2.1.4.1. Bộ môn tiếng nước ngoài, Trường ĐHKHXH&NV
Trước năm 2009, Bộ môn Tiếng nước ngoài (BMTNN) là đơn vị phối hợp với các khoa để quản lý và giảng dạy môn học ngoại ngữ của các hệ đào tạo trong Trường. BMTNN được thành lập từ năm 1958 với nhiệm vụ đào tạo ngoại ngữ không chuyên cho các khoa, bộ môn trong trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau 20 năm, BMTNN phát triển thành Khoa Tiếng nước ngoài đào tạo cử nhân ngoại ngữ các ngành Anh văn, Pháp Văn, Nga văn và Trung văn. Đến năm 1993, khi ĐHQGHN được thành lập thì Khoa Tiếng nước ngoài được tách ra làm hai đơn vị là BMTNN thuộc Trường ĐHKHXH&NV và Bộ môn Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đến năm 2009, theo chủ trương của ĐHQGHN về đào tạo ngoại ngữ không chuyên cho các Trường Đại học trực thuộc, BMTNN bị giải thể, các cán bộ, GV được chuyển công tác về Khoa Tiếng Anh -Trường ĐH Ngoại ngữ để thực hiện “nhiệm vụ chiến lược” giảng dạy cho SV trong ĐHQGHN.
2.1.4.2. Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN
Khoa tiếng Anh được thành lập theo Quyết định số 672 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ ký ngày 22 tháng 7 năm 2009 trên cơ sở sáp nhập 4 đơn vị là BMTNN, Trường ĐHKHXH&NV (1995 – 2009); Bộ môn Ngoại ngữ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (1995 – 2009). Tiền thân của 2 bộ môn trên là Bộ môn Ngoại ngữ, Đại học Tổng hợp Hà Nội, thành lập từ năm 1958; đến năm 1978 phát triển thành Khoa Tiếng nước ngoài, Đại học Tổng hợp Hà Nội; Khoa Ngoại ngữ Chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại ngữ (2002 – 2009); và Tổ Ngoại ngữ 2, Trường Đại học Ngoại ngữ.
Hiện nay, Khoa Tiếng Anh có những chức năng hoạt động sau:
- Bồi dưỡng tiếng Anh cho đội ngũ CBVC, sinh viên ĐHQGHN theo nhu cầu.
- Tham gia công tác đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực chuyên môn tại các Khoa về Anh ngữ của Nhà trường.
- Tiến hành nghiên cứu ở lĩnh vực khoa học giảng dạy và sử dụng tiếng Anh trong các ngành, chuyên ngành.
Khoa được Trường Đại học Ngoại ngữ giao cho thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Giảng dạy tiếng Anh không chuyên ở các chương trình chuẩn, chương trình chất lượng cao, chương trình đạt chuẩn quốc tế, cử nhân tài năng ở bậc đào tạo đại học và sau đại học trong ĐHQGHN.
- Tham gia thực hiện các khoá bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng Anh theo nhu cầu cho đội ngũ CBVC, sinh viên của ĐHQGHN và các cơ quan, đơn vị ngoài ĐHQGHN.
- Tham gia giảng dạy, nghiên cứu và các hoạt động đào tạo khác tại các Khoa Sư phạm tiếng Anh và Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói tiếng Anh.
- Tham gia giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh ở các Khoa khác theo năng lực của cán bộ và điều động của Hiệu trưởng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
Với số lượng cán bộ dưới tuổi 30 chiếm hơn 70% tổng số cán bộ của Khoa và với năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và cống hiến của tuổi trẻ, họ đã trở thành lực lượng chủ chốt, đi đầu trong mọi nhiệm vụ của Khoa. (Nguồn:http://ulis.vnu.edu.vn)
Như vậy, kể từ khi thành lập, Khoa tiếng Anh – Trường ĐHNN chưa được giao nhiệm vụ quản lý chuyên môn môn học ngoại ngữ cho hệ VLVH
của các trường Đại học thành viên trong đó có Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
2.1.4.3. Trung tâm Ngoại ngữ và Hợp tác Đào tạo, Trường ĐHKHXH&NV
Trung tâm Ngoại ngữ và Hợp tác Đào tạo (Trung tâm NN&HTĐT), Trường ĐHKHXH&NV trước đây là Trung tâm Ngoại ngữ thuộc BMTNN Trường ĐH KHXH&NV (Quyết định số 11566/GDTX ngày 31/12/1997 Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 30/TC ngày 7/1/1998 của Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV). Đến năm 2003, Trung tâm trở thành đơn vị độc lập, trực thuộc Trường ĐH KHXH&NV (Quyết định số 1041 QĐ/XHNV-TC của Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV). Đến năm 2006, Trung tâm Ngoại ngữ được sáp nhập với Chương trình Du học và đến nay được đổi tên thành Trung tâm Ngoại ngữ và Hợp tác Đào tạo (Quyết định số 971 QĐ/XHNV-TC, ngày 28/04/2011 của Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV).
