THỰC TRẠNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long (Trang 33)

tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long

2.2.1. Kết cấu tài sản của công ty

Bảng 2.2. Kết cấu tài sản của công ty

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 % Năm 2010 % Năm 2011 %

Tổng tài sản 11.919.058.280 100 16.818.863.567 100 25.797.873.826 100 TSLĐ và

ĐTNH 11.650.531.875 97,7 14.117.465.582 83,9 22.419.610.932 87 TSCĐ và

ĐTDH 268.526.405 2,3 2.701.397.985 16,1 3.378.262.894 13

Nguồn: Bảng cân đối kế toàn của CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long

Tổng tài sản của công ty tăng lên rõ rệt qua các năm hoạt động. Năm 2009 đạt 11919 trđ thì đã tăng lên 16818 trđ tươg ứng tăng lên 41,1%so với năm 2010. Năm 2011 tăng lên là 25797 trđ, tăng 53,3% so với năm 2010. Trong cơ cấu tài sản của công ty thì TSLĐ và ĐTNH chiếm tỷ trọng lớn còn TSCĐ và ĐTDH chỉ có 1 phần nhỏ. Năm 2009 TSLĐ và ĐTNH chiếm đến 97,7% trong tổng tài sản của công ty.

Nhưng sang năm 2010 công ty đầu tư trang thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu xây dựng cho nên TSCĐ của công ty tăng lên đáng kể. Từ 268 trđ năm 2009 lên 2701 trđ năm 2010 chiếm 16,1% trong tổng tài sản của công ty. Sang năm 2011 TSLĐ của công ty là 22419 trd chiếm 87% tổng tài sản, TSCĐ có tăng lên nhưng không đáng kể. Để hiểu hơn về kết cấu tài sản của công ty, chúng ta đi vào nghiên cứu vốn lưu động và vốn cố định của công ty

2.2.1.1. Cơ cấu vốn lưu động

Vốn lưu động của công ty là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Vốn lưu động dùng vào trong kinh doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị của nó có thể trở lại hình thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hóa. Vốn lưu động của công ty chủ yếu được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu( bao gồm vốn liên doanh, tự bổ sung). Căn cứ vào hình thức biểu hiện và quá trình tuần hoàn luân chuyển các thành phần trong cơ cấu vốn lưu động, cơ cấu vốn lưu động thể hiện trong bảng dưới. Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy VLĐ của công ty tăng lên đáng kể qua các năm. Năm 2009 là 11650 trđ, nhưng năm 2010 là 14117 trđ tăng lên 21% tương đương với 2467 trđ so với năm 2009. Năm 2011 VLĐ của công ty tăng lên 8303 trđ tương ứng tăng 58,8% so với năm 2010. Khoản vốn này tăng là do sự tăng lên cả về số tương đối và tuyệt đối của vốn bằng tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho qua các năm. Phân tích về khoản này qua 3 năm hoạt động của doanh nghiệp:

Bảng 2.3. Cơ cấu vốn lưu động của Công ty năm 2009 đến 2011

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ lệ %trong tổng VLĐ Số tiền trong tổngTỷ lệ % VLĐ Số tiền Tỷ lệ %trong tổng VLĐ TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 11.650.531.875 100 14.117.465.582 100 22.419.610.932 100

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.205.633.246 18,93 1.575.558.676 11,16 3.415.793.632 15,23

2. Đầu tư ngăn hạn 7.000.000.000 60.08 3.750.000.000 26,56 750.000.000 3,35

3. Các khoản phải thu ngắn hạn 1217206954 10,44 4165910700 29,5 12.273.671.480 54,75 P hải thu của khách hàng 1.052.828.385 9,03 3.123.834.850 22,13 10.683478.198 47,65 Trả trước cho người bán 54.621.125 0,46 726.582.483 5,14 1.454.023.929 6,49

Các khoản phải thu khác 109.757.444 0,95 315.493.367 2,23 136.169.356 0,61

4. Hàng tồn kho 1.067.907.665 9,16 4.341.267.465 30,75 5.052.383.187 24,82

5. Tài sản ngắn hạn khác 159784010 1,39 284728741 2,03 415520842 1,85

Chi phí trả trước ngắn hạn 9.018.182 0,08 - - 512.754 0,02

Thuế GTGTđược khấu trừ 8.070.217 0,07 - - - -

Thuế và các khoản phải thu kh của nn 127.085.611 1,09 192.694.753 1,37 147.469.218 0,66

