Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không ADCC (Trang 49)

3.1.1. Hướng phát triển Công ty giai đoạn 2011-2013

Mục tiêu quan trọng giai đoạn 2010- 2013 là ổn định tổ chức và hoạt động doanh nghiệp theo mô hình Doanh nghiệp AN- QP / Công ty TNHH một thành viên, phấn đấu trở thành doanh nghiệp lớn của Quân chủng, thực hiện có hiệu quả dự án kinh tế liên doanh, liên kết do Quân chủng giao. Phát triển vững chắc các ngành nghề kinh doanh mới, tập trung cho các dự án đã được Quân chủng phê duyệt, giao thực hiện như: Dự án cải tạo Trạm khách T99 ( 182- 184 Trường Chinh- Hà Nội) , dự án cải tạo Trạm khách T367 ( Nhà hàng Trăm Hoa- 19 Cộng Hòa, TP Hồ Chí Minh), dự án khách sạn 88 Trần Phú ( Nha Trang), dự án văn phòng và căn hộ cho thuê tại 186 Trường Chinh ( Hà Nội). Xây dựng đơn vị vững mạnh,toàn diện.

Giữ vững và phát triển vị trí hàng đầu về tư vấn xây dựng công trình hàng không, dần dần xâm nhập vào thị trường giao thông. Phát triển thương hiệu doanh nghiệp, năng lực, năng suất lao động, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên. Đồng thời đẩy mạnh phát triển các mảng kinh doanh khác ( xây dựng và cho thuê văn phòng), phấn đấu triển khai các bước đột phá ( phấn đấu đến 2013 cơ bản đưa vào khai thác) các dự án liên doanh liên kết.

3.1.2.Mục tiêu, nhiệm vụ năm 2011

* Mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

- Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu SXKD – Xây dựng đơn vị năm 2011 từ 3 đến 10%

- Tập trung mọi nguồn lực để nhận và thực hiện tốt các dự án lớn tại CHK Cát Bi, Nội Bài, Tuy Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long Thành…… các công trình doanh trại lớn trong và ngoài Quân chủng

- Triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng các công trình trọng điểm, công trình quân sự

- Sẵn sàng lực lượng và quyết tâm thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng một số công trình lớn

- Phát triển vững chắc ngành nghề kinh doanh mới, tập trung các dự án đã được Quân chủng giao. Cụ thể, năm 2011, triển khai dự án khách sạn tại 88 tại 88 Trần Phú- Nha Trang, Văn phòng tại 19 đường Cộng Hòa- TP Hồ Chí Minh, cải tạo nhà khách 182- 184 Trường Chinh, dự án văn phòng và căn hộ cho thuê tại 186 đường Trường Chinh- Hà Nội……

* Mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng đơn vị

- Tiếp tục phát triển và khẳng định thương hiệu, vị thế doanh nghiệp Quốc phòng- an ninh, công ty TNHH một thành viên Nhà nước giữ 100% vốn trực thuộc Quân chủng Phòng không- không quân, luôn là doanh nghiệp mạnh trong Quân chủng

- Xây dựng Công ty luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Xây dựng Đảng ủy Công ty , các chi ủy, chi bộ giữ vững TSVM, trên 85% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Xây dựng các tổ chức quần chúng: Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ giữ vững VMXS, hoạt động có nề nếp, nâng cao chất lượng và hiệu quả.

- Quản lí chặt chẽ tình hình kỷ luật, xây dựng nề nếp chính qui đạt hiệu quả tốt, không để xảy ra vụ việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, hạn chế tối đa các vụ việc vi phạm thông thường, Giữ vững danh hiệu đơn vị quyết thắng, đơn vị VMTD, đơn vị có môi trường văn hóa tốt năm 2011. Đổi mới và duy trì thực hiện nghiêm các qui trình qui phạm của HT QLCL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2008 trong quản lí và sản xuất.

