Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội (Trang 65)

2.4.2.1. Những hạn chế

Ngoài những ưu điểm nói trên, công tác quản lý QTDH môn học tiếng Anh hệ VLVH Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN còn tồn tại một số hạn chế sau:

Trong công tác quản lý QTDH môn tiếng Anh hệ VLVH, việc chỉ đạo điều chỉnh chương trình giảng dạy không được thực hiện thường xuyên và đồng nhất giữa các khoa.. Việc thực hiện điều chỉnh chương trình chủ yếu dựa trên cảm tính của GV mà chưa có những nghiên cứu khoa học để điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học viên hệ VLVH.

Công tác quản lý triển khai chương trình giảng dạy không ít khó khăn và thường bị thay đổi theo sự thay đổi lịch dạy của GV. Do GV là cộng tác viên nên khi có các công việc của đơn vị chủ quản điều động, bắt buộc GV phải nghỉ dạy tại các lớp học ký hợp đồng cộng tác viên giảng dạy. Hoặc do sự thay đổi lịch học của các môn học khác trong chương trình đào tạo có sự thay đổi (do GV cũng là những GV của Trường hoặc thỉnh giảng, khi có nhiệm vụ đột xuất cũng phải nghỉ dạy). Điều này gây khó khăn cho cán bộ quản lý trong việc tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo đúng lịch trình.

Việc quản lý công tác kiểm tra, đánh giá cũng còn nhiều bất cập. Nhất là trong công tác tổ chức kỳ thi hết môn. Hiện nay, khoa cũng chưa phối hợp để cùng tổ chức kỳ thi hết môn học cho các lớp học cùng trình độ , cùng địa điểm. Mỗi khoa tổ chức theo li ̣ch riêng của mình . Tình trạng này làm lãng phí nhân công và kinh phí tổ chức thi cũng như khó thống nhất về hình thức thi,dạng thức bài thi . Vì cán bộ , thanh tra phải đi thanh tra nhiều đơ ̣t , nhiều lần, GV thì tốn công ra nhiều đề , giáo vụ khoa tốn sức tổ chức thi.

tại. Họat động kiểm tra, giám sát của cán bộ quản lý đào tạo còn thưa thớt, ít thường xuyên nên một số GV còn xem nhẹ công tác này.

Công tác quản lý việc sử dụng các biện pháp giảng dạy của GV cũng còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý hoạt động này. Biện pháp quản lý được thực hiện tốt nhất là cho SV đánh giá các phương pháp giảng dạy của GV.

Công tác quản lý các hoạt động học tập của SV trong và ngoài giờ lên lớp tuy đã được GV cố gắng thực hiện song vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, GV chưa quản lý tốt các hoạt động học tập tiếng Anh của SV trong và ngoài giờ lên lớp.

Việc quản lý các điều kiện phục vụ công tác quản lý và dạy học môn tiếng Anh tuy đã được cố gắng thực hiện song vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: cách bài trí bàn ghế không phù hợp với việc học ngoại ngữ, không có nhiều ngữ liệu dạy học để sử dụng các phương tiện hiện, ít sách ngoại văn dành cho việc tham khảo tài liệu của SV và GV. Chính sách tiền công, thù lao dạy học còn quá khiêm tốn, rất khó khăn thu hút được đội ngũ GV có trình độ, kinh nghiệm giảng dạy.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Do khuyết thiếu đơn vị phối hợp quản lý chuyên môn cho môn học tiếng Anh nên thiếu sự đồng nhất trong quản lý công tác dạy học và kiểm tra, đánh giá giữa các khoa trong trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo môn học cho SV.

Do các văn bản hướng dẫn về việc quản lý QTDH hệ VLVH của ĐHQGHN và Trường ĐHKHXH&NV chưa được tập hợp và ban hành có hệ thống. Quy trình quản lý QTDH môn tiếng Anh hệ VLVH chưa được thống nhất giữa các khoa. Mỗi khoa thực hiện một quy trình riêng. Dẫn đến khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát của cán bộ quản lý cấp trường và ban thanh tra.

Do số lượng SV trong lớp quá đông, do chưa có những qui định cụ thể đối với GV trong việc quản lý quá trình học tập của SV và do SV chưa nhận thức hết tầm quan trọng của môn học đối với công việc sau khi tốt nghiệp hoặc chưa thực sự tích cực, chủ động trong việc học tập tiếng Anh.

Do hạn chế về nguồn kinh phí đào tạo nên các khoa thường gặp khó khăn trong công tác mời giảng và bố trí GV, và Nhà trường chưa thể trang bị các phòng học dành cho việc học ngoại ngữ và các phần mềm hỗ trợ dạy học và quản lý. Một phần cũng do thói quen làm việc, học tập theo phương pháp thủ công, truyền thống của đội ngũ cán bộ quản lý, GV, SV.

