PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long (Trang 54)

gian tới

Kể từ năm 2008 bắt đầu đi vào hoạt động đến nay, toàn thể ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long đã không ngừng phấn đấu trong lao động để ngày càng nâng cao vị thế của công ty trong lĩnh vực xây dựng. Trong năm qua công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Quy mô kinh doanh mở rộng, vốn kinh doanh không những được bảo toàn mà phát triển hơn, hiệu quả sử dụng vốn nâng cao, doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng. Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán với ngân sách Nhà nước, thu nhập và đời sống của người lao động được cải thiện hơn. Để phát huy hơn nữa thành tựu đã đạt được, Đại hội đồng cổ đông công ty đã đề ra chiến lược phát triển cho đến năm 2013 như sau:

- Xây dựng phát triển công ty thành một đơn vị vững mạnh trong lĩnh vực xây lắp. - Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh lấy hiệu quả kinh tế là thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững của công ty góp phần quan trọng vào sự phát triển không ngừng của ngành xây dựng.

Trước mắt, năm 2012 công ty đã đặt ra mục tiêu cơ bản là:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất kinh doanh bình quân so với năm trước tăng từ 14-15%.

- Tổng doanh thu tiêu thụ đạt 80.000.000.000 - Lợi nhuận trước thuế đạt 6.828.216.000

- Số nộp Ngân sách Nhà nước là 1.028.200.000

3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty

Qua những tìm hiểu phân tích thực trạng về vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, kết hợp những vấn đề lý luận đã được nghiên cứu, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long như sau:

3.2.1. Huy động vốn một cách hiệu quả trên cơ sở nguồn vốn đã xác định

Nhu cầu vốn kinh doanh tương đối lớn đã vượt quá khả năng hiện có của công ty, do đó để thực hiện được các kế hoạch kinh doanh đã đề ra, công ty cần bổ sung vốn. Là một doanh nghiệp cổ phần, công ty có khá nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn.

- Huy động từ nguồn nội bộ trong công ty: Lợi nhuận để lại và các quỹ là nguồn bổ sung quan trọng. Trong điều kiện nhu cầu vốn là khá lớn, vốn kinh doanh của công ty lại có hạn nên công ty cần tích cực tận dụng nguồn này mà lại không mất chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên công ty chỉ có thể sử dụng tạm thời nguồn này vì vẫn phải quan tâm trích lập quỹ để đảm bảo nhu cầu sử dụng khi cần thiết.

- Huy động vốn từ bên ngoài.

+ Huy động vốn qua vay ngân hàng, tổ chức tín dụng có đảm bảo bằng dự án. Do sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng vào năm 2011 đã làm cho các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Lãi suất ngân hàng và các tổ chức tín dụng tăng cao. Tuy nhiên trong năm 2012 với sự bình ổn trở lại của nền kinh tế sẽ tạo điều kiện cho lãi suất giảm đi. Qua đó công ty có thể huy động vốn được thuận lợi thông qua các ngân hàng đã quan hệ lâu năm.

+ Huy động vốn thông qua vay cán bộ công nhân viên: Trong năm vừa qua công ty chưa sử dụng nguồn này. Đây là một phương án tương đối tốt so với đi vay ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng và thủ tục đơn giản, không phải cầm cố đặt cọc phức tạp. Quan trọng hơn là nó không tạo ra áp lực thanh toán cho công ty như đi vay các ngân hàng. Đồng thời công nhân viên là những người hoạt động trong công ty, họ hiểu công ty và biết được định hướng mục tiêu của công ty sử

dụng vốn vay vào mục đích gì. Vì thế cũng tạo động lực cho họ quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn từ đó tăng lợi nhuận cho công ty để có khả năng hoàn trả nợ cho họ khi đến hạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đại Long (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w