Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long (Trang 28)

* Tổ chức nhân sự:

Công ty có tổng số 45 nhân viên trực tiếp và 159 nhân viên gián tiếp. Lực lượng lao động của công ty phần lớn là lao động trẻ, khoẻ, có tay nghề cao, tập trung chủ yếu ở đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề và đội ngũ quản lý chuyên môn nghiệp vụ dày kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực.

* Bộ máy quản lý:

Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long có tư cách phấp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật. Công ty có con dấu riêng, thực hiện hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và tự chủ về tài chính.

Để đáp ứng yêu cầu điều hành hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bộ máy quản lý công ty bao gồm các cơ quan sau:

Đại hội đồng cổ đông: đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền dự họp và biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty. đại hội đồng cổ đông bao gồm: đại hội đồng cổ đông thành lập, đại hội đồng cổ đông thường niên và đại hội đồng cổ đông bất thường.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích., quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. hội đồng quản trị có năm thành viên gồm một chủ tịch và các uỷ viên, do đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm.

Ban kiểm soát: là cơ quan thay mặt cổ dông dể kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành của công ty. Ban kiểm soát có 3 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu ra và bãi miễn.

Tổng giám đốc: Tổng giám đốc công ty là người đại diện về mặt pháp lý của công ty đối với các vấn đề có liên quan đến hoạt động và quản lý công ty, thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và các quyết định của HĐQT, tổ chức và điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty.

Phó tổng giám đốc: Các phó tổng giám đốc được tổng giám đốc giao quyền điều hành theo những công việc hoặc lĩnh vực quản lý nhất định. Khi được giao các phó tổng giám đốc có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm hoàn tất trước Tổng giám đốc về kết quả tổ chức thực hiện của mình.

Các phòng ban chức năng: là cơ quan giúp việc cho ban giám đốc. Các phòng ban thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của ban giám đốc.

Ta có sơ đồ bộ máy quản lý như sau:

SV: Đặng Thị Thu Hiếu 25 Lớp: TCDN 20.16

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BAN QLDA CÔNG CÁC TRƯỜNG CÁC ĐỘI THI CÔNG CHUYÊN ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

TRUNG TÂM THIẾT BỊ

về công tác tài chính – kế toán, tổ chức mọi hoạt động về công tác tài chính kế toán của công ty. Đồng thời có chức năng phân phối, giám sát nguồn vốn, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.

2.1.2.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

Do hoạt động của Công ty chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp nên tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cũng có nhiều đặc điểm riêng. Nhìn chung địa bàn hoạt động và thị trường của công ty rộng khắp cả nước. Do đó, công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh đòi hỏi phải được sự quan tâm giám sát chặt chẽ và thường xuyên của ban lãnh đạo công ty. Cụ thể:

- Về quản lý tài sản: công ty có quyền sử dụng, cho thuê, cầm cố, thế chấp nhượng bán và sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý của công ty để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, tuân thủ các quy định theo quy chế của công ty và Nhà nước.

- Về quản lý vốn: vốn điều lệ của công ty tại thời điểm cổ phần hoá là 5.248.000.000đồng. Ngoài vốn điều lệ công ty được quyền huy động vốn trong mức độ an toàn dưới nhiều hình thức khác nhau theo các quy định pháp luật về tài chính.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm vừa qua

Tiến hành hoạt động kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập, cũng giống như các doanh nghiệp khác, công ty có không ít thuận lợi nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, dưới sự cố gắng hết mình, công ty đã và đang có được những bước phát triển vững chắc, không ngừng khẳng định mình trong lĩnh vực thi công xây dựng. Có thể khái quát những kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đạt được trong thời gian vừa qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:

27 Kế toán tiền mặt, tiền lương, BHXH+YT, thanh toán Kế toán thuế TSCĐ, Nguyên vật liệu, thanh toán, Doanh thu

Thủ quỹ, tiền gửi ngân hàng, Kế toán giá thành TRƯỞNG PHÒNG TC-KT Nghiệp vụ kế toán, Nghiệp vụ tài chính