Tài sản ngắn hạn khác 15.610.000 0,15 92.033.988 0,66 267.538.870 1,19

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long

Vốn bằng tiền: đây là khoản vốn trong vốn lưu động của doanh nghiệp. Năm 2009 là 2205 trđ chiếm 18,93% trong tổng vốn lưu dộng của công ty. Số tiền này giảm đi vào năm 2010 chỉ còn 1575 tức là giảm 28,5% so với năm 2009 và tỷ trọng còn 11,16% trong tổng VLĐ. Vốn bằng tiên tăng trở lại cả về số tuyệt đối và tương đối vào năm 2011 là 3415 trđ chiếm 15,23% trong tổng VLĐ. So với năm 2009 thì 2 năm hoạt động tiếp theo của công ty khoản vốn bằng tiền mặt có tỷ trọng giảm. Thực tế là năm 2010 vốn bằng tiền giảm 630 trd và tỷ trọng giảm 7,77% so với 2009. Nhưng sang năm 2011 lượng vốn này tăng 1840 trđ tương ứng tăng 116,8% so với năm 2010. Để xem khoản vốn bằng tiền của công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ và cho các hoạt động tài chính của mình hay không ta xét 2 chỉ tiêu sau :

Chi tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tỷ suất thanh toán tức thời 1,45 0,35 0,27 Hệ số thanh toán ngắn hạn 7,7 3,12 1,73

Nguồn: Tính toán của tác giả

- Về tỷ suất thanh toán tức thời:

Theo bảng tính trên, năm 2009 có tỷ suất thanh toán tức thời 1,45 > 0,5 nên khả năng thanh toán tức thời của công ty tương đối khả quan. Điều này chứng tỏ năm 2009 công ty có đủ điều kiện để có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng 2 năm tiếp theo tỷ suất này giảm, vào năm 2010 chỉ còn 0,35 và năm 2011 là 0,27. Hai tỷ suất này đều <0,5 do đó doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán, công nợ.Tỷ suất thanh toán tức thời có chiều hướng giảm dần, năm 2011 giảm so với năm 2010, khả năng thanh toán các khoản nợ hiện nay của công ty ngày cảng khó khăn. Điều này ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của công ty, công ty có thể phải bán gấp sản phẩm để thu hồi vốn. Khi bán gấp các sản phẩm thì giá bán không được như mong muốn, sẽ bị các khách hàng cũng như đối thủ chèn ép giá, bán với giá rẻ thu được lợi nhuận ít hơn.

- Hệ số thanh toán ngắn hạn:

Ta thấy cả 3 năm đều cố hệ số lớn hơn 1, điều đó chứng tỏ hoạt động tài chính của công ty hoạt động bình thường,khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn bằng

các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền trong một giai đoanh tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Công ty sẽ không phải vay mượn thếm để trả nợ, giảm bớt một khoản tăng thêm đó là lãi suất vay. Tuy nhiên hệ số năm 2010 giảm từ 7,7 xuống còn 3,12 và 1,73 vào năm 2011 cho thấy doanh nghiệp giảm khả năng thanh toán năm sau so với năm trước khá nhiều. Công ty cần có biện pháp làm tăng hệ số thanh toán này, tránh tình trạng xuống mức nhỏ hơn 1, lúc đó tài chính của công ty rơi vào tình trạng khó khăn.

Tiền mặt gồm có tiền tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp. Công ty sử dụng để thanh toán lương cho cán bộ nhân viên, tạm ứng, mua nguyên vật liệu, trả nợ, trả tiền thuế… Tiền mặt bản thân nó không sinh lãi cho nên trong khâu quản lý tiền mặt cần tối thiểu hóa lượng tiền mặt là yếu tố rất quan trọng, nếu không gây lãng phí gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Nhưng cần phải tính toán giữ tiền mặt để công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ.

