Trong quan hệ chính trị

Một phần của tài liệu Vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (Trang 62)

Muốn chuyển tớ

3.1.2. Trong quan hệ chính trị

Bên cạnh những tác động tích cực trong lĩnh vực kinh tế, nhiều cộng đồng xuyên quốc gia còn đóng vai trò quan trọng, làm trung gian thúc đẩy quan hệ chính trị song phương giữa nước nhập cư và quê hương. Trường hợp này đúng với các cộng đồng di cư lâu đời, đã sinh sống ở nước nhập cư trong nhiều thế hệ, đã có được địa vị kinh tế và chính trị tương đối vững chắc, đồng thời không quên hướng

về quê nhà. Trong những cộng đồng này luôn tồn tại các phong trào dân tộc, hoạt động của họ “đại diện cho quyền và lợi ích của toàn dân tộc”.

Trong lòng nước Mỹ ngày nay, nhiều nhóm thiểu số đang đóng vai trò vô cùng quan trọng, có khả năng tác động mạnh mẽ đến chính sách đối ngoại, hướng chính sách của nước Mỹ đi theo chiều có lợi đối với nước nhà thông qua các cuộc vận động hành lang đầy hiệu quả. Ví dụ, những cộng đồng người Mỹ gốc Phi tích cực vận động nhằm tìm kiếm viện trợ cho các nước châu Phi hay như trước kia là tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ đối với nền độc lập của các mảnh đất thuộc địa hay sự chấm dứt của chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai trước kia và viện trợ phát triển ngày nay. Cộng đồng người Hy Lạp ở Mỹ lại tìm kiếm sự ủng hộ cho nước nhà trong tranh chấp vùng biển Aegean, vấn đề đảo Síp. Cộng đồng người Ai–len quan tâm đến tiến trình hòa bình ở Bắc Ai–len. Với ảnh hưởng đang tăng lên trong đời sống chính trị Mỹ, cộng đồng người Ý thúc đẩy hợp tác song phương trong vấn đề phòng chống tội phạm có tổ chức, hòa nhập văn hóa giữa người Ý và người Si–xin hay đấu tranh chống tâm lý phân biệt chủng tộc.

Trong số những cộng đồng thiểu số có ảnh hưởng đến nền chính trị và chính sách đối ngoại của Mỹ, không thể không thể kể đến cộng đồng người Do Thái. Nhiều nhóm lợi ích khác cũng thành công trong việc tác động đến chính sách đối ngoại nhưng không một hoạt động lobby nào tác động được đến chính sách đối ngoại, thuyết phục được người Mỹ rằng lợi ích của Mỹ với nước khác là đồng nhất – trừ người Do Thái. Hoạt động lobby của người Do Thái được thực hiện với 2 chiến lược: gây sức ép lên Washington, đồng thời định hướng công luận về một Israel “đầy tích cực”. Đầu tiên, hoạt động lobby tạo ảnh hưởng tới hoạt động bầu cử và Quốc hội Mỹ.. Ảnh hưởng của lobby được thể hiện từ hoạt động bầu cử, trong đó tiền đóng vai trò then chốt và các tổ chức lobby như American Isreal Public Affairs Committee (AIPAC - Ủy ban người Mỹ gốc Do Thái về các vấn đề cộng đồng) đảm bảo rằng “những người bạn” của tổ chức này sẽ nhận được sự ủng hộ tài chính mạnh mẽ. Ngược lại, những người chống Israel thừa biết rằng AIPAC sẽ làm tất cả để ủng hộ đối thủ của họ. Mặc dù dân Do Thái chiếm không đầy 3% tổng dân số