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2009 đến 2011 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010 so với 2009(%) Năm 2011 so với 2010(%)

1. Doanh thu thuần 9.299 13.965 31.804 150,2 227,7 2. Giá vốn hàng bán 6.284 9.941 25.240 158,2 253,8

3. Lãi gộp 3.015 4024 6.564 133,4 163,1

4. Doanh thu từ hoạt động tài

chính 1.048 644 237 61,1 36,8

5. Chi phí tài chính - - 53 - -

6. Chi phí bán hàng 71 277 720 390,1 259,9

7. Chi phí quản lí doanh nghiệp 1.378 1.902 2.958 138,1 155,5 8. Lợi nhuận từ hđ kd 2.614 2.489 3.070 95,2 123,3

9. Thu nhập khác 24 69 7 287,5 10,1

10. Chi phí khác 152 79 0 51,9 0

11. lợi nhuận khác (128) (10) 7 - -

12. Tổng lợi nhuận trc thuế 2.486 2479 3.077 99,7 124,1

13. Thuế TNDN 681 468 768 68,7 164,1

14. Lợi nhuận sau thuế 1.805 2.011 2.309 114,1 114,8

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long

Dựa vào các chỉ tiêu trên cho ta thấy, sau 2 năm công ty bắt đầu đi vào hoạt động doanh thu thuần năm 2010 đã tăng đáng kể so với năm 2009 từ 9299 triệu đồng lên 13965 triệu, tăng 50,2%. Cùng với sự tăng lên của doanh thu thuần thì các khoản chi phí cũng tăng lên so với năm 2009. Giá vồn hàng bán tăng 58,2%(từ 6284 triệu lên 9941 triệu), chi phí bán hàng tăng mạnh 290,1%( từ 71 triệu lên 277 triệu), khoản chi phí bán hàng tăng nhanh như vậy là do sang năm 2010 đi vào ổn định công ty đã mở thêm nhiều của hàng bán hàng chủ yếu là máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 38,1%. Do tốc độ tăng

của doanh thu(50,2%) chậm hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận của hoạt động kinh doanh năm 2010 đã giảm 5% so với năm 2009. Lợi nhuận trước thuế giảm 0,3% nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng 14,1%.

Bước sang năm 2011, công ty đã ổn định ngày càng phát triền hơn 2 năm trước. Doanh thu thuần tăng nhanh tăng 127,7%( tăng từ 13965 triệu lên 31804 triệu). Đồng thời kéo theo đó là sự tăng lên các loại chi phí khác. Giá vốn hàng bán tăng 153,8%, xuất hiện chi phí tài chính 53 triệu, chi phí bán hàng tăng 159,9%. Do tốc độ tăng của doanh thu năm 2011 nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí so với năm 2010 cho nên lợi nhuận trước thuế tăng 24,1%( từ 2479 triệu lên 3077 triệu). Vậy lên lợi nhuận sau thuế cũng tăng 14,8% so với năm 2010.

Sau 4 năm hoạt động, công ty đều thu được lợi nhuận. Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế gần như bằng nhau là hơn 14%. Mặc dù trước thuế năm 2010 có giảm so với năm 2009. Do công ty mở thêm các mảng hoạt dộng kinh doanh khác. Để có được lợi nhuận cao nhất, doanh nghiệp nên tập trung vào khai thác các thế mạnh của mình và sử dụng đông vốn 1 cách có hiệu quả nhất, tránh tình trạng kinh doanh dàn trải gây lãng phí vốn.