Do sự phối hợp giữa các đơn vị đôi khi còn chưa đồng bộ trong kế hoạch nên giữa các đơn vị không nắm được lịch trình công việc của nhau. Cơ chế phối hợp giám sát, kiểm tra các hoạt động đào tạo còn yếu chưa đồng nhất, ít thường xuyên và hiệu quả chưa cao.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, luận văn đã tìm hiểu thực trạng công tác dạy học và quản lý QTDH môn tiếng Anh hệ VLVH tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. Chúng tôi đã cố gắng đưa ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế .Tất cả được thể hiện rõ qua các số liệu khảo sát được trình bày trong chương này.

Qua việc nghiên cứu thực trạng quản lý QTDH môn tiếng Anh hệ VLVH tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, chúng tôi nhận thấy công tác quản lý tuy đã được trú trọng nhưng còn bộc lộ khá nhiều mặt hạn chế. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu để rút ra được một số giải pháp phù hợp và hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh hệ VLVH tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

CHƢƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 3.1. Căn cứ chính và các nguyên tắc lựa chọn biện pháp

3.1.1. Căn cứ chính để xây dựng các biện pháp

Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của thực tiễn về đổi mới giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay;

Căn cứ Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011-2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết số 06/NQ- CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ (Ban hành kèm theo Quyết định số 1666/QD – BGD ĐT ngày 04 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo): Mục tiêu giáo dục thường xuyên: “Phát triển giáo dục thường xuyên tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình, thúc đẩy xây dựng xã hội học tập[...]. Nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên, giúp người học có kiến thức, kĩ năng thiết thực để tăng thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống”;

Căn cứ Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020";

Căn cứ Qui chế đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội;

Căn cứ vào kết quả khảo sát của tác giả luận văn về thực trạng công tác quản lý QTDH môn tiếng Anh hệ VLVH tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

3.1.2. Các nguyên tắc xây dựng các biện pháp

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Các biện pháp đưa ra đều phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng quản lý QTDH môn tiếng Anh hệ VLVH tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Cụ thể là đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm tăng tính chủ động, tích cực của người học.

3.1.2.2. Nguyên tắc phù hợp, khả thi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các biện pháp quản quản lý QTDH môn tiếng Anh hệ VLVH được đề xuất có tính đến các điều kiện, hoàn cảnh, môi trường khách quan, chủ quan của tại Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN ở thời điểm hiện tại và những năm tiếp theo cũng như khả năng áp dụng chúng trong thực tiễn của Trường. Thông qua khảo sát ý kiến của các đối tượng liên quan, các biện pháp chưa có điều kiện thực hiện sẽ được xếp thứ hạng ưu tiên thấp hoặc bị loại bỏ nhường vị trí ưu tiên cho các biện pháp có tính khả thi cao hơn, dễ thực hiện đồng thời đem lại hiệu quả cao nhất.

3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp quản lý QTDH môn tiếng Anh hệ VLVH được đề xuất đều dựa trên những biện pháp đang thực hiện để từ đó phát triển lên thành những biện pháp mới. Chúng ta cần phân tích kỹ lưỡng những biện pháp hiện tại xem chúng có những ưu, nhược điểm gì để từ đó tìm ra những giải pháp mới hay hơn, hiệu quả hơn giúp cho việc quản lý QTDH môn tiếng Anh hệ VLVH hiệu quả hơn.

3.2. Các biện pháp quản lý QTDH môn tiếng Anh hệ VLVH tại Trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

Theo từ điển tiếng Việt “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”. Như vậy, ta có thể hiểu biện pháp quản lý QTDH là cách làm, cách giải quyết các vấn đề đặt ra trong công tác quản lý QTDH.

Trong thực tế quản lý, không có biện pháp nào là vạn năng, các nhà quản lý thường sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể, ở mỗi biện pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó các biện pháp quản lý đào tạo cần được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ, điều này giúp cho các nhà quản lýGD phát huy được sức mạnh tổng hợp của các biện pháp, thực thi tốt nhiệm vụ, công việc mình đảm nhận.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1, việc phân tích thực trạng công tác quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh hệ VLVH được khảo sát ở chương 2, tác giả xin đề xuất một số biện pháp sau:

3.2.1. Thống nhất quy trình quản lý QTDH môn tiếng Anh trên cơ sở phân công, phân cấp hợp lý

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Thống nhất giữa các khoa và xác định các bước tiến hành trong công tác quản lý QTDH môn tiếng Anh.

Phân công đơn vị thay thế BMTNN và xây dựng cơ chế phối hợp quản lý QTDH môn tiếng Anh giữa các bộ phận được giao trách nhiệm quản lý.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Cán bộ quản lý đào tạo và GV của các khoa bàn bạc, thống nhất qui trình quản lý QTDH môn tiếng Anh để thống nhất về mặt quản lý QTDH môn tiếng Anh.

Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý môn học giữa các khoa trong Trường, xem xét, đề xuất đơn vị thay thế BMTNN.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

Dựa trên các quy trình đang được các khoa thực hiện, lấy ý kiến của GV, SV, cán bộ quản lý của các khoa để thống nhất một quy trình chung.

