Một số đặc điểm nổi bật của hiện tƣợng di cƣ quốc tế

Một phần của tài liệu Vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (Trang 50 - 56)

Muốn chuyển tớ

2.3.Một số đặc điểm nổi bật của hiện tƣợng di cƣ quốc tế

Di cư bất hợp pháp và nạn buôn người: Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của số lượng người di cư quốc tế, số người di cư bất hợp pháp và số người bị buôn bán cũng tăng lên. Con số người di cư đã khó ước đoán thì số người di cư trái phép luôn dao động và gần như không thể ước tính chính xác. Người di cư bất hợp pháp thường xuất phát từ những nền kinh tế yếu kém, không có trình độ học vấn hoặc chuyên môn đáng kể. Chính các biện pháp thắt chặt số lượng người nhập cư hợp pháp đã làm cho nạn di cư bất hợp pháp ngày càng trở thành một vấn đề nhạy cảm, phức tạp và khó khắc phục mà cộng đồng thế giới đang phải đối mặt. Cơ hội việc làm đóng vai trò chủ đạo trong việc khuyến khích lao động di cư bất hợp pháp.

Người di cư bất hợp pháp thường sử dụng những lộ trình khác nhau để xâm nhập vào những điểm đến ưa thích là các nước ở khu vực vùng Vịnh, Tây Âu và Bắc Mỹ. Những bờ biển dài rộng của Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Malta, Hoa Kỳ là những lựa chọn ưa thích cho việc xâm nhập vào Châu Âu lục địa và khu vực Bắc Mỹ một cách bất hợp pháp, mặc cho những biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Khả năng thiết lập những cộng đồng người di cư cùng những thành công của họ, đặc biệt là trong thị trường lao động ở những nước nhập cư cũng được cho là nhân tố thúc đẩy hiện tượng di cư bất hợp pháp.

Đối tượng bị buôn bán thường là phụ nữ và trẻ em. Bọn buôn người và những tổ chức đưa người di cư bất hợp pháp thường tìm đến những người thất nghiệp, nghèo khổ, những ai không được bảo vệ bằng an sinh xã hội để thuyết phục, lừa đảo về một cuộc sống và công việc tốt đẹp hơn. “Có khoảng 900 nghìn người bị buôn bán hàng năm với lợi nhuận hàng tỉ USD, bao gồm cả nô lệ lao động và tình dục, phụ nữ và nam giới, cả người lớn và trẻ em. Khoảng 200 nghìn người được đưa tới Mỹ hàng năm. Trong năm 2003, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra bản danh sách 15 quốc gia không nỗ lực trong việc phòng chống nạn buôn người, trong đó có cả những đồng minh của Hoa Kỳ như Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ”[30, pg. 486]. Cũng trong năm 2003, theo một đánh giá của ILO, khoảng 27 triệu người bị cưỡng bức lao động hay làm nô lệ tình dục trên thế giới, một con số cho thấy sự nghiêm trọng của tệ nạn buôn người, trong đó, số người bị buôn bán để làm công nhân cưỡng bức như sau: Châu Á–Thái Bình Dương 1.360.000, các nước công nghiệp 270.000, Mỹ La–tinh và Ca–ri–bê 250.000, Bắc Phi và Trung Đông 230.000, cận Sahara 130.000.[10, tr. 23-24] Số người bị buôn bán ở châu Á ước tính chiếm 1/3 tổng số người bị buôn bán trên toàn cầu, với khoảng 60% người bị buôn bán trong châu Á, số còn lại được đưa đến những vùng khác. Ở Trung Đông, những cuộc buôn bán người diễn ra thường xuyên và với số lượng lớn. Những bản báo cáo về tình trạng di cư trái phép và nạn buôn người xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông quốc tế, báo chí các nước thường đăng bài về tình hình người Ả–rập di cư nhờ những tổ chức buôn người cũng như người từ những khu vực khác được tội phạm đưa đến. 32% tổng số trẻ em bị buôn bán trên toàn thế giới là người châu Phi.

Khoảng 16 triệu trẻ em người châu Phi bị bóc lột, hành hạ như nô lệ. 60% số trẻ em bị buôn bán tới Ý đến từ Nigeria, 29% những trường hợp được phát hiện bị buôn bán tới châu Âu là người châu Phi.[32, pg. 43] Sau khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, khu vực này trở thành mảnh đất màu mỡ của cọn buôn người, là nguôn cung quan trọng phụ nữ và trẻ em cho hoạt động kinh doanh sex ở Tây Âu và Mỹ, ước tính có khoảng 750.000 phụ nữ bị buôn bán đến Mỹ và 300.000 người được đưa đến Tây Âu.[10, tr. 24] Tệ nạn buôn người và đưa người di cư bất hợp pháp đã trở thành vấn nạn đối với an ninh con người trong thế kỷ 21. Người di cư trái phép và nạn nhân của bọn buôn người khiến cảm giác về chế độ nô lệ bỗng quay trở lại trong tâm trí con người.