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm NN&HTĐT luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Trung tâm đã nhận được nhiều bằng khen của Trường ĐH KHXH&NV, của Tổng cục Du lịch. Trung tâm có các chức năng hoạt động sau:
- Đào tạo ngoại ngữ cho hệ đại học của Trường: Quản lý, điều hành việc giảng dạy các môn ngoại ngữ chuyên ngành cho các khoa trong Trường.
- Các hoạt động về đào tạo ngoại ngữ khác: Trung tâm có trách nhiệm hỗ trợ công tác đào tạo ngoại ngữ của Nhà trường thông qua việc:
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ trường ĐHKHXH&NV.
- Tổ chức các lớp ngoại ngữ hỗ trợ cho SV theo yêu cầu của Nhà trường. - Tổ chức các lớp ngoại ngữ (cơ bản và chuyên ngành; cơ sở và nâng cao….) cho các đối tượng có nhu cầu.
- Tổ chức thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ cơ sở và chuyên ngành (trình độ A-B- C; trình độ sau C….). Chứng chỉ ngoại ngữ do Trường cấp.
(Nguồn: Chức năng hoạt động Trung tâm NN&HTĐT, Trường ĐHKHXH&NV)
2.2. Thực trạng dạy học môn tiếngAnh hệ VLVH tại Trƣờng
2.2.1. Thực trạng về đội ngũ GV tiếng Anh hệ VLVH
2.2.1.1. Thực trạng công tác tuyển dụng GV tiếng Anh hệ VLVH
Trước năm 2009, BMTNN chịu trách nhiệm về tuyển dụng GV ngoại ngữ. Do việc tuyển dụng GV cơ hữu gặp khó khăn (chỉ tiêu tuyển dụng ít, tiêu chí tuyển dụng ở mức cao so với mức yêu cầu chung đối với GV tiếng Anh hiện nay (GV phải tốt nghiệp đại học loại giỏi và có bằng thạc sỹ tiếng Anh trở lên). Vì vậy số lượng GV cộng tác viên chiếm gần 2/3 số lượng GV cơ hữu (30/tổng số 47 GV). Đa phần các GV – cộng tác viên được tuyển dụng từ nguồn, bạn bè của các GV trong Bộ môn tiếng nước ngoài. Việc tuyển dụng thường diễn ra sát với thời điểm bắt đầu giảng dạy nên GV chưa được tập huấn thêm về chuyên môn cũng như phương pháp dạy học bậc đại học cũng phải bố trí cho giảng dạy.
Từ năm 2009 đến nay, việc tuyển dụng GV phần lớn do các khoa đảm nhiệm. Các GV tiếng Anh đa phần được mời là những GV đã từng tham gia giảng dạy. Trong trường hợp cần thêm GV thì giáo vụ khoa thường nhờ các GV đã tham gia giảng dạy giới thiệu cho. Một số Khoa (như Khoa Du lịch học, Khoa Báo chí – Truyền thông) đã mời Trung tâm NN&HTĐT phối hợp thực hiện công tác này. Đây cũng là một cách làm sáng tạo trong khi chưa có đơn vị thay thế cho BMTNN.
Từ thực tế trên, công tác tuyển dụng còn hạn chế, ít chặt chẽ, không qua tập huấn nên đôi khi GV chưa thật đáp ứng được những tiêu chí tuyển dụng mà vẫn được bố trí giảng dạy. Nguyên nhân của tình trạng này là do GV
của hệ VLVH đều là các cộng tác viên. Hơn nữa, mức thù lao giảng dạy quá khiêm tốn (35.000 đ/giờ tín chỉ), không có các chính sách đãi ngộ thỏa đáng (như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đào tạo phát triển chuyên môn…) nên GV khó yên tâm làm việc lâu dài và cũng khó thu hút được GV có trình độ cao và phương pháp sư phạm tốt tham gia giảng dạy.
2.2.1.2.Thực trạng trình độ GV môn tiếng Anh hệ VLVH
Trước năm 2009, đội ngũ GV tiếng Anh hệ VLVH do BMTNN phân công giảng dạy. Đội ngũ GV của BMTNN bao gồm 17 GV cơ hữu và hơn 30 GV hợp đồng.