Các khoản phải thu: Một khoản có tỷ lệ lớn không thể thiếu trong vốn lưu động đó là cảc khoản phải thu của doanh nghiệp. Năm 2009 khoản phải thu của công ty là 1217 trđ chiếm 10,44% trong tổng vốn lưu động của công ty. Sang năm 2010 con số là 4165 trd chiếm 29,5% và năm 2011 lên tới 12273trd chiếm 54,75%. Qua số liệu 3 năm thì thấy khoản phải thu của công ty tăng nhanh cả về số tuyệt đối và tương đối. Năm 2010 tăng 2948 trđ gấp 4 lần so với năm 2009, và tỷ trọng cũng tăng 18,06%. Khoản vốn này còn tăng nhiều hơn nữa sang năm 2010, tăng 8108 trđ tương đương với tăng 194,5%. Trong các khoản phải thu này tăng lên là so sự tăng lên của khoản phải thu của khách hàng. Khoản phải thu của khách hàng năm 2009 là 1053 trđ chiếm 86,5% trong tổng số tiền phải thu của công ty. Năm 2010 thì khách hàng nợ 3124 trđ tăng 196,6% so với năm 2009. Không dừng lại ở đấy năm 2011 thì nợ lên đến 10683 trđ chiếm 87% trong tổng số nợ phải thu. Đây là số tiền mà khách hàng đã mua sản phẩm của công ty nhưng chưa thanh toán. Sự tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối qua các năm. Đây là một vấn đề bất lợi đối với công ty, điều đó chứng tỏ công ty đã đang và ngày càng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn. Và hơn thế nữa làm cho công ty thiếu vốn kinh doanh, để đảm bảo quá trình sản xuât kinh doanh của mình thì công ty phải đi vay vốn và phải trả lãi suất. Trong khi đó số tiền mà khách hàng cầm không sinh ra lãi suất. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc mua bán chịu là một trong những biện pháp thu hút khách có hiệu quả, cạnh trang với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Do không phải trả tiền

ngay khi mua hàng, có thể lấy tiền đó làm vốn không mất phí nên nhiều người mua hàng của doanh nghiệp hơn từ đó làm tăng doanh thu, làm giảm bớt hàng tồn kho… Tuy nhiên việc mua bán chịu làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp như chi phí đòi nợ, chi phí thiếu hụt nguồn vốn. Doanh nghiệp cũng có thể chịu rủi ro khi người mua không thanh toán. Vì vậy công ty cần có những biện pháp làm giảm rủi ro, để thu hồi các khoản nợ của khách hàng một cách nhanh chóng.

Khoản trả trước cho người bán của công ty cũng tăng lên qua các năm. Năm 2009 chỉ có 54 trđ chiếm 0,46% nhưng đã lên tới 726 trđ vào năm 2010 và 1754 trđ năm 2011. Khoản tiền trả trước là số tiền mà công ty trả trước cho người bán trước khi nhận sản phẩm. Ở đây công ty thường trả trước để mua nguyên liệu chủ yếu là giấy, mực in… Điều này là tốt cho công ty chứng tỏ công ty ngày càng có uy tín trong kinh doanh. Nhưng đồng thời công ty cũng mất đi một khoản tiền, khoản vốn mà không sinh ra lãi cho người bán chiếm dụng.

Về hàng tồn kho: hàng tồn kho của công ty cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của công ty. Năm 2009 là 1067 trđ chiếm 9,16% trong tổng vốn lưu động. Năm 2010 hàng tồn kho của công ty tăng lên 4341 trđ chiếm 30,75 % trong vốn lưu động của công ty. Sang năm 2010 cũng tăng là 5052 trđ nhưng tỷ trọng là 24,82% giảm so với năm 2009. Năm 2010 hàng tồn kho của công ty tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối tăng 3274 trd ( 20,59%). Hàng tồn kho tăng do nguyên nhân là công ty hoạt động sản xuất ra sản phẩm phục vụ trong ngành giáo dục. Mà trong giai đoạn hiện này thì giáo dục luôn có sự thay đổi cải tiến qua các năm. Vì vậy mà sản phẩm sách của năm nay có thể không bán được vào năm sau được làm cho hàng tồn kho ngày càng tăng lên. Làm giảm lợi nhuận kinh doanh của công ty. Một nguyên nhân nữa là nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, công ty nhập về trươc cho quá trình sản xuất diễn ra bình thường, đầy thường gọi là hàng tồn kho dự trữ. Đối với hàng tồn kho dự trữ tài sản lưu động là nhu cần thiết của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Nhưng công ty cần tính toán sao cho khoản hàng tồn kho dự trữ hợp lý mới là quan trọng. Nếu nguồn dự trữ quá lớn so với mức cần thiết thì sẽ gây ra vấn đề ứ đọng, dư thừ gây lãng phí nguồn vốn kinh doanh. Công ty lại phải bỏ ra chi phí để bảo quản hàng hóa tồn kho. Nếu như nguồn dự trữ thấp so vơi nhu cầu cần thiết thì gây ra thiếu hụt, tắc ngen trong khâu sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy dự trữ càn phải điều hòa sao cho phù hợp, vừa đảm bảo tính tiết kiệm vốn, có thể sử dụng nguồn vốn đó cho việc đầu tư khách

sinh lời cho công ty.