Dựa vào nội dung công việc của công tác quản lý QTDH môn tiếng Anh để phân công trách nhiệm giữa khoa và đơn vị phối hợp quản lý chuyên môn, xây dựng cơ chế phối hợp giữa cán bộ cấp trường (phòng đào tạo, Ban Thanh tra) và cán bộ cấp khoa (các khoa và đơn vị phối hợp quản lý chuyên môn) và giữa các khoa với nhau.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải có sự thống nhất từ lãnh đạo nhà trường, các khoa và các bộ phận chuyên trách trong việc bổ sung, thiết lập một quy trình quản lý mới.

Cán bộ quản lý, GV cần tham gia tích cực trong việc bổ sung và hoàn thiện quy trình chung.

Việc phân cấp trách nhiệm và xây dựng cơ chế phối hợp phải được làm rõ các nội dung công việc, cách thức tiến hành và bộ phận thực hiện đảm bảo công việc được thực hiện khoa học, hiệu quả, không chồng chéo.

Cần tăng cường nhận thức của đội ngũ các cán bộ quản lý và GV về tính tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu và ứng dụng các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật sẵn có để nâng cao hiệu quả công việc.

Cán bộ quản lý, GV cần nắm rõ và thực hiện đúng quy trình. Trong quá trình thực hiện qui trình cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị có liên quan.

3.2.1.5. Kết quả cần đạt được

Cán bộ quản lý và GV nhận thức được tầm quan trọng của việc hoàn thiện quy trình và xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các đơn vị tham gia

việc cần thực hiện nhằm bổ sung, hoàn thiện quy trình quản lý một cách khoa học để trở thành công cụ hữu ích trong công tác quản lý QTDH môn tiếng Anh hệ VLVH.

3.2.2. Đổi mới phương pháp quản lý và dạy học môn tiếng Anh phù hợp với đặc điểm hệ VLVH đặc điểm hệ VLVH

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới phương pháp dạy học luôn kèm theo đổi mới nội dung, giáo trình, cách thức giảng dạy và học tập dựa trên những ưu điểm của dạy học truyền thống và vận dụng mô hình đào tạo tiếng Anh kết hợp giữa dạy học trự tuyến và dạy học truyền thống nhằm hạn chế và chung hòa được nhược điểm của mỗi phương pháp đào tạo, đồng thời tương thích với mục tiêu đào tạo của môn học và đặc điểm của hệ VLVH.

Đổi mới phương pháp dạy và học thường kết hợp với đổi mới phương pháp quản lý QTDH nhằm nâng cao hiệu quả quản lý góp phần nâng cao chất lượng dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Đổi mới phương pháp quản lý và dạy học môn tiếng Anh nhằm tạo tận dụng tối đa khả năng tự học cũng như tham gia việc học trong các lớp học đào tạo theo phương pháp mặt giáp mặt truyền thống một cách chủ động, hứng thú.

Các nhà quản lý và GV có thể nghiên cứu vận dụng mô hình đào tạo tiếng Anh trực tuyến kết hợp với những lớp học truyền thống nhằm chung hoà các phương pháp dạy học, giảm thiểu những nhược điểm của mỗi phương pháp dạy học và quản lý QTDH.

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

Tổ chức, bồi dưỡng, hướng dẫn SV, GV và cán bộ quản lý sử dụng các phương pháp dạy học mới mẻ và hiện đại đồng thời phù hợp với các điều kiện đào tạo của hệ VLVH.

Có chính sách cụ thể về thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích GV trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

Tổ chức các buổi hội thảo về phương pháp dạy học ngoại ngữ nhằm cải tiến chất lượng dạy học của môn học. Có thể giao cho các chuyên gia đào tạo tiếng Anh tiến hành khảo sát, tìm kiếm chương trình đào tạo trực tuyến có nội dung, chương trình đào tạo tương thích và bổ trợ cho chương trình đào tạo môn tiếng Anh đang thực hiện và phù hợp với điều kiện tài chính của Trường. Tổ chức lấy ý kiến đánh giá của SV và cán bộ quản lý chuyên môn về việc sử dụng các phương pháp giảng dạy của GV.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cán bộ quản lý, GV, SV cần nhận biết được vai trò của đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập là một trong những điều kiện quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh.

Nhà trường cần cho tiến hành nghiên cứu kỹ và trang bị phần mềm dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện tài chính và mục tiêu, nội dung đào tạo tiếng Anh hệ VLVH.

Đội ngũ GV là những người trực tiếp quyết định việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Nên họ cần tích cực, chủ động trau dồi, cập nhật kiến thức, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại.

3.2.2.5. Kết quả cần đạt được

Cán bộ quản lý nhận biết rõ được những lợi ích và triển khai đổi mới phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh cho

GV và SV nắm được các kỹ năng sử dụng được phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm hệ VLVH.

3.2.3. Nâng cao các điều kiện phục vụ công tác quản lý và dạy học môn tiếng Anh tiếng Anh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao các điều kiện phục vụ công tác quản lý và dạy học môn tiếng

Một phần của tài liệu Quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội (Trang 65)