Trong hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (Trang 66 - 67)

Muốn chuyển tớ

3.1.3.Trong hợp tác quốc tế

Với mục tiêu kiểm soát các dòng di cư quốc tế, ngăn chặn nạn di cư bất hợp pháp và tệ nạn buôn người đồng thời tối đa hóa lợi ích mà hoạt động di cư mang lại cũng bảo vệ quyền lợi của người di cư, vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực di cư đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Nếu như trước đây, kiểm soát hoạt động di cư dường như chỉ là mối quan tâm của các quốc gia với việc hoạch định và thực thi chính sách di cư, nhập cư thì hiện nay hợp tác quốc tế đã mở rộng trên cả ba cấp độ là song phương, khu vực và toàn cầu.

Ở cấp song phương, những thỏa thuận song phương về di cư quốc tế là một phương thức hữu hiệu giải quyết vấn đề vốn có ảnh hưởng đến hai quốc gia. Những thỏa thuận song phương này phải tôn trọng những quy chuẩn chung và bảo vệ quyền lợi của người di cư. Những mảng truyền thống mà các nước hợp tác trong vấn đề di cư quốc tế ở cấp song phương, đòi hỏi sự phối hợp đặc biệt giữa nước nguồn và nước đích là vấn đề nhập cảnh, cư trú, quyền lợi, bảo vệ và quy chế hồi hương đối với người di cư bất hợp pháp. Vài năm trở lại đây, sự phát triển của hoạt động xuất khẩu lao động từ các nước Đông Nam Á đi liền với những thỏa thuận cấp chính phủ. Trong khi đó, một trong những phương án hợp tác song phương mà Nhật Bản sử dụng nhằm ngăn chặn người di cư là tăng vốn viện trợ ODA cho các nước châu Á giúp họ phát triển kinh tế và thị trường lao động. Ở châu Âu, Ý ký hiệp định cung cấp “quota” cho người nhập cư từ những nước ở Địa Trung Hải nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp. Nhưng khi những hiệp định này bị vi phạm, như trường hợp của Ma-rốc, Ý đã đáp lại bằng cách giảm “quota” người nhập cư đến từ Ma-rốc xuống. Tây Ban Nha cũng có một hiệp định gần tương tự với Ma-rốc và số người di cư từ Ma-rốc sang Tây Ban Nha đã tăng đáng kể trong năm 2005, đồng thời hai nước này còn phối hợp tuần tra trên biển tại eo Gibralta.

Nhưng, khi hành trình của người di cư kéo dài qua nhiều nước thì cần có sự phối hợp ở cấp độ khu vực, hay giữa những nước có liên quan. Nhiều nước nhập cư hiện nay muốn đẩy sức ép về quản lý người di cư quốc tế cho nước thứ ba (những nước quá cảnh), nhưng rõ ràng là thiếu sự hợp tác thì hiệu quả rất thấp. Trong

những năm gần đây, có một sự phổ biến những kiến thức ban đầu về cái gọi là “tiến trình tư vấn khu vực”. Mặc dù những tiến trình này rất khác nhau nhưng đều bao hàm mạng lưới các nhà nước, hợp tác trên nền tảng cơ sở chung để xây dựng lòng tin và đồng thuận cũng như trao đổi thông tin, ý kiến, kinh nghiệm về quản lý di cư quốc tế. Có những hội nghị tầm khu vực đã được diễn ra, ví dụ như “Tiến trình Manila và đối thoại Châu Á – Thái Bình Dương” (Manila Process and the Asia Pacific Consultation), được tổ chức nhằm phối hợp bước đầu trong việc kiểm soát người di cư trái phép. Những cuộc hội thảo kết thúc với những tuyên bố như Tuyên bố Bangkok và Tuyên bố Bali, đưa ra những cách tiếp cận đa phương với vấn đề quản lý người di cư.[22, pg. 12] Nhưng những tuyên bố này chưa thu lại được nhiều kết quả. Hiện nay cũng đã có những cuộc đối thoại đa phương như các nước ở khu vực Địa Trung Hải, các nước ở Tiểu Vùng sông Mê-kông (Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, My-an-ma, Cam-pu-chia) trong việc thúc đẩy hợp tác phòng chống tội phạm buôn người với những biên bản ghi nhớ được ký kết. Ở châu Âu, vì EU là điểm đến ưa thích của người di cư bất hợp pháp nên EU đã thông qua những thỏa

thuận như Hiệp ước Amsterdam5

, Hiệp ước Tampere6

nhằm vạch định và thực hiện

Một phần của tài liệu Vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (Trang 66 - 67)