Tài khoản sử dụng: Công ty nên thống nhất quy ước tài khoản chi tiết theo số sẽ không gây nhầm lẫn trong hạch toán và đúng với quy định của Chế độ và hợp lý. Ví dụ như TK 5111 doanh thu hàng hóa thì TK 6321 phải là giá vốn hàng hóa nhưg
TK 532 – Giảm giá hàng bán, TK 531 – Hàng bán bị trả lại.
Để tăng cường an toàn cho Công ty và đảm bảo nguyên tắc thận trọng Công ty nên trích lập dự phòng đối với các khoản phải thu khó đòi. Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi (theo Chuẩn mực kế toán số 14). Lý do mà Công ty nên lập dự phòng là: với số dư nợ lớn cho nên nguy cơ mất khả năng thanh toán từ phía khách hàng là rất dễ xảy ra.
Phương pháp xác định giá vốn: như đã trình bày ở trên, Công ty áp dụng
phương pháp đơn giá thực tế nhưng phương phát hàng tốn kho là nhập trước – xuất trước sẽ dẫn đến phản ánh không chính xác doanh thu. Phương pháp này làm hạn chế tính kịp thời của thông tin hàng tồn kho và trị giá vốn hàng xuất kho. Chính vì điều này mà đòi hỏi đặt ra với kế toán tính trị giá vốn hàng xuất kho những yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề và phức tạp. việc lưu trữ các chứng từ nhập xuất phát sinh hàng ngày, máy tính cần phải lưu trữ thông tin chi tiết từng lần nhập cho mỗi mặt hàng được mã hóa Khi sử dụng phương pháp này trong việc tính toán giá vốn hàng xuất kho, ngoài (giống như nhiều thẻ chi tiết cho một mặt hàng, mỗi thẻ tương ứng cho mỗi lần nhập), bao gồm các thông tin: ngày nhập, mã hàng hóa, số lượng, đơn giá nhập, kho nhập. Khi phát sinh nghiệp vụ xuất hàng, căn cứ vào mã hàng xuất máy tính sẽ truy cập vào danh mục nhập của mặt hàng đó và trừ dần hàng của từng lần nhập, hàng của lần nhập nào sẽ lấy đơn giá của lần nhập đó để tính cho trị giá vốn hàng xuất kho và ưu tiên theo thứ tự thời gian.