Đầu tư ngắn hạn của công ty: năm 2009 khoản đầu tư ngắn hạn chiếm đến 60,08% trong tổng tài sản của công ty là 7000 trđ. Nhưng sang năm 2010 thì giảm đi chỉ còn 3750 trd tương ứng với tỷ trọng là 26,25%. Và giảm còn 750 trđ vào năm 2011. Đầu tư ngắn hạn là bao gồm cổ phiếu, các tài sản có tình thanh khoản cao. Giảm cả về số tuyệt đối và tương đối trong khoản đầu tư ngắn hạn của công ty là điều tốt.

Như vậy, trong quá trình sử dụng và quản lý vốn lưu động, công ty đã đầu tư vào các khoản phải thu và lượng tồn kho khá lớn nên công ty cần phải xúc tiến giải phóng nhanh hàng tồn kho như đưa vào sản xuất kinh doanh, đồng thời công ty cần áp dụng chinhs sách tín dụng thương mại để tăng doanh số bán, góp phần nâng cao vòng quay vốn tăng lợi nhuận của công ty.

2.2.1.2. Cơ cấu vốn cố định

Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định trong doanh nghiệp. Tài sản cố định dùng trong kinh doanh thì tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh của công ty. Nhưng khác với vốn lưu động thì vốn cố định về mặt giá trị chỉ thu hồi được dần sau nhiều chu kì kinh doanh. Để đánh giá tình hình sử dụng vốn cố định của công ty ta nghiên cứu bảng số liệu sau :

Bảng 2.4. Cơ cấu vốn cố định của công ty từ năm 2009 đến năm 2011

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

TSCĐ và đầu tư DH 268.526.405 100 2.701.397.985 100 3.378.262.894 100 1. Tài sản cố định hh 268.526.405 100 2.701.397.985 100 3.040.220.917 90 -Nguyên giá 480.023.980 3.263.651.038 4.621.477.129 -Giá trị hao mòn lũy kế (211.497.575) (562.253.053) (1581256212) 2. Chi phí trả trước DH - - 338.041.977 10

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty

TSCĐHH của công ty chiếm phần lớn trong TSCĐ và ĐTDH của doanh

nghiệp, năm 2009 và năm 2010 TSCĐHH chiếm 100% trong TSCĐ, sang năm 2011 thì công ty có thêm chi phí trả trước dài hạn chiếm 10%. TSCĐHH này bao gồm: nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, văn phòng…tình hình biến động về tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2010 so với năm 2009 có sự biến động lớn về mặt giá trị. Tổng tài sản cố định của năm 2010 tăng gấp 10 lần so với tài sản năm 2009 từ 268 trđ lên tới 2701 trđ. Nguyên nhân là do công ty đầu tư thêm trang thiết bị máy móc để phục vụ xây dựng. Điều này làm cho tài sản cố định của công ty tăng nhiều như vậy. Năm 2011, khối lượng tài sản của công ty là 3378 trđ có tăng nhưng không đáng kể so với năm 2010 tăng 25,06% và chiếm 90% trong tổng vốn cố định. Qua phân tích số liệu về tài sản cố định của công ty ta thấy tài sản cố định tăng lên từng năm. Điều này chứng tỏ công ty đã cố gắng đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Cũng như mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh mới.

Tài sản cố định của công ty được khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng phù hợp với quyết định số 206/2003/ QĐ/BTC ngày 12 /12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành chế độ sử dụng quản lý và trích khấu hao. Công ty thực hiện khấu hao nhanh theo phương pháp đường thẳng theo thời gian hữu dụng ước tính chi tiết như sau:

Nhóm tài sản Thời gian khấu hao( tháng)

Máy móc thiết bị 42

Thiết bị văn phòng 18

Phương tiện vận tải 36

Nguồn: CTCP tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long

2.2.2. Kết cấu nguồn vốn của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w