn phù hợp sẽ ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Việc xác định cơ cấu nguồn vốn: cơ cấu nguồn vốn thể hiện thành phần và tỷ trọng của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp huy động và sử dụng tại một thời điểm nhất định. Nếu doanh nghiệp huy động vốn từ các nguồn bên ngoài quá nhiều trong khi không sử dụng triệt để các nguồn vốn bên trong thì không những không phát huy tác dụng của vốn mà còn lãng phí chi phí sử dụng vốn và làm rủi ro tài chính gia tăng.
- Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp: tổ chức và quản lý yếu kém sẽ không phối hợp được các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, dẫn
đến lãng phí thất thoát vốn, thậm chí có thể bị thua lỗ làm mất vốn. Ngược lại, đội ngũ quản lý có trình độ cao, nhạy bén kịp thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh, tổ chức khoa học hợp lý, các hoạt động sản xuất diễn ra nhịp nhàng, tiết kiệm thời gian chi phí sẽ hạn chế tình trạng ứ đọng vốn, tránh nguy cơ mất vốn. Qua đó bảo toàn vốn và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn.
- Việc lựa chọn phương án đầu tư kinh doanh: đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn. Trong nền kinh tế thị trương cạnh tranh tự do, doanh nghiệp sản xuất theo nhu cầu thị trường và xuất phát từ lợi ích của chính mình. Doanh nghiệp lựa chọn những phương án sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao,mẫu mã đẹp, giá thành hạ thì thị trường chấp nhận và hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Ngược lại, sự thất bại của phương án kinh doanh khiến doanh nghiệp bị ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Mức độ trang bị dây chuyền công nghệ và trình độ tay nghề của người lao động: Những doanh nghiệp có trình độ trang bị máy móc thiết bị, dây chuyền hiện đại đồng thời có đội ngũ công nhân trình độ tay nghề cao thì doanh nghiệp đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm , tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
Trên đây là nhân tố chủ yếu đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mỗi nhân tố đều có tác động tích cực và tiêu cực. Do đó, doanh nghiệp cần nắm bắt tình hình thực tế của mình để nắm bắt và phân tích đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm tận dụng ảnh hưởng tích cực hạn chế ảnh hưởng tiêu cực để bảo toàn, phát triển vốn không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Trên đây là một số lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Trong thực tế, việc quản lý và sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao không hề đơn giản. Do đặc điểm khác nhau giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành và trong toàn bộ nền kinh tế nên đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp khả thi phù hợp với thực tế đơn vị mình nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Để cụ thể hoá vấn đề ta đi nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long.
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CTCP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐẠI LONG
2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long