Mỹ nhưng họ có khả năng tổ chức những chiến dịch tài trợ quy mô lớn dành cho các ứng cử viên. Ngoài ra, họ còn có khả năng tập trung cho hoạt động vận động tranh cử ở những bang chủ chốt như California, Florida, Illinois, New York hay Pennsylvania. Ảnh hưởng của các tổ chức lobby đến đồi Capitol thậm trí còn lớn hơn. Những nghị sĩ người Do Thái luôn tìm cách định hướng hoạt động ngoại giao của Mỹ theo chiều có lợi cho Israel. Những người khác được vận động để cho dù cá nhân họ nghĩ gì thì ủng hộ Israel cũng được coi là một sự lựa chọn khôn ngoan. Những tổ chức lobby, vốn được coi như đại diện của một chính phủ nước ngoài,đã thắt chặt kiểm soát đối với Quốc hội Mỹ. Những cuộc tranh luận mở về chính sách của Mỹ với Israel không diễn ra ở Quốc hội Mỹ khi cơ quan này thường lảng tránh những vấn đề “nhạy cảm”. Thứ hai, hoạt động lobby tác động đến cơ quan hành pháp. Hoạt động lobby được tiến hành nhằm đưa những người thân Israel vào các vị trí quan trọng của cơ quan hành pháp và cũng đảm bảo rằng những người chỉ trích nhà nước Do Thái khó có vị trí trong chính quyền. Jimmy Carter đã từng muốn George Ball đảm nhiệm chức Ngoại trưởng nhưng ông ta biết rằng Ball bị coi là người chỉ trích Israel mạnh mẽ và hoạt động lobby sẽ ngăn chặn ông ta làm việc đó. Trong suốt thời kỳ Tổng thống Clinton cầm quyền, chính sách Trung Đông của Mỹ được định hình bởi những quan chức có quan hệ gần gũi với Israel hoặc các tổ chức thân Israel. Những người này là một trong những cố vấn thân cận của Clinton trong Hội nghị thượng đỉnh trại David vào tháng 7/2000. Mặc dù cả ba bên đều ủng hộ tiến trình hòa bình Oslo và một nhà nước Palestine độc lập nhưng những gì họ đạt được đều là những gì Israel chấp nhận. Đặc biệt, đoàn Mỹ không thể hiện vai trò độc lập mà luôn ủng hộ những kế hoạch của đoàn Israel. Vì thế mà đoàn Palestine phàn nàn rằng họ phải đàm phán với 2 đoàn Israel dù trên bàn đàm phán có 1 cờ Israel, 1 cờ Mỹ. Thứ ba, định hướng dư luận được coi là một trong những thành công trong hoạt động lobby. Wall Street Journal, Chicago Sun Times, The Washington Times được coi là những tờ báo thân Israel nhất. Những tạp chí như

Commentary, the New Republic, the Weekly Standard cũng thường xuyên ủng hộ Israel mạnh mẽ trong các ấn phẩm của mình. Những tin tức liên quan đến Israel được phát trên truyền hình có vẻ như công bằng hơn những bài báo đã bị biên tập,

một phần vì các phóng viên cố gắng khách quan, một phần bởi họ phải đi thực tế tìm hiểu tình hình ở những nơi Israel chiếm đóng. Do vậy, để giảm thiểu nhưng tin bất lợi cho Israel, các tổ chức lobby thân Israel thường kêu gọi tiến hành những hoạt động như viết thư, biểu tình, tẩy chay những cơ quan truyền thông đưa tin chống Israel. Một nhà quản lý của CNN đã từng tiết lộ rằng đôi khi ông ta nhận được khoảng 6.000 email một ngày, tất cả đều có nội dung phàn nàn về tin tức bất lợi cho Israel mà đài này đã phát.[40, pg. 22] Thương tự như vậy, những cuộc biểu tình bên ngoài trụ sợ các đài phát thanh cũng thường diễn ra, kèm theo đó là sức ép từ những người bạn của Israel nằm trong Quốc hội.

Hệ quả của những cuộc vận động hành lang đó là, kể từ cuộc chiến tháng 10/1973, Washington đã viện trợ cho Israel số tiền lớn hơn nhiều so với bất kỳ nước nào khác. Năm 2007, Mỹ và Israel ký hiệp định viện trợ quân sự trị giá 30 tỉ USD cho 10 năm tới, xấp xỉ 500 USD/người Israel.[26] Trong khi nước nhận viện trợ của Mỹ chỉ có thể nhận theo quý nhưng Israel có thể cả gói vào đầu mỗi năm tài chính. Hầu hết các nước nhận viện trợ quân sự phải tiêu số tiền đó ở Mỹ (mua vũ khí của Mỹ) trong khi Israel được phép sử dụng khoảng 25% số tiền đó để bảo trợ ngành công nghiệp quốc phòng của mình. Israel cũng là nước duy nhất không phải giải trình số tiền đó được sử dụng như thế nào nên họ có thể sử dụng tiền viện trợ thực hiện những hoạt động mà ngay cả Mỹ cũng phản đối như xây dựng khu định cư Do Thái ở bờ Tây sông Jordan. Hơn thế nữa, Mỹ nhắm mắt làm ngơ khi Israel sản xuất vũ khí hạt nhân. Washington cũng liên tục ủng hộ Israel trên mặt trận ngoại giao. Từ năm 1982 đến nay, Mỹ đã 32 lần sử dụng quyền phủ quyết đối với các nghị quyết chỉ trích Israel của Hội đồng bảo an, nhiều hơn tổng số lần phủ quyết của tất cả các ủy viên khác cộng lại.[25, pg 3-12] Washington đứng về phía nhà nước Do Thái trong quá trình đàm phán hòa bình Trung Đông.

Như vậy, nhiều cộng đồng di cư được coi là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của quan hệ giữa nước nhập cư và di cư. Một khi đã thiết lập được địa vị xã hội, vai trò của họ trong đời sống chính trị nước nhập cư là không thể phủ nhận. Đó chính là cơ hội để những cộng đồng di cư mang lại lợi ích chính trị cho nước nhà.

Một phần của tài liệu Vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)