2.2. Thực trạng về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhtại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Longtại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long

2.2.1. Kết cấu tài sản của công ty

Bảng 2.2. Kết cấu tài sản của công ty

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 % Năm 2010 % Năm 2011 %

Tổng tài sản 11.919.058.280 100 16.818.863.567 100 25.797.873.826 100 TSLĐ và

ĐTNH 11.650.531.875 97,7 14.117.465.582 83,9 22.419.610.932 87 TSCĐ và

ĐTDH 268.526.405 2,3 2.701.397.985 16,1 3.378.262.894 13

Nguồn: Bảng cân đối kế toàn của CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long

Tổng tài sản của công ty tăng lên rõ rệt qua các năm hoạt động. Năm 2009 đạt 11919 trđ thì đã tăng lên 16818 trđ tươg ứng tăng lên 41,1%so với năm 2010. Năm 2011 tăng lên là 25797 trđ, tăng 53,3% so với năm 2010. Trong cơ cấu tài sản của công ty thì TSLĐ và ĐTNH chiếm tỷ trọng lớn còn TSCĐ và ĐTDH chỉ có 1 phần nhỏ. Năm 2009 TSLĐ và ĐTNH chiếm đến 97,7% trong tổng tài sản của công ty.

Nhưng sang năm 2010 công ty đầu tư trang thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu xây dựng cho nên TSCĐ của công ty tăng lên đáng kể. Từ 268 trđ năm 2009 lên 2701 trđ năm 2010 chiếm 16,1% trong tổng tài sản của công ty. Sang năm 2011 TSLĐ của công ty là 22419 trd chiếm 87% tổng tài sản, TSCĐ có tăng lên nhưng không đáng kể. Để hiểu hơn về kết cấu tài sản của công ty, chúng ta đi vào nghiên cứu vốn lưu động và vốn cố định của công ty

2.2.1.1. Cơ cấu vốn lưu động

Vốn lưu động của công ty là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Vốn lưu động dùng vào trong kinh doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị của nó có thể trở lại hình thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hóa. Vốn lưu động của công ty chủ yếu được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu( bao gồm vốn liên doanh, tự bổ sung). Căn cứ vào hình thức biểu hiện và quá trình tuần hoàn luân chuyển các thành phần trong cơ cấu vốn lưu động, cơ cấu vốn lưu động thể hiện trong bảng dưới. Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy VLĐ của công ty tăng lên đáng kể qua các năm. Năm 2009 là 11650 trđ, nhưng năm 2010 là 14117 trđ tăng lên 21% tương đương với 2467 trđ so với năm 2009. Năm 2011 VLĐ của công ty tăng lên 8303 trđ tương ứng tăng 58,8% so với năm 2010. Khoản vốn này tăng là do sự tăng lên cả về số tương đối và tuyệt đối của vốn bằng tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho qua các năm. Phân tích về khoản này qua 3 năm hoạt động của doanh nghiệp:

Bảng 2.3. Cơ cấu vốn lưu động của Công ty năm 2009 đến 2011

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ lệ %trong tổng VLĐ Số tiền trong tổngTỷ lệ % VLĐ Số tiền Tỷ lệ %trong tổng VLĐ TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 11.650.531.875 100 14.117.465.582 100 22.419.610.932 100

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.205.633.246 18,93 1.575.558.676 11,16 3.415.793.632 15,23

2. Đầu tư ngăn hạn 7.000.000.000 60.08 3.750.000.000 26,56 750.000.000 3,35

3. Các khoản phải thu ngắn hạn 1217206954 10,44 4165910700 29,5 12.273.671.480 54,75 P hải thu của khách hàng 1.052.828.385 9,03 3.123.834.850 22,13 10.683478.198 47,65 Trả trước cho người bán 54.621.125 0,46 726.582.483 5,14 1.454.023.929 6,49

Các khoản phải thu khác 109.757.444 0,95 315.493.367 2,23 136.169.356 0,61

4. Hàng tồn kho 1.067.907.665 9,16 4.341.267.465 30,75 5.052.383.187 24,82

5. Tài sản ngắn hạn khác 159784010 1,39 284728741 2,03 415520842 1,85

Chi phí trả trước ngắn hạn 9.018.182 0,08 - - 512.754 0,02

Thuế GTGTđược khấu trừ 8.070.217 0,07 - - - -

Thuế và các khoản phải thu kh của nn 127.085.611 1,09 192.694.753 1,37 147.469.218 0,66