Đặc điểm về nước “quá cảnh”: Hiện tượng di cư quốc tế ngày nay không chỉ còn là một quá trình đơn thuần có sự tham gia của các bên truyền thống là người di cư, nước di cư mà nước nhập cư vì trong quá trình di chuyển có thể người di cư phải đi qua một vài nước khác. Những người di cư (bất hợp pháp) thường tìm cách xâm nhập vào một nước thứ ba để tìm cơ hội di chuyển đến nơi họ muốn đến. Tại những nước quá cảnh này, người di cư bất hợp pháp có thể làm lao động “chui”, kiếm tiền trang trải cho hành trình. Khi không thể khởi hành như dự tính, những người này có thể trở thành người nhập cư ở nước “quá cảnh” này và nước “quá cảnh” trở thành nước nhập cư thực tế. Nếu người nhập cư ở lại nước “quá cảnh” trong một thời gian, nước này vừa phải có những hành động ngăn chặn việc người di cư trái phép sử dụng lãnh thổ làm bàn đạp để tiến vào nước khác, vừa phải giải quyết những rắc rồi mà người di cư trái phép mang lại.

Dù bất cứ nước nào cũng có thể trở thành nước “quá cảnh” nhưng những nước nằm trên đường di cư và gần những điểm đến của người di cư thường dễ trở thành những nước “quá cảnh” hơn. Khu vực Trung Đông, Bắc Phi cùng Ca–ri–bê được coi là điểm quá cảnh hợp lý cho các chuyến di cư trái phép, từ bước đệm đó, tội phạm buôn người và người di cư trái phép chờ đợi cơ hội xâm nhập vào miền đất hứa. Ở Trung Đông, Jordani được coi là nước quá cảnh cho buôn bán phụ nữ từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Israel. Trong khi đó, Li–băng là nước quá cảnh chính cho người Kurd từ

Xi-ri, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Iraq trong những chuyến di cư trái phép sang châu Âu. Đáng chú ý là có một số lượng đáng kể người di cư bất hợp pháp đã và đang sử dụng Ai Cập như một trạm quá cảnh hấp dẫn công nhân Trung Quốc và phụ nữ Đông Âu thâm nhập vào Israel qua sa mạc Sinai. Trong khi đó, những nước ở khu vực Bắc Phi vừa là nơi xuất phát của nhiều người di cư, vừa là điểm “quá cảnh” cho những người di cư đến từ vùng Tiểu Sahara và châu Á. Rõ ràng, những nước quá cảnh đang trở thành điểm nóng của vấn đề di cư quốc tế.

Đặc điểm về những hướng di cư: trong thời gian qua, số luồng di cư nội vùng diễn ra với mật độ dày đặc hơn nhưng chủ yếu đó là những luồng di cư nhỏ. Trong khi đó, số luồng di cư giữa các khu vực địa lý khác nhau tuy có hạn chế hơn về số lượng nhưng lại là những luồng di cư chủ yếu. Tuỳ theo tình hình chung của chính trị, kinh tế các vùng mà hướng và số lượng các cuộc di cư có thể thay đổi. Tuy vậy, trong thời gian 20 năm qua vẫn tồn tại những luồng di cư chính và chúng được dự báo rằng sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong thời gian tới.

Bản đồ 2.1: Những luồng di cư nổi bật những năm đầu thế kỷ XXI

Nguồn: Philip Martin & Jonas Widgren (2002), International Migration: Facing the Challenge

Có thể kể ra đây những luồng di cư lớn là: luồng di cư từ các nước Nam Á và Đông Nam Á sang khu vực Trung Đông (tập trung vào các nước giàu có dầu mỏ ở

Vùng Vịnh); luồng di cư từ các nước ở bờ tây Thái Bình Dương và các nước ở khu vực Mỹ La-tinh sang các nước Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ); những luồng di cư từ các nước ở khu vực Trung Á, Đông Âu, Bắc Phi và Mỹ La tinh sang khu vực Tây Âu.

Bên cạnh những luồng di cư lớn còn có những luồng di cư nhỏ hơn với mật độ dày hơn và số lượng nhiều hơn, thường là những luồng di cư diễn ra trong các châu lục (di cư nội vùng). Những luồng di cư nội vùng nổi bật là: những luồng di cư từ các nước Nam Á và Đông Nam Á sang khu vực Đông Á (tập trung vào Nhật Bản, Đài Loan); luồng di cư từ Nam Á tới Đông Nam Á; luồng di cư từ Bắc Phi sang các nước Tây Á (vùng Trung Cận Đông); luồng di cư trong khu vực các nước Tiểu vùng Sahara, khu vực Nam Phi, khu vực Trung Mỹ và khu vực Nam Mỹ. Những luồng di cư nhỏ liên khu vực cũng tồn tại nhưng với số lượng và mật độ hạn chế hơn, có thể kể ra đây là luồng di cư từ Nam Mỹ đến Đông Á, luồng di cư từ Trung Á sang Đông Âu, luồng di cư từ bán đảo Tiểu Á sang Tây Âu…

