Các biện pháp quản lý QTDH môn tiếngAnh hệ VLVH tạ

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội (Trang 70)

ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

Theo từ điển tiếng Việt “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”. Như vậy, ta có thể hiểu biện pháp quản lý QTDH là cách làm, cách giải quyết các vấn đề đặt ra trong công tác quản lý QTDH.

Trong thực tế quản lý, không có biện pháp nào là vạn năng, các nhà quản lý thường sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể, ở mỗi biện pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó các biện pháp quản lý đào tạo cần được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ, điều này giúp cho các nhà quản lýGD phát huy được sức mạnh tổng hợp của các biện pháp, thực thi tốt nhiệm vụ, công việc mình đảm nhận.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1, việc phân tích thực trạng công tác quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh hệ VLVH được khảo sát ở chương 2, tác giả xin đề xuất một số biện pháp sau:

3.2.1. Thống nhất quy trình quản lý QTDH môn tiếng Anh trên cơ sở phân công, phân cấp hợp lý

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Thống nhất giữa các khoa và xác định các bước tiến hành trong công tác quản lý QTDH môn tiếng Anh.

Phân công đơn vị thay thế BMTNN và xây dựng cơ chế phối hợp quản lý QTDH môn tiếng Anh giữa các bộ phận được giao trách nhiệm quản lý.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Cán bộ quản lý đào tạo và GV của các khoa bàn bạc, thống nhất qui trình quản lý QTDH môn tiếng Anh để thống nhất về mặt quản lý QTDH môn tiếng Anh.

Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý môn học giữa các khoa trong Trường, xem xét, đề xuất đơn vị thay thế BMTNN.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

Dựa trên các quy trình đang được các khoa thực hiện, lấy ý kiến của GV, SV, cán bộ quản lý của các khoa để thống nhất một quy trình chung.

Dựa vào nội dung công việc của công tác quản lý QTDH môn tiếng Anh để phân công trách nhiệm giữa khoa và đơn vị phối hợp quản lý chuyên môn, xây dựng cơ chế phối hợp giữa cán bộ cấp trường (phòng đào tạo, Ban Thanh tra) và cán bộ cấp khoa (các khoa và đơn vị phối hợp quản lý chuyên môn) và giữa các khoa với nhau.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải có sự thống nhất từ lãnh đạo nhà trường, các khoa và các bộ phận chuyên trách trong việc bổ sung, thiết lập một quy trình quản lý mới.

Cán bộ quản lý, GV cần tham gia tích cực trong việc bổ sung và hoàn thiện quy trình chung.

Việc phân cấp trách nhiệm và xây dựng cơ chế phối hợp phải được làm rõ các nội dung công việc, cách thức tiến hành và bộ phận thực hiện đảm bảo công việc được thực hiện khoa học, hiệu quả, không chồng chéo.

Cần tăng cường nhận thức của đội ngũ các cán bộ quản lý và GV về tính tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu và ứng dụng các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật sẵn có để nâng cao hiệu quả công việc.

Cán bộ quản lý, GV cần nắm rõ và thực hiện đúng quy trình. Trong quá trình thực hiện qui trình cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị có liên quan.

3.2.1.5. Kết quả cần đạt được

Cán bộ quản lý và GV nhận thức được tầm quan trọng của việc hoàn thiện quy trình và xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các đơn vị tham gia

việc cần thực hiện nhằm bổ sung, hoàn thiện quy trình quản lý một cách khoa học để trở thành công cụ hữu ích trong công tác quản lý QTDH môn tiếng Anh hệ VLVH.

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)