Tài sản ngắn hạn khác 15.610.000 0,15 92.033.988 0,66 267.538.870 1,19

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long

Vốn bằng tiền: đây là khoản vốn trong vốn lưu động của doanh nghiệp. Năm 2009 là 2205 trđ chiếm 18,93% trong tổng vốn lưu dộng của công ty. Số tiền này giảm đi vào năm 2010 chỉ còn 1575 tức là giảm 28,5% so với năm 2009 và tỷ trọng còn 11,16% trong tổng VLĐ. Vốn bằng tiên tăng trở lại cả về số tuyệt đối và tương đối vào năm 2011 là 3415 trđ chiếm 15,23% trong tổng VLĐ. So với năm 2009 thì 2 năm hoạt động tiếp theo của công ty khoản vốn bằng tiền mặt có tỷ trọng giảm. Thực tế là năm 2010 vốn bằng tiền giảm 630 trd và tỷ trọng giảm 7,77% so với 2009. Nhưng sang năm 2011 lượng vốn này tăng 1840 trđ tương ứng tăng 116,8% so với năm 2010. Để xem khoản vốn bằng tiền của công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ và cho các hoạt động tài chính của mình hay không ta xét 2 chỉ tiêu sau :

Chi tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tỷ suất thanh toán tức thời 1,45 0,35 0,27 Hệ số thanh toán ngắn hạn 7,7 3,12 1,73

Nguồn: Tính toán của tác giả

- Về tỷ suất thanh toán tức thời:

Theo bảng tính trên, năm 2009 có tỷ suất thanh toán tức thời 1,45 > 0,5 nên khả năng thanh toán tức thời của công ty tương đối khả quan. Điều này chứng tỏ năm 2009 công ty có đủ điều kiện để có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng 2 năm tiếp theo tỷ suất này giảm, vào năm 2010 chỉ còn 0,35 và năm 2011 là 0,27. Hai tỷ suất này đều <0,5 do đó doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán, công nợ.Tỷ suất thanh toán tức thời có chiều hướng giảm dần, năm 2011 giảm so với năm 2010, khả năng thanh toán các khoản nợ hiện nay của công ty ngày cảng khó khăn. Điều này ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của công ty, công ty có thể phải bán gấp sản phẩm để thu hồi vốn. Khi bán gấp các sản phẩm thì giá bán không được như mong muốn, sẽ bị các khách hàng cũng như đối thủ chèn ép giá, bán với giá rẻ thu được lợi nhuận ít hơn.

- Hệ số thanh toán ngắn hạn:

Ta thấy cả 3 năm đều cố hệ số lớn hơn 1, điều đó chứng tỏ hoạt động tài chính của công ty hoạt động bình thường,khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn bằng

các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền trong một giai đoanh tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Công ty sẽ không phải vay mượn thếm để trả nợ, giảm bớt một khoản tăng thêm đó là lãi suất vay. Tuy nhiên hệ số năm 2010 giảm từ 7,7 xuống còn 3,12 và 1,73 vào năm 2011 cho thấy doanh nghiệp giảm khả năng thanh toán năm sau so với năm trước khá nhiều. Công ty cần có biện pháp làm tăng hệ số thanh toán này, tránh tình trạng xuống mức nhỏ hơn 1, lúc đó tài chính của công ty rơi vào tình trạng khó khăn.

Tiền mặt gồm có tiền tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp. Công ty sử dụng để thanh toán lương cho cán bộ nhân viên, tạm ứng, mua nguyên vật liệu, trả nợ, trả tiền thuế… Tiền mặt bản thân nó không sinh lãi cho nên trong khâu quản lý tiền mặt cần tối thiểu hóa lượng tiền mặt là yếu tố rất quan trọng, nếu không gây

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w