* Nhiệm vụ quân sự , công ích

- Hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao, khẳng định vị trí và năng lực trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh và nhiệm vụ công ích, tư vấn xây dựng các công trình mang tính bí mật quân sự, bí mật quốc gia. Nâng cao chất lượng các công trình doanh trại

- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ TM – TC, SSCĐ, nâng cao hiệu quả quản lí sử dụng đất Quốc phòng

3.1.3 Kế hoạch kinh doanh của Công ty năm 20113.1.3.1 Chỉ tiêu pháp lệnh3.1.3.1 Chỉ tiêu pháp lệnh 3.1.3.1 Chỉ tiêu pháp lệnh

- Tổng các khoản nộp ngân sách và cấp trên: 4780 tỷ đồng, bằng 136% so với thực hiện năm 2010

- Tỷ suất lợi nhuận/ vốn Nhà nước = 25%, bằng 115% so với năm 2010

3.1.3. 2 Chỉ tiêu hướng dẫn

- Sản lượng: 96 công trình, bằng 107% so với thực hiện năm 2010

- Tổng doanh thu: 36580 tỷ đồng, bằng 115% so với thực hiện năm 2010 - Tổng lợi nhuận : 5170 tỷ đồng, bằng 118 % so với thực hiện năm 2010

- Khấu hao cơ bản: 2,303 tỷ đồng, bằng 111 % so với năm 2010 ( tăng do tăng khấu hao TTKSDK và đưa vào khấu hao nhà kho CN Đà Nẵng )

- Bảo toàn vốn SXKD:

+ Vốn nhà nước: 20250 tỷ đồng

+ Vốn Công ty tự huy động: 1750 tỷ đồng

*Hiệu quả kinh doanh

- Hiệu quả kinh doanh tổng hợp: H = 1,25

- Lợi nhuận bình quân một lao động: 19 triệu đồng/ người - Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh : 1,6

- Tỷ suất sử dụng vốn kinh doanh:0,25 - Tỷ suất sử dụng vốn lưu động: 0,95

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn tới

các nhân tố từ yếu tố bên ngoài thuộc môi trường vĩ mô đến những nhân tố thuộc bản thân trong chính Công ty. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ của toàn Công ty từ lãnh đạo đến toàn bộ nhân viên trong Công ty. Căn cứ vào thực trạng và một số nguyên nhân cũng như định hướng của Công ty em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty .

Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Nếu gọi H là hiệu quả kinh doanh:

Kết quả đầu ra

Hiệu quả kinh doanh (H) =

Chi phí đầu vào

Công thức này thể hiện hiệu quả của việc bỏ ra một số vốn để thu được kết quả cao hơn tức là đã có một sự xuất hiện của giá trị gia tăng với điều kiện H>1, H càng lớn càng chứng tỏ quá trình đạt hiệu quả càng cao. Một giải pháp đơn giản là tăng doanh thu hay kết quả đầu ra.

3.2.1. Mở rộng thị trường đặc biệt là thị trường ngoài quân đội

Theo Các Mác: “ Tiêu thụ là bước nhảy nguy hiểm của hàng hóa, nếu bước nhảy đó thành công, thì kẻ bị ngã và mang thương tích không phải là hàng hóa mà chính là người sản xuất ra hàng hóa đó”(3). Để khỏi bị ngã trong “ bước nhảy nguy hiểm” Công ty cần phải có những kế hoạch cụ thể cho chiến lược tiêu thụ hàng hóa và sức mạnh cạnh tranh của mình trên thương trường.

Như ta đã biết thị trường Công ty chia làm ba loại chính: thị trường tư vấn xây dựng truyền thống, thị trường tư vấn xây dựng không truyền thống và thị trường thi công xây dựng và kinh doanh khác. Ở mảng thị trường tư vấn truyền thống Công ty đã có nhiều kinh nghiệm nhưng nhược điểm lại có tính ổn định cao, khả năng tăng doanh thu nhanh của Công ty là rất khó. Để tăng được doanh thu một cách có hiệu quả, Công ty phải tiếp cận được tới các mảng thị trường mới mà có khả năng tạo doanh thu cao.

