Trường ĐHKHXH&NV là đơn vị trực thuộc ĐHQGHN. Tổ chức tiền thân của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là Trường Đại học Văn khoa Hà Nội (thành lập theo sắc lệnh số 45 do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10/10/1945), tiếp đó là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (thành lập ngày 05.06.1956). Ngày 10/12/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sau hơn sáu mươi năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN được coi là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn lớn nhất Việt Nam, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản trình độ cao, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN phấn đấu trở thành một trong tâm đào tạo và nghiên cứu đa ngành, chất lượng cao của Việt Nam, từng bước đầu trình độ của các trường đại học tiêu biểu trong khu vực và trên thế giới.
Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN có sứ mệnh thực hiện nhiệm vụ đào tạo các chuyên gia chất lượng cao về KHXH&NV theo danh mục các ngành đào tạo thuộc tất cả các loại hình đào tạo ở các bậc đại học và sau đại học bao gồm:
- Nghiên cứu cơ bản và triển khai ứng dụng trong các lĩnh vực KHXH&NV.
- Làm chuyên viên khoa học trong các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp Nhà nước và các thành phần kinh tế khác.
- Nghiên cứu và triển khai KHXH&NV trong hệ thống chung của ĐHQGHN nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
- Hỗ trợ các trường ĐH&CĐ và liên kết với các ngành, các địa phương trong hoạt động bồi dưỡng, cán bộ, GV và phát huy mạnh mẽ vai trò của một trong những trường đại học đầu ngành của cả nước.
Trải qua nhiều thay đổi, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN hiện nay có 14 khoa, 1 bộ môn trực thuộc, 12 trung tâm nghiên cứu, 10 phòng ban chức năng và Bảo tàng Nhân học với tổng số cán bộ viên chức gồm 486 người. Hiện nay Nhà trường đang thực hiện đào tạo 19 ngành đại học (trong đó có 4 ngành đào tạo chất lượng cao, 1 ngành đào tạo đạt trình độ quốc tế), quy mô đào tạo hàng năm với gần 6000 sinh viên chính quy, hơn 5000 SV hệ VLVH. Bên cạnh đó Nhà trường cũng đào tạo 30 chuyên ngành cao học, 29 chuyên ngành tiến sĩ với gần 2000 học viên cao học và nghiên cứu sinh. Hiện tại, số cán bộ GV có trình độ thạc sĩ trở lên đạt khoảng 80%, trong đó có 133 tiến sĩ/tiến sĩ khoa học và 148 thạc sĩ. Số GV có chức danh giáo sư (07 người) và phó giáo sư (70 người) đạt trên 20%.