Từ năm 2009 đến nay, đội ngũ GV tiếng Anh hệ VLVH tại Trường Đại học KHXH&NV có 43 GV hợp đồng lao động ngắn hạn với các Khoa. Dưới đây là bảng thống kê trình độ GV tiếng Anh hệ VLVH từ năm 2005 đến nay.
Bảng 2.3: Trình độ GV tiếng Anh hệ VLVH tại Trƣờng
Trình độ đội ngũ GV tiếng Anh hệ VLVH Học vị Tiến sỹ NCS Thạc sỹ Học viên cao học SL % SL % SL % SL % Từ năm 2005 đến năm 2009 1 2% 2 4% 16 34% 28 60% Từ năm 2009 đến nay 0 0% 0 0% 11 26% 32 74%
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Cán bộ và các văn phòng các khoa, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN)
Thực trạng trên chỉ ra rằng trình độ GV tiếng Anh hệ VLVH còn nhiều hạn chế. Phần lớn số lượng GV đang theo học cao học chiếm 74%. Vì vậy, đa số là GV trẻ về tuổi đời, tuổi nghề. Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của GV đặc biệt là đối với giảng dạy ngoại ngữ chuyên
Để có thể so sánh trình độ của đội ngũ GV tiếng Anh hệ VLHV trước và sau năm 2009 ( khi BMTNN bị giải thể) ta có thể quan sát biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Trình độ GV tiếng Anh hệ VLVH tại Trƣờng từ năm 2005 đến nay
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, số lượng GV có trình độ Tiến sỹ, thạc sỹ có xu hướng giảm trong khi số lượng GV đang học cao học có xu hướng tăng. Vì vậy, để chất lượng dạy học hệ VLVH ngày càng nâng cao, các nhà quản lý cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng đội ngũ GV cùng với các cơ chế, chính sách lao động đối với nhà giáo phù hợp hơn.
2.2.2.Thực trạng chương trình giảng dạy môn tiếng Anh hệ VLVH
Trong những năm qua, Nhà Trường luôn chú trọng đến công tác cải tiến và phát triển các chương trình giảng dạy môn tiếng Anh cho phù hợp với điều kiện phát triển của Nhà Trường và với yêu cầu của xã hội. Hiện nay, qui
định về chuẩn trình độ tiếng Anh đầu ra cho SV hệ VLVH trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN áp dụng tương tự như đối với SV hệ chuẩn chính quy là Chuẩn B1 theo chuẩn khung tham chiếu Châu Âu (ương đương 4.0 IELTS). [5.10]
Bảng 2.4: Chuẩn kiến thức kỹ năng ngoại ngữ trình độ B1
Kỹ năng Yêu cầu về khả năng sử dụng ngôn ngữ
Nghe Nghe hiểu ý chính các thông tin đơn giản trong đời sống xã hội thông thường
Nói Có thể bày tỏ ý kiến một cách đơn giản về các vấn đề văn hóa, xã hội quen thuộc
Đọc Đọc hiểu nội dung chính các tài liệu phổ thông liên quan đến các vấn đề văn hóa, xã hội quen thuộc
Viết Có thể viết các đoạn văn ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc phù hợp với sự hiểu biết của người học.
Với mục tiêu đào tạo trên, chương trình giảng dạy môn học tiếng Anh cho hệ VLVH được áp dụng theo chương trình giảng dạy tiếng Anh hệ chính qui là 14 tín chỉ được chia làm 3 môn học tương ứng với 3 học kỳ. Giáo trình sử dụng trên lớp là giáo trình New English File Elementary, Pre- Intermediate, Intermediate (Student’s Book & Workbook. Oxenden C. & Latham - Koenig C., Oxford: Oxford University Press, 2008.).Ngoài ra, dựa vào chương trình đào tạo của từng ngành học, mà môn tiếng Anh chuyên ngành được giảng dạy.