Hiện nay Công ty chưa có một phòng riêng biệt nào đứng ra đảm trách công tác Marketing cho mình. Đó cũng là nhược điểm chung của hầu hết các công ty có

qui mô nhỏ và vừa tại Việt Nam. Các hoạt động Marketing của công ty chủ yếu do việc phối hợp giữa Phòng Kế hoạch- Phòng kinh doanh cùng với Ban giám đốc xúc tiến và đảm nhiệm. Các công tác nghiên cứu, tiếp cận thị trường mới còn manh mún, chưa mang tính hệ thống và lâu dài. Chính vì vậy biện pháp thành lập và có chiến lược tiếp cận thị trường mới là vấn đề cấp thiết. Đối với biện pháp này Công ty cần thực hiện theo các bước sau:

Thứ nhất: Công ty có thể thành lập một phòng Marketing riêng biệt sau đó

xây dựng chiến lược nghiên cứu, tiếp cận thị trường mới. Em xin đưa ra một sơ đồ mô phỏng Phòng Marketing như sau:

Việc tổ chức Phòng Marketing theo sơ đồ này có ưu điểm đơn giản về mặt hành chính, cơ cấu cũng khá đơn giản. Công ty có thể điều chuyển một số cán bộ trước đây làm công tác thị trường ở các phòng ban khác sang Phòng Marketing mới của Công ty. Với mỗi mảng của Marketing đều có chuyên gia phụ trách nhưng để hoạt động Marketing thực sự mang lại hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa những người phụ trách các mảng khác nhau, đòi hỏi mỗi người phải nắm được nhiệm vụ riêng của mình và nhiệm vụ chung của toàn phòng. Chính vì vậy nhân viên phải là người có trình độ, hiểu biết về nghiên cứu thị trường, có kinh nghiệm. Phòng Marketing có nhiệm vụ thu thập và điều tra các thông tin về thị trường, các đối thủ cạnh tranh,các chiến lược quảng cáo và tiếp cận thị trường mới....

Sau đó: Từ Phòng Marketing đó nhân viên phụ trách việc nghiên cứu thị

trường sẽ xúc tiến công tác xây dựng một hệ thống nghiên cứu thị trường một cách hoàn chỉnh.

Về giá cả: Giá là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của Công ty. Do

đó Công ty cần có chính sách giá hợp lí để bán được nhiều sản phẩm và tối đa hóa lợi nhuận. Chính sách giá của Công ty phải được xây dựng trên ba định hướng : định hướng vào Công ty, định hướng vào thị trường, định hướng vào cạnh tranh. Xây dựng chính sách giá cả định hướng vào Công ty là dựa vào nhân tố chủ quan mà Công ty có thể kiểm soát được và điều tiết trong quá trình kinh doanh của mình. Nhân viên nghiên

cứu thị trường Nhân viên nghiên cứu về sản phẩm Nhân viên nghiên cứu về giá cả Trưởng phòng Marketing

Đó là nhân tố về chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí lưu thông, còn chính sách giá cả hướng vào thị trường được quyết định bởi các yếu tố khách quan như quan hệ thị trường, quan hệ cạnh tranh, quan hệ môi giới…. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng chính sách giá cả, Công ty không thể xây dựng theo một định hướng duy nhất mà phải kết hợp cả ba định hướng trên để bổ sung cho nhau làm chính sách giá được xây dựng trên cơ sở một luận cứ khoa học đầy đủ, toàn diện.

Về xúc tiến quảng cáo: Đặc thù riêng của doanh nghiệp quốc phòng là

không được phép quảng cáo các sản phẩm liên quan đến quốc phòng, các hình ảnh có liên quan đến quốc phòng. Do đó quảng cáo chỉ sử dụng trong phạm vi đối với lĩnh vực sản xuất kinh tế. Xuất phát từ đặc điểm đó nên quảng cáo đối với công ty thiết kế và tư vấn cần phải ngắn gọn, chính xác,đầy đủ để khách hàng nắm được sản phẩm của công ty đó. Các hình thức quảng cáo mà Công ty có thể sử dụng như : trên báo, tạp chí xây dựng, qua internet, cataloge…. Công ty có thể bỏ ra một khoản chi phí đầu tư cho lĩnh vực này nhằm quảng bá mở rộng hình ảnh của Công ty tới thị trường. Đây cũng là một cách quảng cáo mà các doanh nghiệp áp dụng khá phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay.

