Trên phạm vi thế giớ

Một phần của tài liệu Vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (Trang 38)

Muốn chuyển tớ

2.2.1.Trên phạm vi thế giớ

Không có nhiều chính phủ ép công dân của mình ra đi và quan trọng hơn là không có nước nào bị ép buộc phải tiếp nhận người nhập cư. Sự phát triển của quyền tự do cá nhân và tự do di chuyển giúp con người đang có điều kiện lựa chọn nơi mình sinh sống. Hầu hết các nước trên thế giới đều có chính sách dành cho người di cư nói chung và những nền kinh tế phát triển còn có chính sách nhập cư. Nhìn chung, hiện tượng di cư quốc tế đang diễn ra khá sôi động.

Theo số liệu mới nhất từ IOM và Liên Hợp Quốc, trong năm 2010, ước tính có khoảng 214 triệu người di cư quốc tế, chiếm 3,1% dân số toàn cầu, có thể tạo thành một nước có dân số lớn thứ năm trên thế giới (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và In- đô-nê-xi-a).[62] Từ những con số trên, chúng ta có thể thấy một thực tế là ngày nay, hàng năm có hàng chục triệu người tràn qua biên giới các quốc gia để di cư. Số lượng người di cư quốc tế trong khoảng 20 năm qua rất lớn và gần như không thể ước đoán một cách chính xác. Tuy vậy, qua những cuộc điều tra dân số ở các nước, Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác cho rằng con số 214 triệu người di cư đưa ra ở trên bao gồm tất cả những người ngoại quốc – tức những người đang sinh sống ở bên ngoài đất nước quê hương của họ.

Trong giai đoạn 1990 và 2005, số lượng người di cư đã tăng thêm khoảng 36 triệu người, tương ứng là khoảng 13 triệu người tăng thêm trong giai đoạn 2006– 2010. Tỉ lệ này vẫn đang gia tăng nhanh chóng với tỉ lệ từ 1,4% của giai đoạn 1990–1995 lên 1,9% trong giai đoạn 2000–2004 [43, pg. 33] và 1,12% trong giai đoạn 2006–2010 [44]. Ở những nước phát triển, số lượng người nhập cư tăng thêm hơn 33 triệu người, trong khi con số này ở những nước đang phát triển chỉ khoảng 3 triệu. Hệ quả của sự chênh lệch tỉ lệ gia tăng đó là: 61% số di cư quốc tế tìm đến những nước phát triển. Một mình châu Âu chiếm 34%, Bắc Mỹ chiếm 23% và châu Á chiếm 28%. Số người nhập cư vào các nước thuộc châu Phi chỉ chiếm 9% và khu vực Mỹ La tinh - Ca–ri–bê chỉ chiếm 4%. Sự chênh lệch trong tỉ lệ di cư đến các khu vực thể hiện rõ ràng sự khác biệt trong mức độ thu hút người di cư. Châu Âu và Bắc Mỹ chắc chắn là điểm đến hấp dẫn hơn nhiều so với châu Á, châu Phi hay vùng Ca–ri–bê.

Bảng 2.1: Số người nhập cư (ước tính) vào năm 2010 (theo khu vực)

Khu vực Số ngƣời nhập cƣ (triệu ngƣời) Tỉ lệ (%) trong dân số Châu Âu 69,8 9,5 Châu Á 61,3 1,5

Bắc Mỹ 50,0 14,2

Mỹ La-tinh 7,5 1,3

Châu Phi 19,3 1,9

Châu Đại dương 6,0 16,8

Nguồn: United Nations (2008), Trends in Migrant Stock: The 2008 Revision.