2.2.3. Những khó khăn của GV khi giảng dạy tiếng Anh hệ VLVH
Để tìm hiểu về những khó khăn của GV khi giảng dạy môn tiếng Anh hệ VLVH, chúng tôi đã lấy ý kiến của 46 GV đã tham gia giảng dạy môn
Bảng 2.5: Một số khó khăn của GV khi giảng dạy tiếng Anh hệ VLVH TT Những khó khăn của GV tiếng Anh hệ VLVH Mức độ Rất khó khăn Khá khó khăn Không khó khăn SL % SL % SL %
1 Số sinh viên trong lớp quá đông 29 58% 8 16% 13 26% 2 Trình độ tiếng Anh của SV không
đồng đều 35 70% 13 26% 2 4%
3 Trang thiết bị nghe/nhìn không đủ 9 18% 11 22% 30 60% 4 Cách bài trí bàn ghế không hợp lý 12 24% 16 32% 22 44%
Các số liệu trên chỉ ra rằng vấn đề khó khăn nhất đối với GV tiếng Anh hệ VLVH là trình độ tiếng Anh của SV không đồng đều (96% GV đã đánh giá ở mức độ rất và khá khó khăn). Mặc dù trước khi tiến hành lớp học, SV đã được kiểm tra đầu vào để xếp lớp. Nhưng do đặc thù của hệ đào tạo VLVH, đối tượng học viên đa dạng thường có cả SV và người đang đi làm với độ tuổi chênh lệch lớn,trình độ học viên không đều, số lượng SV/khoa có hạn, số lớp học có hạn nên những điều này gây ảnh hưởng không tốt cho cả người dạy và người học. Dạy nhanh hoặc mở rộng kiến thức thì SV kém không theo kịp bài giảng, dạy kỹ hoặc bổ sung thêm các kiến thức cơ bản thì SV khá, giỏi mất hứng thú học tập. Hơn nữa, các SV với trình độ đầu vào chênh lệch lớn lại phải thi cùng một bài thi nên càng chịu áp lực lớn và đương nhiên GV cũng phải chịu áp lực không nhỏ. Ngoài ra, do đặc thù ngành khoa học xã hội nên SV thi đầu vào khối C nhiều, không chú trọng học ngoại ngữ ở trung học phổ thông nên kiến thức tiếng Anh cơ bản không vững, thiếu hụt. Khi vào chương trình đại học những SV này khó bắt kịp tốc độ học tập chung, dành không đủ
thời gian cho việc luyện tập, củng cố kiến thức ngoại ngữ ngoài giờ lên lớp, nên năng lực sử dụng ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp rất hạn chế. Các vấn đề thường gặp khác: sĩ số SV trong lớp quá đông thường vượt quá so với qui định của lớp học ngoại ngữ (Theo qui định, số lượng SV/lớp học ngoại ngữ tối đa 25 học viên. Tuy nhiên, trên thực tế có khoa phải xếp lớp có đến 40 học viên. Nếu chia thành 2 lớp thì lại không đủ chi phí vì khi số lượng là 50 SV, khoa mới có thể tổ chức thành 2 lớp học). Tiếp sau khó khăn về trình độ tiếng Anh của SV là khó khăn về số lượng sinh viên trong lớp qua đông, vấn đề về chất lượng trang thiết bị nghe nhìn chưa tốt và cách bài trí bàn ghê chưa hợp lý cũng là khó khăn đối với việc giảng dạy ngoại ngữ của GV.
2.2.4. Thực trạng về khả năng sử dụng tiếng Anh của SV hệ VLVH
Đa số SV có năng lực giao tiếp tiếng Anh yếu, kể cả năng lực sử dụng ngoại ngữ phục vụ cho chuyên ngành, thường không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng khi ra trường.
Cơ sở để đưa ra đánh giá trên được dựa trên kết quả khảo sát 100 cựu SV hệ VLVH các khóa 48, 49 ( các ngành: Văn học, Xã hội học, Thông tin thư viện, Tâm lý học, Triết học) về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc với trình độ tiếng Anh được đào tạo tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
Từ kết quả khảo sát trên, ta thấy chỉ có 36% số SV được hỏi đánh giá trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của công việc (4% đáp ứng tốt, 32% đáp ứng ở mức độ trung bình). Số SV không đáp ứng được và ít đáp ứng được yêu cầu công việc lên đến 64%.
Tóm lại, hoạt động dạy học môn tiếng Anh hệ VLVH tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN về cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu đào tạo. Song chất lượng dạy và học còn nhiều hạn chế như:
Việc tuyển dụng đội ngũ GV còn thiếu chặt chẽ, trình độ GV chưa cao, có xu hướng giảm từ năm 2009 trở lại đây;
Các GV còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy đặc biệt phải giảng dạy trong lớp học quá đông SV, trình độ SV không đồng đều, cách bài trí bàn ghế chưa phù hợp với việc dạy học ngoại ngữ;
SV còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động học tập trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp do thiếu thời gian chuẩn bị bài (do lịch học của hệ VLVH được bố trí liên tục theo hình thức “cuốn chiếu”, hơn nữa do trình độ của SV không đồng đều dẫn đến tâm lý chán nản, giảm động lực học tập của SV trong quá trình học tập. Kết quả là sau khi tốt nghiệp, các cựu SV hệ VLVH của Trường đa phần chưa đáp ứng về yêu cầu trình độ tiếng Anh trong công việc được giao.
Vì những hạn chế trên mà ở phần tiếp theo của chương này, chúng tôi