Thứ hai: Công ty cần tiến hành mở rộng ra thị trường Miền Nam. Hiện nay

Công ty có một văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh nhưng chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ thi công các công trình quốc phòng của Công ty được giao trong khu vực Miền Nam chứ chưa chủ động đi mở rộng hoạt động trong lĩnh vực thị trường không truyền thống. Trong khi đó thị trường xây dựng ở miền Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ. Công ty cần tận dụng cơ hội này để mở rộng sang các hoạt động tư vấn xây dựng khác như giao thông, xây dựng công trình thủy lợi…..

3.2.2. Đa dạng hóa nguồn vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh

Như đã nêu ở chương 2, vốn của Công ty được hình thành từ hai nguồn chính: vốn đầu tư từ Nhà nước và vốn Công ty tự huy động. Với tình hình vốn của Công ty chủ yếu là vốn do Nhà nước cấp như đã phân tích, những bất cập về cơ cấu, định hướng, chính sách huy động vốn, về thực tế sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn… Do đó để có được giải pháp đồng bộ về vấn đề tạo vốn cho hoạt động kinh doanh ở Công ty cần thiết phải có quan niệm đúng đắn và trách nhiệm quản lí vốn. Các giải pháp về vốn cần phải hướng vào các nội dung:

động của Công ty chủ yếu lấy từ lợi nhuận kinh doanh để lại qua các năm nên lượng vốn này bổ sung qua mỗi năm không nhiều.Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn khác nhau như: thu hút sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân dưới hình thức góp vốn liên doanh, liên kết. Công ty cũng có thể huy động vốn từ chính nhân viên trong Công ty bằng cách trả lãi cao hơn lãi suất tiền gửi nhưng thấp hơn lãi suất tiền vay của ngân hàng. Việc làm này vừa tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi từ nhân viên trong Công ty, vừa mang lại lợi ích cho chính Công ty và bản thân người cho vay.

Chính vì vậy việc lập kế hoạch sử dụng và huy động vốn nhất thiết phải dựa vào sự phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước làm cơ sở, cùng với dự định về sản xuất kinh doanh của Công ty trong kỳ kế hoạch và ngân sách dự kiến về biến động của chính mình làm sao cho hiệu quả hơn.

Về cơ chế quản lí vốn: Công ty cần đồng nhất mục đích sử dụng vốn trong

Công ty, không tách rời vốn cho sản xuất quốc phòng và vốn cho sản xuất kinh tế. Vì trong quá trình sử dụng vốn, Công ty không thể để vốn cho sản xuất quốc phòng nằm yên trong khi vốn cho sản xuất kinh tế đang thiếu. Làm như vậy sẽ tăng thêm nguồn thu cho ngân sách và tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Mục tiêu bắt buộc của Công ty là phải bảo toàn và tăng trưởng vốn cả về số lượng và chất lượng.

Vấn đề sử dụng vốn: Công ty cần ưu tiên sử dụng vốn kinh doanh cho

nhiệm vụ sản xuất quốc phòng và coi đây như là một nhiệm vụ bắt buộc. Trong sản xuất kinh tế Công ty vẫn phải tập trung cho các lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn của mình là tư vấn và thiết kế công trình xây dựng hàng không, tránh đầu tư dàn trải, sử dụng vốn vào các lĩnh vực khi chưa nghiên cứu kĩ về tính hiệu quả của nó. Các giải pháp kinh doanh phải trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi, đặc biệt là các phương thức thanh toán hợp đồng kinh tế phải hết sức chặt chẽ và sử dụng một cách nghiêm túc. Nguồn vốn Công ty huy động phải được sử dụng đúng mục đích kinh doanh, tránh tình trạng chiếm dụng vốn của cá nhân hay tổ chức.

Vấn đề vòng quay của vốn lưu động: như chúng ta đã biết với một số vốn

không tăng nhưng có thể tăng được doanh số hoạt động từ đó tạo điều kiện tăng lợi nhuận nếu như doanh nghiệp đó tăng được số vòng quay của vốn lưu động, xuất phát từ công thức ta có:

Tổng số doanh thu thuần = Vốn lưu động

bình quân x

Số vòng quay vốn lưu động

Như vậy trong điều kiện vốn không đổi, nếu tăng được số vòng quay của vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không ADCC (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w