Cụ thể hiện nay, 75% số người nhập cư sống tại 28 nước khác nhau trên thế giới. Những nước/vùng lãnh thổ phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Đức… hoặc có tiềm năng phát triển to lớn Liên bang Nga, Ấn Độ, Ả rập Xê út là những điểm đến ưa thích đối với người di cư. Những nước này có từ 5 triệu người nhập cư trở lên (số liệu ước tính đến giữa năm 2005) và trong năm 2005 cũng đã nhận trên 1 triệu người nhập cư. Nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ phát triển ở châu Âu và (hầu hết là) những nền kinh tế đang phát triển ở các vùng còn lại tiếp nhận số người nhập cư ít hơn, trong khoảng từ 500 nghìn đến 5 triệu người. Những vùng kém phát triển và có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (tập trung chủ yếu ở châu Phi) hầu như có số lượng người nhập cư rất thấp (dưới 500 nghìn), thậm chí có nước số người nhập cư vào gần như bằng 0. Hoa Kỳ thu hút được 15% (năm 1990) và 20% (2005) tổng số người di cư trên toàn thế giới, tức là đã tăng thêm khoảng 15 triệu người, dẫn đầu thế giới. Đức và Tây Ban Nha xếp tiếp theo với mức tăng ở mỗi nước khoảng trên 4 triệu người. [43, pg. 28]

Mặc dù người di cư quốc tế chỉ đến một số lượng không đáng kể các nước nhưng cũng chiếm hơn 20% dân số của 41 nước, trong đó 31 nước có dân số nhỏ hơn 1 triệu người. Những nước / khu vực có tỉ lệ người nhập cư so với dân số cao là những nước ở Vùng Vịnh, Hồng-kông, Singapore, Israel, Jordani, Thuỵ Sĩ, Australia và Ả-rập Xê-út – những nước có dân số trên 10 triệu người thì tổng số người nhập cư cũng chiếm ít nhất 1/5 dân số. Điều này chứng tỏ người nhập cư đã và đang tác động một phần đáng kể vào tình hình dân số của nhiều nước. Bảng sau sẽ cho thấy 20 nước có số người nhập cư và tỉ lệ người nhập cư cao nhất trong dân số tại 2 thời điểm.

Bảng 2.2: 20 nước có tổng số người nhập cư cao nhất thế giớ (năm 1990, 2005 và ước tính cho năm 2010)

TT 1990 2005 2010 1990 2005 2010 Nước/ vùng lãnh thổ Tổng số (triệu) Tỉ lệ (%) trong tổng số dân Nước/ vùng lãnh thổ Tổng số (triệu) Tỉ lệ (%) trong tổng số dân Nước/ vùng lãnh thổ Tổng số (triệu)

1 Hoa Kỳ 23,3 15,0 Hoa Kỳ 38,4 20,2 Hoa Kỳ 42,8

2 Liên bang Nga 11,5 7,4 Liên bang Nga 12,1 6,4 Liên bang Nga 12,3 3 Ấn Độ 7,4 4,8 Đức 10,1 5,3 Đức 10,8 4 Ukraina 7,1 4,6 Ukraina 6,8 3,6 Ả–rập Xê–út 7,3 5 Pakistan 6,6 4,2 Pháp 6,5 3,4 Canada 7,2 6 Đức 5,9 3,8 Ả–rập Xê–út 6,4 3,3 Pháp 6,7 7 Pháp 5,9 3,8 Canada 6,1 3,2 Anh 6,5

8 Ả–rập Xê–út 4,7 3,1 Ấn Độ 5,7 3,0 Tây Ban

Nha

6,4

9 Canada 4,3 2,8 Vương quốc

Anh 5,4 2,8

Ấn Độ 5,4

10 Australia 4,0 2,6 Tây Ban Nha 4,8 2,5 Ukraina 5,3

Nguồn: Báo cáo của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (9/2006) và UN (2008): Trends in Migration Stock.

Như vậy, với những điều kiện và tình hình mới, số lượng người di cư quốc tế đã tăng rất nhanh chóng trong vòng 20 năm qua. Tuy nhiên, cùng là hiện tượng di cư nhưng có sự khác biệt rất rõ ở nhóm những nước phát triển năng động và những nước kém phát triển. Trong khi những nước giàu có thuộc “bán cầu bắc” thu hút ngày càng nhiều người di cư thì những nước nghèo ở “bán cầu nam” lại chủ yếu là nguồn của di cư. Xu hướng này được dự đoán rằng sẽ không thay đổi nhiều trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (Trang 38)