Đặc điểm về cơ cấu giới. Đến năm 2005, tổng số người di cư là phụ nữ chiếm gần một nửa số người di cư quốc tế [44], con số này theo dự đoán cho năm 2010 vào khoảng 49%, tức là giữ tỉ lệ ở mức tương đối ổn định. Ở những nước phát triển, số người nhập cư là nữ còn cao hơn số người nhập cư là nam giới nhưng ở những nước đang phát triển thì con số này nhỏ hơn một chút (nữ chiếm 45,5%). Ở những nước vùng Vịnh nói riêng và cả châu Á nói chung, người nhập cư là nữ chỉ chiếm 29% số người nhập cư.

Tuy vậy, vẫn chưa có những sự thừa nhận rộng rãi về vai trò của người phụ nữ di cư thậm chí ngay cả khi họ cũng có thể tận dụng tốt những cơ hội mà di cư đem lại. Những phong tục và giá trị văn hoá ở nhiều nước kém phát triển khiến bình đẳng giới là cái đích còn khá xa vời và phụ nữ còn chịu nhiều hạn chế để có thể phát triển con người hay tham gia vào thị trường lao động; điều đó đã hối thúc phụ nữ tìm cách di cư đến những miền đất bình đẳng hơn. Tuy nhiên, mặc dù đã ra đi và có sự đóng góp đáng kể cho cả gia đình ở quê hương lẫn các cộng đồng ở nước ngoài, những nhu cầu của phụ nữ di cư vẫn bị bỏ qua và không được lưu ý đến. Vi phạm quyền con người đối với phụ nữ bị buôn bán đã được ghi nhận khá nhiều. Các

chính sách hạn chế nhập cư giới hạn các cơ hội di cư an toàn và hợp pháp gây nên sự tuyệt vọng làm cho hàng triệu phụ nữ và em gái phó thác hạnh phúc của họ và trong một số trường hợp chính cuộc sống của họ cho những kẻ buôn bán vô đạo đức, tự xưng là những người tuyển mộ lao động hợp pháp. Ngày nay buôn bán người là thương mại bất hợp pháp lớn thứ ba sau ma tuý và buôn lậu vũ khí.

Nhìn chung, tuy hiện tượng di cư có rất nhiều đặc điểm khác nhau về số lượng, cơ cấu, hành trình… Trong những đặc điểm đó, đặc điểm về sự xuất hiện và tồn tại của những nước quá cảnh là tương đối mới so với đặc điểm của quá trình di cư truyền thống. Tuy vậy, sự phát triển của nạn buôn người cùng hiện tượng di cư bất hợp pháp là đặc điểm nổi bật nhất, được coi là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng quốc tế trong thời gian tới.

Những nguyên nhân cơ bản nhất của di cư quôc tế còn đó, những điều kiện mới lại nảy sinh. Mâu thuẫn kinh tế và sự chênh lệch trình độ phát triển Bắc–Nam ngày càng rộng, người giàu vẫn cứ giàu còn người nghèo không biết bao giờ mới thoát được cảnh khó khăn. Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008–2009 khiến các quốc gia lao đao nhưng số người di cư quốc tế không vì thế mà giảm bớt, thậm chí còn khiến tình hình di cư phức tạp thêm do ai cũng muốn tìm một bến đỗ và công việc ổn định, an toàn. Dân số ở các nước đang phát triển vẫn tăng với tỉ lệ cao, trong khi hầu hết các nước phát triển sẽ phải đối mặt với tình trạng lão hóa dân số ngày càng nghiêm trọng dẫn đến sự thiếu hút nguồn nhân lực cả về chất và lượng đủ để duy trì phát triển. Môi trường trái đất biến động theo hướng tiêu cực, biến đổi khí hậu trở thành vấn nạn trầm trọng: trái đất ấm lên, băng ở hai cực tan, mực nước biển dâng trước hết đe dọa đến đời sống kinh tế–xã hội của các nước ven biển và hải đảo. Chẳng vậy mà Liên hiệp quốc đã ước tính đến năm 2050 sẽ có hàng chục triệu người mất nhà cửa, chỗ ở và tất yếu phải di cư.

Chắc chắn rằng, thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh chỉ là một giai đoạn ngắn trong chu trình di cư trong lịch sử nhân loại. Với tình hình chung cùng xu thể phát triển như vậy, chắc chắn hiện tượng di cư sẽ có nhiều tác động trong quan hệ quốc tế mà sẽ được xem xét kỹ hơn ở phần sau.

Một phần của tài liệu Vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (Trang 50 - 56)